Thứ sáu 13/12/2024 19:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đắk Lắk: Người dân “nơm nớp” sống trong những ngôi nhà tạm, dột nát

11:20 | 29/11/2024

(Xây dựng) – Thôn Xuân Hà 2, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) là một trong những thôn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao của xã. Điều đáng nói, không chỉ các hộ nghèo, cận nghèo sống lo âu, “nơm nớp” trong những căn nhà tạm, nhà dột nát mà những hộ không thuộc những đối tượng trên cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự.

Đắk Lắk: Người dân “nơm nớp” sống trong những ngôi nhà tạm, dột nát
Hai căn nhà gỗ tạm bợ của gia đình anh Đinh Minh Hải và Đinh Văn Nam tại thôn Xuân Hà 2, xã Ea Dah.

Vào những ngày cuối tháng 11, phóng viên đã có mặt tại xã vùng 3 Ea Dăh, để ghi nhận cận cảnh những căn nhà gỗ tạm bợ, dột nát mà người dân vùng khó khăn nằm phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắk đang cần được Nhà nước hỗ trợ, xóa nhà tạm theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà gỗ ọp ẹp, xiêu vẹo anh Đinh Xuân Mơ (thôn Xuân Hà 2) chia sẻ: Anh lập gia đình đã hơn 10 năm nay, khi ra ở riêng bố mẹ chỉ dựng tạm cho căn nhà gỗ tạp có diện tích mấy chục m2. Cuộc sống từ đó tới nay vẫn không khấm khá lên được, do đất đai vườn tược ít ỏi. “Do cuộc sống khó khăn, nên vợ tôi đã vào Đồng Nai làm công nhân mấy năm nay. Còn tôi thì ở nhà, ai thuê mướn làm gì là làm nấy. Đồng thời chăm ít vườn, với lo cho con ăn học. Căn nhà giờ gỗ đã mục nát, mái tôn bị rỉ sét, chỉ cần một cơn mưa nặng hạt là nước lênh láng khắp nhà, trời đổ nắng thì nóng như thiêu đốt, nhưng kinh tế gia đình quá khó khăn tôi cũng đành chịu”, anh Đinh Xuân Mơ buồn bã kể.

Đắk Lắk: Người dân “nơm nớp” sống trong những ngôi nhà tạm, dột nát
Những ngôi nhà gỗ tạm bợ, đã hư hỏng xuống cấp của các hộ gia đình anh Đinh Minh Hải, Đinh Xuân Mơ, Đinh Văn Nam tại thôn Xuân Hà 2, xã Ea Dăh nhìn từ trên cao.

Theo quan sát của chúng tôi, những cây gỗ tạm để lâu ngày đã bị mối mọt ăn dần, nhiều chỗ do mưa dột đã mục nát. Nền nhà được tráng xi măng đã nứt nẻ, bong tróc. Bên cạnh đó, mái tôn do thời gian bào mòn, đã thủng lỗ chỗ, nhìn từ trong nhà có thể thấy hàng trăm tia sáng rọi vào.

Cách đó không xa là nhà anh Đinh Văn Nam (thôn Xuân Hà 2), gia đình anh cũng thuộc diện hộ nghèo nhiều năm của xã Ea Dăh. Đón chúng tôi anh Đinh Văn Nam trải tạm tấm chiếu dưới nhà để tiếp khách vì nhà chẳng có bàn ghế. “Lập gia đình bố mẹ cho căn nhà gỗ 2 gian, mấy sào đất nhưng làm vẫn không đủ ăn. Để thoát nghèo 2 vợ chồng bồng, bế con nhỏ xuống Bình Dương để làm công nhân, nhưng cuộc sống trong đó cũng không khá hơn bởi đồng lương công nhân ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống. Bên cạnh đó con nhỏ ốm đau suốt, học hành khó khăn nên đành phải bỏ về lại quê. Giờ gia đình lại có thêm cháu nhỏ, cuộc sống lại có thêm nhiều thứ phải lo. Việc sửa sang, thay mái ngói để tránh cảnh mưa gió là điều xa xỉ với gia đình”, anh Đinh Văn Nam tâm sự.

Đắk Lắk: Người dân “nơm nớp” sống trong những ngôi nhà tạm, dột nát
Mái tôn rỉ sét, mềm như “bánh tráng phải nước” của gia đình anh Đinh Xuân Mơ (thôn Xuân Hà 2).

Theo anh Đinh Văn Nam, khi anh cưới vợ ra ở riêng bố mẹ cùng anh em làm cho ngôi nhà gỗ này, gần 10 năm nay mái ngói cũng đã ngã màu rêu, nhiều chỗ đã bị thấm dột khi có mưa lớn. Tuy nhiên, kinh tế ngày càng khó khăn gia đình vẫn chưa thể thay được mái ngói.

Cũng ở hoàn cảnh tương tự hộ gia đình anh Đinh Minh Hải cũng là hộ nghèo của thôn Xuân Hà 2. Theo chia sẻ của anh Đinh Minh Hải, anh lập gia đình đã 20 năm, đứa con lớn đang học đại học, đứa nhỏ học cấp 1. Cũng vì cuộc sống còn khó khăn nên vợ anh đã phải đi tha phương, làm công nhân ở trong Bình Dương để lo cho đứa lớn ăn học. Riêng phần mình anh phải ở nhà để chăm vườn và con nhỏ. “Mái tôn này tôi mới thay cách đây mấy tháng, bởi mái tôn trước mềm nhũn như bánh tráng. Mỗi khi có mưa lớn không biết trốn đâu cho khỏi ướt”, anh Đinh Minh Hải chia sẻ.

