Thứ hai 07/10/2024 03:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Đánh giá Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông

15:51 | 02/06/2020

Sáng 2/6, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đã diễn ra Hội nghị khu vực các tỉnh, thành phố phía Nam nhằm đánh giá Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông giai đoạn 2015 – 2020 theo Quyết định số 392/QĐ-TTg.

danh gia chuong trinh phat trien cong nghiep cntt dien tu vien thong
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Trí/TTXVN

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm đánh giá cao những nỗ lực của các tỉnh, thành phố phía Nam đạt được trong triển khai Quyết định số 392/QĐ-TTg, cũng như nhìn nhận những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, qua đó giúp Bộ đúc kết những cơ sở thực tiễn xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh những nội dung cần trao đổi về tình hình triển khai, đóng góp của công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông trong phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương; những khó khăn, hạn chế, tồn tại và các giải pháp tháo gỡ. Các địa phương trong khu vực cần đề xuất những mục tiêu, giải pháp cụ thể phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông trong thời gian tới, đặc biệt là đánh giá vai trò công tác quản lý nhà nước của các Sở Thông tin và Truyền thông trên lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Tuyên cho biết: Thời gian qua, Quyết định 392/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 trên phạm vi cả nước, trong đó có khu vực phía Nam đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Nếu năm 2014, trên cả nước chỉ có 24 địa phương có phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, thì đến năm 2019 đã có trên 40 tỉnh, thành phố có phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông. Trong số đó, có 30 địa phương đạt doanh thu mỗi năm trên 200 tỉ đồng, 7 địa phương có doanh thu trên 20.000 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông giai đoạn 2015 – 2019 tăng bình quân 26,1%/năm, thu hút 1 triệu lao động, nộp ngân sách Nhà nước 53 nghìn tỉ đồng.

danh gia chuong trinh phat trien cong nghiep cntt dien tu vien thong
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Minh Trí/TTXVN

Đặc biệt, từ năm 2015 trở đi, công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đã vươn lên trở thành ngành xuất khẩu lớn của Việt Nam và thế giới. Cả nước thành lập được 4 khu công nghệ thông tin tập trung, trong đó có 3 khu đang hoạt động là: Công viên phần mềm Quang Trung, Công viên phần mềm Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin Cầu Giấy; tỷ lệ lấp đầy đạt 95%. Một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đã xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông một cách bài bản, hệ thống trên cơ sở Quyết định 392/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương tập trung vào việc thu hút FDI, thành lập nhà máy, doanh nghiệp phần cứng, điện tử, viễn thông, nhưng chưa có kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp hoàn chỉnh. Cả nước còn trên 20 địa phương chưa ban hành kế hoạch, đề án, dự án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn, mà lồng ghép các nội dung về phát triển công nghệ thông tin trong các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm. Ngoài ra, một số tồn tại, hạn chế khác như: Có nội dung triển khai nhận được rất ít sự hỗ trợ từ Trung ương trên các lĩnh vực xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Tất cả các dự án thuộc Chương trình đều chưa được phân bổ kinh phí để triển khai, chưa thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của cộng đồng doanh nghiệp…

Trên cơ sở những thành tựu đạt được cũng như đánh giá những khó khăn, tồn tại, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Mục tiêu nhằm xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững; dựa trên những thành tựu mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, làm động lực thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa đất nước. Trong đó, chú trọng phát triển mạnh kinh tế số, chuyển đổi số các hoạt động kinh tế - xã hội, xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia số ổn định và thịnh vượng; phấn đấu đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng về doanh thu gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, duy trì vị trí dẫn đầu các ngành hàng có giá trị hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Về doanh nghiệp, có 50.000 doanh nghiệp công nghệ thông tin, 10 doanh nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh quốc tế với quy mô trên 1 tỷ USD. Đối với công nghiệp phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin, doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ, cung cấp được 90% các loại sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ xây dựng chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh, sản phẩm và dịch vụ an toàn thông tin…

Theo Minh Trí (TTXVN)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Dữ liệu cá nhân không được mua, bán dưới mọi hình thức

    (Xây dựng) - Tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an đề xuất quy định cấm mua, bán dữ liệu cá nhân dưới mọi hình thức. Dữ liệu cá nhân được áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo mật trong quá trình xử lý.

    08:53 | 02/10/2024
  • Viettel công bố chuỗi giải pháp tự động hóa Logistics

    (Xây dựng) - Ngày 1/10, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel công bố Chuỗi giải pháp tự động hoá toàn diện cho ngành Logistics tại Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024.

    21:00 | 01/10/2024
  • Viglacera tham gia sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

    (Xây dựng) - Ngày 30/9, Tổng Công ty Viglacera - CTCP đã tham gia Diễn đàn Công nghệ ngành Xây dựng và tham luận tại sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực để thúc đẩy xã hội phát triển nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức.

    15:54 | 01/10/2024
  • Thủ tướng dự ngày hội đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và kỷ niệm 5 năm thành lập NIC

    (Xây dựng) - Ngày 1/10, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC).

    14:20 | 01/10/2024
  • Đẩy mạnh nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh tại Thái Nguyên

    (Xây dựng) - Ngày 1/10, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức các Sở, ngành, thành phố, huyện tại địa phương.

    10:59 | 01/10/2024
  • Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Sáng 30/9, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, trong khuôn khổ sự kiện Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 (Techconnect and Innovation Vietnam 2024) do Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức, đã diễn ra Diễn đàn công nghệ ngành Xây dựng.

    23:28 | 30/09/2024
  • Quảng Ngãi: Ra mắt ứng dụng di động phục vụ chính quyền và người dân

    (Xây dựng) - Chiều 30/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang đã chủ trì Lễ khai trương và phát động cài đặt, sử dụng ứng dụng di động phục vụ cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Sự kiện đánh dấu cho bước tiến mới trong công tác chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ngãi.

    22:16 | 30/09/2024
  • Xây dựng nền kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    Ngày 26/9, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2024. Việc Việt Nam xếp hạng thứ 44 là minh chứng cho sự phát triển tích cực, góp phần nâng cao uy tín quốc tế, thu hút đầu tư và mở rộng hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.

    08:55 | 30/09/2024
  • Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững -  công cụ quan trọng trong hoạch định phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Vừa qua, tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã diễn ra Hội thảo lấy ý kiến góp ý Bộ tiêu chí đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập “Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng”.

    14:51 | 29/09/2024
  • Hậu Giang: Phổ biến Mô hình thông tin công trình (BIM)

    (Xây dựng) – Sáng 27/9, Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng phối hợp với Sở Xây dựng Hậu Giang tổ chức Hội thảo phổ biến Mô hình thông tin công trình (BIM - Building Information Modeling) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

    17:04 | 27/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load