Thứ ba 07/05/2024 00:04 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Đại dương đen – Những câu chuyện từ thế giới của trầm cảm

08:52 | 20/08/2021

(Xây dựng) - Đó là câu chuyện về mức độ phổ biến của căn bệnh trầm cảm ở Việt Nam không hề nhỏ, nhưng điều đáng lo âu là, ở một đất nước đang phát triển như thế này, hầu hết những người trầm cảm lại không được trị liệu. Người ta nghĩ rằng đó là một trạng thái đau buồn chóng vánh, cứ cố lên nó sẽ qua, và nếu không qua thì tức là ta chưa cố gắng hết mình. Đại dương đen được Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam giới thiệu trong tháng 8/2021 của tác giả Đặng Hoàng Giang.

dai duong den nhung cau chuyen tu the gioi cua tram cam

Trong bối cảnh xã hội coi việc chăm sóc sức khỏe tinh thần là xa lạ, và nền y tế thiếu hụt cả về lượng lẫn chất để chữa trị cho người trầm cảm, thì cuốn sách Đại dương đen đóng vai trò giáo dục tâm lý (psychoeducation) quan trọng, cung cấp cho người mang bệnh và người thân của họ kiến thức đúng về bệnh, hiểu về các triệu chứng của nó, về nguồn cơn gây ra nó, nắm được các phương pháp trị liệu khác nhau với các mặt lợi và bất lợi, hiểu về vai trò và trách nhiệm của bản thân để hợp tác và tham gia vào quá trình trị liệu.

Những câu chuyện từ thế giới của những người trầm cảm được kể trong cuốn sách Đại dương đen của Đặng Hoàng Giang có thể gây ra một cú sốc cho những người bình thường chúng ta: không ai có thể hình dung thế giới ấy lại đen tối và đau đớn đến thế. Hàng ngày chúng ta đi làm, đi chơi, lướt mạng chém gió, càu nhàu về nạn tắc đường, bực tức vì trời quá nóng, và nhìn chung than thở rằng cuộc sống nhàm chán, không hề biết rằng cái nhàm chán đó là nỗi khát khao của biết bao con người.

Thùy Dương, một cô gái trẻ vừa học đại học vừa vật lộn với căn bệnh này:

“Tuần trước, bác sỹ đã chính thức cho bệnh đau của mình một cái tên: fibromyalgia. Kiệt sức, đau toàn thân, cứng cơ, mất ngủ, sương mù fibro (đầu óc mụ mị, khó hồi tưởng và tập trung), đó là những gì Google nói với mình về bệnh này. Trong trường hợp này, quá trình xử lý các tín hiệu đau của hệ thần kinh trung tâm bị trục trặc. Người ta nói bệnh này có gốc rễ từ các sự kiện chấn thương tâm lý và từ gene, có trời mà biết được ở mình thì yếu tố nào là chính, nhưng biết thì cũng có để làm gì đâu? Mình chỉ muốn ngừng sự tra tấn này lại. Giật điện, cắt chân cắt tay, gì cũng được, nhưng cho mình một cuộc sống bình thường, có được không? Ăn thấy ngon, đọc sách thấy vào, tối ngủ được, sáng có thể ra khỏi nhà, thế thôi mà. Nhiều khi mình kinh ngạc quan sát những người khác, họ vui vẻ nói về thèm ăn món gì, mừng quá vì Grab có mã giảm giá, cuối tuần này đi chơi đâu.

“Mình còn phải như thế này bao lâu nữa?”

Trầm cảm đến từ đâu? Từ gene, từ những trải nghiệm của tuổi thơ dữ dội, từ những mối quan hệ gia đình độc hại, từ môi trường xã hội lạnh lùng… hoặc tất cả những yếu tố trên cộng lại. Trầm cảm tấn công ai? Trẻ con, người già, thanh thiếu niên, trung niên, đàn ông và phụ nữ. Trầm cảm có sức phá hủy như thế nào? Đây là bảng so sánh mức độ khuyết tật của một số bệnh tâm thần và một số bệnh khác của Trường Đại học Eramus, Hà Lan.

Trầm cảm nhẹ - tương đương với viêm khớp hông hay đầu gối.

Rối loạn lo âu nhẹ nhẹ tới vừa - tương đương với nứt đốt sống, HIV.

Trầm cảm vừa - tương đương với hen suyễn nặng, viêm gan B, bệnh điếc, đa xơ cứng (rối loạn não bộ và tủy sống).

Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn mức nặng - tương đương với liệt chi dưới, viêm phế quản kinh niên nặng, tổn thương thành phế nang phổi.

Trầm cảm nặng - tương đương với tổn thương não vĩnh viễn, ung thư vú đã di căn.

