Thứ tư 17/07/2024 06:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đắk Nông: Sẽ đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp

19:07 | 09/07/2024

(Xây dựng) – UBND tỉnh Đắk Nông quy hoạch 112 mỏ đất làm vật liệu nhưng đến nay chưa mỏ nào được cấp phép. Đứng trước thực trạng thiếu đất đắp nghiêm trọng cho các dự án trên địa bàn, tỉnh này đã triển khai kế hoạch đấu giá quyền khai thác đất làm vật liệu san lấp và đưa ra đấu giá 40 mỏ đất.

Đắk Nông: Sẽ đấu giá 40 mỏ đất làm vật liệu san lấp
Một điểm khai thác đất “lậu” để san lấp các công trình tại huyện Cư Jút.

Theo đó, UBND tỉnh Đắk Nông đang triển khai kế hoạch đấu giá quyền khai thác đất làm vật liệu san lấp và đưa ra đấu giá 40 mỏ. Các mỏ này có tổng trữ lượng tài nguyên dự báo là hơn 31,7 triệu m3, phân bổ tại cả 8 đơn vị hành chính cấp huyện của Đắk Nông.

Cụ thể, huyện Cư Jút có trữ lượng lớn nhất với hơn 12,9 triệu m3. Huyện Đắk Mil có tổng trữ lượng hơn 7,1 triệu m3. Huyện Krông Nô có tổng trữ lượng trên 6,7 triệu m3… Hai địa phương có trữ lượng mỏ thấp nhất là thành phố Gia Nghĩa (hơn 301.000m3) và Đắk Song (hơn 318.000m3).

Toàn tỉnh Đắk Nông được quy hoạch 112 mỏ đất san lấp trên diện tích hơn 1.053ha với trữ lượng hơn 79 triệu m3. Tuy nhiên, đến nay chưa mỏ đất nào được cấp phép, gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến tiến độ thi công các công trình cần nguồn đất đắp trên địa bàn tỉnh, thậm chí nhiều công trình phải tạm dừng thi công do thiếu đất san lấp. Trong 112 mỏ đất quy hoạch, có 51 mỏ nằm trong quy hoạch bô xít với diện tích hơn 503ha và trữ lượng trên 39,4 triệu m3.

Sau khi đấu giá, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ làm các thủ tục để cấp phép khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp.

Ngọc Giang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Cát sông khan hiếm, cát biển lên ngôi?

    (Xây dựng) - Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải đến nay đã xác định nguồn cung ứng với tổng trữ lượng khoảng 63,1 triệu m3/nhu cầu 55,5 triệu m3 cát cho 5 dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, đã đủ kiện khai thác khoảng 36,83 triệu m3, đang hoàn thiện thủ tục cung ứng 26,27 triệu m3. Chưa bao giờ nhu cầu cát của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhiều như vậy. Trước nhu cầu cấp bách và đảm bảo tiến độ hoàn thành các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào cuối năm 2025, Thủ tướng Chính phủ cho phép Sóc Trăng khai thác 5,5 triệu m3 cát biển để thí điểm làm vật liệu xây dựng đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

  • Ưu tiên điều phối cát đắp nền đường cho các dự án cao tốc hoàn thành năm 2025

    Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện yêu cầu các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành giải phóng mặt bằng cho các dự án cao tốc trước ngày 30/6 nhưng đến nay các dự án đều không hoàn thành. Nguyên nhân do tiến độ di dời đường điện cao thế chậm, nguồn cung ứng vật tư thiết bị điện, phụ kiện đường dây cao thế nhập khẩu từ nước ngoài chậm.

  • Bài 2: Nhu cầu tro, xỉ nhà máy nhiệt điện để sử dụng làm vật liệu xây dựng ngày càng tăng

    (Xây dựng) – Báo cáo của Bộ Xây dựng thông tin cho biết, tổng lượng tro, xỉ phát thải từ các nhà máy nhiệt điện trong cả nước ngày càng tăng (năm 2022 tổng lượng tro, xỉ là 15,78 triệu tấn, năm 2023 là 18,07 triệu tấn). Tính đến cuối năm 2023, tổng lượng tro, xỉ nhiệt điện đã tiêu thụ cộng dồn các năm trên cả nước khoảng 83 triệu tấn, chiếm khoảng 66,2% tổng lượng phát thải từ trước đến nay (tăng hơn 10,4% so với thời điểm cuối 2022). Tro, xỉ được sử dụng nhiều nhất trong các lĩnh vực làm vật liệu san lắp, phụ gia khoáng cho xi măng, sau đó là dùng làm phụ gia bê tông cho các công trình thủy lợi, giao thông và công trình xây dựng dân dụng.

  • Hà Tĩnh: Phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 1707/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2024.

  • Bài 1: Những đề xuất, kiến nghị sử dụng vật liệu mới

    (Xây dựng) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa chủ trì làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tại buổi làm việc này, các Bộ, ngành, địa phương các tỉnh, thành ĐBSCL cho rằng hiện nay vật liệu truyền thống cát sông ngày càng khan hiếm, do đó cần sử dụng những vật liệu mới thay thế để xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng các khu công nghiệp.

  • Đắk Nông: Kiến nghị gỡ vướng cho 37 dự án đang “đứng hình” do bô-xít

    (Xây dựng) - Bên cạnh 37 dự án đang tạm dừng thi công nhiều hạng mục thì tỉnh Đắk Nông còn nhiều dự án đầu tư công, công trình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các khu dân cư, mỏ vật liệu xây dựng thông thường cũng nằm trong vùng quy hoạch bô-xít. Trước thực trạng đó, tỉnh Đắk Nông đã có văn bản gửi Bộ Tài Nguyên và Môi trường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đơn vị chức năng liên quan tháo gỡ, hỗ trợ, hướng dẫn tỉnh, đảm bảo quá trình triển khai đúng các quy định.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load