Theo anh Đinh Minh Hải, mái tôn gia đình anh đã thay mới giờ không còn sợ cảnh mưa dột, phải chạy quanh nhà để hứng nước. Điều lo lắng là mỗi khi nge đài, báo tin có bão vào đất liền, bởi chỉ cần một cơn bão đổ bộ thì nhà anh và những hộ dân có nhà tạm trong thôn không biết có trụ nổi dông tố.

Đắk Lắk: Người dân “nơm nớp” sống trong những ngôi nhà tạm, dột nát
Một góc xã Ea Dăh, chạy dọc Quốc lộ 29 nhìn từ trên cao.

Làm việc với phóng viên, anh Đinh Xuân Chiến, Trưởng thôn Xuân Hà 2 cho biết, hiện tại, toàn thôn Xuân Hà 2, có 38 hộ nghèo, 24 hộ cận nghèo, 14 hộ gia đình đang ở nhà trong những căn nhà gỗ tạm bợ.

Cũng theo anh Đinh Xuân Chiến, ba hộ gia đình nói trên đều thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhiều năm của thôn. “Các hộ gia đình này còn khó khăn, thiếu thốn về kinh tế, nhà cửa còn tạm bợ nhưng ở góc độ thôn chúng tôi cũng không giúp được gì. Không chỉ những hộ nghèo, cận nghèo mà những hộ gia đình khác (không nằm trong danh sách gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo – PV) cũng đang ở những căn nhà gỗ tạm, bợ dột nát. Mỗi khi có đài nói có bão vào là chúng tôi trằn trọc, mất ăn mất ngủ vì lo lắng cho các hộ dân hiện đang sống trong những căn nhà tạm này”, anh Đinh Xuân Chiến trăn trở.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Hiển, Chủ tịch UBND xã Ea Dăh thông tin, xã Ea Dăh là xã vùng 3, thuộc xã khó khăn nhất của huyện. Trên địa bàn xã hiện có 707 hộ nghèo, 394 hộ cận nghèo. Đối với nhà tạm, nhà dột nát hiện tại UBND xã vẫn chưa có số liệu thống kê cụ thể, chính xác. “Qua rà soát về nơi ở, còn rất nhiều nhà tạm, nhà dột nát chưa được hỗ trợ vì nhiều hộ dân dựng nhà tạm trên đất trồng trọt, chưa có đất thổ cư. Do đó, những hộ dân cần phải có đất hợp pháp thông qua việc chuyển đổi từ đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư thì Nhà nước mới có thể hỗ trợ tuyệt đối về nhà ở cho các hộ dân”, ông Lê Văn Hiển cho biết.

Ngọc Giang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

    21:54 | 12/12/2024
  • Bình Định: Sạt lở đèo An Khê do mưa lớn

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, tại khu vực đèo An Khê (nút giao thông nối hai tỉnh Bình Định - Gia Lai) mưa lớn kéo dài khiến đoạn đường đang thi công trên đèo bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.

    21:39 | 12/12/2024
  • Bài 2: Đề xuất giải pháp đột phá cho chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm tạo đột phá cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

    21:37 | 12/12/2024
  • Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

    (Xây dựng) – Chiều 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo Quyết định số 1729-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

    21:32 | 12/12/2024
  • Bài 1: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, hướng tới đô thị loại I năm 2025

    (Xây dựng) – Sáng 11/12, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, vừa kết thúc thành công sau 2,5 ngày làm việc (từ ngày 9-11/12) với nhiều nội dung quan trọng.

    21:30 | 12/12/2024
  • Một số kiến nghị liên quan đến Chương trình phát triển đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

    (Xây dựng) - Chương trình phát triển đô thị (Chương trình PTĐT) thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 78/HĐND ngày 15/12/2022 và UBND thành phố ban hành Quyết định số 3431/UBND ngày 30/12/2022. Tuy nhiên đến nay kết quả thực hiện Chương trình PTĐT cho thấy một số chỉ tiêu chính đã đề ra rất khó hoàn thành.

    21:23 | 12/12/2024
  • Sơn La hướng đến phát triển đô thị thông minh bền vững

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch 227/KH-UBND về việc triển khai nhiệm vụ trọng tâm về phát triển đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2024 – 2025.

    21:17 | 12/12/2024
  • Bệnh viện Trung ương Huế kỷ niệm 130 năm thành lập

    (Xây dựng) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ kỷ niệm 130 thành lập. Tham dự buổi lễ có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, đại diện các tổ chức quốc tế và một số địa phương, đơn vị y tế trong cả nước.

    21:03 | 12/12/2024
  • Xây Tết 2025: “Xây nền ước mơ” cho hơn 18.500 công nhân trên cả nước

    (Xây dựng) – Ngày 12/12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình “Xây Tết 2025” với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.

    20:06 | 12/12/2024
  • Triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sơn La

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Văn bản 5487/UBND-KGVX về việc triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Sơn La.

    19:57 | 12/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load