“Đâu là thời điểm tín hiệu đầu tiên xuất hiện ở anh? Thành nhớ lại cái buổi hội trường năm anh lớp Mười một. Đã mười mấy năm trôi qua, nhưng anh vẫn không thể nào quên. Hôm ấy, khi đang ở sân trường, xung quanh là cờ quạt, âm nhạc, đèn hoa, không khí ngày hội, bỗng nhiên bên trong cậu bé Thành có một cái hố sâu mở ra rộng ngoác. Mọi thứ mờ đi, thảm âm thanh lùi ra xa. Cậu đứng đó trơ trọi, không thể chạm được vào tụi học trò, vào cây cối, không gian xung quanh. Có một nỗi buồn thăm thẳm mà cậu không thể mô tả. Thành thấy mình rơi vào cái hố thăm thẳm đó, xa dần, xa dần sự sống mà không thể níu kéo được. Chính xác hơn, cậu để mình rơi và không muốn níu kéo gì cả.”

Trong hầu hết những câu chuyện được kể trong cuốn sách, gia đình của người mang bệnh trầm cảm không chịu thừa nhận đó là một căn bệnh, họ cho con cái mình làm trò, thích gây chú ý; cá biệt có trường hợp chính người bị bệnh không chịu thừa nhận mình có bệnh - như Xuân Thủy: “Không, mình không thể bị cái bệnh đó, nó không liên quan gì tới mình. Nó là cái thứ mà chỉ những người kém cỏi, thô thiển, thường xuyên khóc lóc vật vã, mới bị. Mình lịch lãm, sạch sẽ, đẹp đẽ, ăn nói gãy gọn, IQ, EQ sáng láng, mình không bị trầm cảm được.”

Nhưng Đại dương đen không chỉ là lời chia sẻ quý giá hiếm hoi đối với những người trầm cảm, cũng không chỉ là cuộc giáo dục tâm lý, sâu xa hơn, cuốn sách này là tiếng nói vì nhân quyền, nhắc nhở chúng ta rằng: rất nhiều người, vì định kiến và sự thiếu hiểu biết của chính gia đình mình và xã hội, đã bị tước đi quyền được sống với nhân phẩm, được cống hiến, được yêu thương và hạnh phúc.

Đấy cũng là điều mà Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang theo đuổi nhiều năm nay qua các dự án sách của mình.

Cùng với cuốn sách này, tác giả Đặng Hoàng Giang và chuyên gia tâm lý Nguyễn Hà Thành đồng khởi xướng Đường dây nóng Ngày Mai.

Là một sáng kiến cộng đồng, phi lợi nhuận, được triển khai bởi một nhóm tình nguyện viên tâm huyết, bắt đầu hoạt động từ tháng 5/2021, Ngày Mai cung cấp sơ cứu tâm lý, trợ giúp những cá nhân đang trong khủng hoảng, đặc biệt là người trẻ trầm cảm, và người thân của họ. Ngoài ra, đường dây nóng Ngày Mai cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về sức khỏe tinh thần.

Dự án hoạt động hoàn toàn bằng nguồn lực tài chính được đóng góp bởi cộng đồng. Ngoài cước viễn thông, người gọi điện không phải trả thêm bất cứ một chi phí nào.

Để được lắng nghe, hay đồng hành cùng dự án, liên hệ với Đường dây nóng Ngày Mai tại: www.facebook.com/duongdaynongngaymai Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là chuyên gia phát triển, nhà hoạt động xã hội và tác giả chính luận. Các hoạt động nghiên cứu và vận động chính sách của anh nhằm nâng cao chất lượng quản trị quốc gia và thúc đẩy tiếng nói của người dân. Anh nỗ lực mở rộng không gian xã hội dân sự, truyền bá tri thức, phá bỏ định kiến và kỳ thị, góp phần xây dựng một xã hội khoan dung và trắc ẩn.

Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp kỹ sư tin học tại Đại học Công nghệ Ilmenau, Đức, và có bằng Tiến sĩ kinh tế phát triển của Đại học Công nghệ Vienna, Áo. Những cuốn sách và bài viết của anh có sức ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.

Cùng trong thời gian này, những cuốn sách cùng tác giả đã được Nhã Nam xuất bản: Bức xúc không làm ta vô can (2015), Thiện, Ác và Smartphone (2017), Điểm đến của cuộc đời (2018), Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ (2020).

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Khai hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 1/5, tại Cụm Di tích lịch sử Quốc gia Núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, đã diễn ra khai mạc Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024. Lễ hội nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Tuần Du lịch Hạ Long 2024, nhằm góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng và quảng bá, kích cầu du lịch địa phương.

  • Hải Phòng công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn

    (Xây dựng) - Tối 01/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load