Thứ sáu 13/09/2024 04:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Đắc Lắc: Cho doanh nghiệp mượn “sổ đỏ', nhân viên có nguy cơ mất nhà

10:15 | 19/06/2009

Làm ăn thua lỗ, Công ty cổ phần XNK nông sản 722 (Agrexco) nghĩ ra “độc chiêu” mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của công nhân để thế chấp vay ngân hàng. Có 9 nhân viên cả tin cho Agrexco mượn “sổ đỏ” và hiện đang lâm vào tình cảnh có nguy cơ mất nhà, mất đất. Từ một doanh nghiệp làm ăn có lãi, chỉ sau 4 năm cổ phần hoá, Agrexco trở thành “chúa chổm” với số tiền nợ đọng lên tới 56 tỷ đồng; hàng trăm cán bộ công nhân bị “treo” chế độ.


Thác Đray Knao - Đắc Lắc


“Gửi trứng cho ác'
Agrexco tiền thân là Công ty 722 (thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam) đóng trên địa bàn huyện Ea Kar (Đắc Lắc). Năm 2005, Công ty 722 được cổ phần hoá với tổng giá trị tài sản hơn 6 tỷ đồng. Ông Lê Mai Quỳnh giữ chức Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty. Cuối năm 2006, Agrexco lâm vào tình cảnh nợ nần và không được các ngân hàng tiếp tục cho vay, ông Lê Mai Quỳnh đã nghĩ ra “độc chiêu” mượn “sổ đỏ” của cán bộ công nhân viên trong công ty để cầm cố. Theo “tinh thần” cuộc họp ngày 30/10/2006 của Agrexco, đến ngày 4/10/2006 đã có 9 hộ nhân viên công ty cho mượn sổ đỏ với thời hạn 6 tháng. Ngay sau đó, ông Quỳnh đem 9 số đỏ mượn được đến Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Đông Đắc Lắc cầm cố và vay được hơn 2 tỷ đồng. Để hợp thức hoá số tiền vay, ông Quỳnh chỉ đạo cho lập các hợp đồng kinh tế, kèm theo biên bản giao nhận “sổ đỏ“. Nhưng hết thời hạn 6 tháng cho mượn “sổ đỏ” như theo cam kết, ông Tổng giám đốc không thực hiện lời hứa trả lại “sổ đỏ” cho các khổ chủ. Và cho đến nay, những cuốn “sổ đỏ” của các nhân viên vẫn nằm tại ngân hàng.

Đầu tháng 5/2009, khi số nợ từ thế chấp “sổ đỏ” của Agrexco đã quá hạn tới hơn 2 năm, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Đông Đắc Lắc đã khởi kiện các hộ cho mượn “sổ đỏ” ra Toà án nhân dân huyện Ea Kar. Theo phán quyết của toà án, nếu đến hết tháng 5/2009, các hộ không trả đủ cả gốc lẫn lãi (quá hạn) thì phía ngân hàng có quyền yêu cầu kê biên phát mại tài sản thế chấp. Ngoài ra, các hộ còn phải chịu toàn bộ án phí của toà án. Với khoản nợ gốc, hộ ít nhất là 100 triệu đồng, hộ nhiều lên tới 700 triệu đồng, cùng với khuản nợ lãi quá hạn thì gần như các hộ cho mượn “sổ đỏ” đều đứng trước nguy cơ mất nhà vì khả năng trả nợ của họ là không có. Ông Phạm Hữu Sáng, quản đốc xưởng 2 kể khổ: “3 năm nay chúng tôi không được công ty trả cho đồng lương nào. Để tồn tại, gia đình tôi phải chạy ăn từng bữa, giờ tôi biết lấy đâu ra hơn 260 triệu đồng để mà trả nợ cho ngân hàng đây!”

Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Đông Đắc Lắc khẳng định: “Giao dịch giữa chúng tôi với các hộ này không liên quan đến Agrexco. Ngân hàng cho họ mượn tiền để họ chăn nuôi (bò) và chính các hộ đến tại ngân hàng để lĩnh tiền, còn sau khi rời ngân hàng họ cho ai mượn là quyền của họ”. Trả lời câu hỏi: phía ngân hàng có thực hiện giám sát phương án sản xuất của các hộ không? Bà Hiền cho biết: chúng tôi có giám sát, nhưng khi phát hiện vốn bị sử dụng sai mục đích thì đã trở thành nợ quá hạn.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi trong sự việc này có nhiều dấu hiệu cho thấy đã có sự thoả thuận ngầm giữa ngân hàng và Agrexco, chính ngân hàng đã “bật đèn xanh” để Agrexco thực hiện việc vay vốn nói trên. Các “khổ chủ”: Đinh Thanh Sơn, Lê Viết Thảo, Hoàng Hữu Cầu, Phạm Hữu Sáng, Trương Đình Long đại diện cho 9 hộ cho mượn “sổ đỏ” đều khẳng định: Mọi thủ tục vay vốn đều do lãnh đạo công ty và ngân hàng tự thoả thuận với nhau trước, chúng tôi hoàn toàn không được biết. Chúng tôi chỉ được người của ngân hàng và của công ty đưa cho một tập chứng từ bảo ký vào mà không hề nhận một đồng nào từ ngân hàng. Toàn bộ số tiền vay này phía ngân hàng giao cho công ty theo phương thức nào thì chúng tôi không hề biết. Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn bộ số tiền vay này là do ông Đặng Xuân Lới, kế toán phụ trách mảng ngân hàng của Agrexco đến nhận tại ngân hàng sau đó mang về nhập quỹ của công ty. Bản thân ông Lới cũng là nạn nhân của ông Tổng giám đốc khi cả tin cho công ty mượn “sổ đỏ” để thế chấp vay 200 triệu đồng. Một điều không bình thường khác: tất cả hợp đồng đều ghi vay vốn để “chăn nuôi bò”, nhưng không hiểu sao phía ngân hàng lại dễ dãi cho hộ vay một khoản tiền lớn từ 100 đến 700 triệu đồng trong khi giá trị tài sản thế chấp thực tế không thể vay số tiền đó. Ông Phạm Hữu Sang cho biết: “với hơn 10 mét đất mặt tiền ở cái xó xỉnh này, nếu tôi cầm cố cùng lắm ngân hàng chỉ cho vay đến 50 triệu là cùng, đằng này họ cho công ty vay tới 220 triệu đồng”. Thêm vào đó, Agrexco đã từng thực hiện trả lãi suất cho khỏan vay này từ ngày 17/10/2006 đến ngày 30/11/2007.

Trước nguy cơ mất nhà vì món nợ “trời ơi”, cuối tháng 5/2009, 3 hộ: Phạm Hữu Sáng, Lê Viết Thảo và Trần Đình Long đã khởi kiện Agrexco ra TAND huyện Ea Kar. Theo phán quyết của toà án, Agrexco phải thực hiện trả cả gốc và lãi khoản tiền vay của các hộ như đã ghi trong “Hợp đồng kinh tế”. Thực chất, đây là khoản nợ vay của Agrexco với Ngân hàng ĐT & PT Chi nhánh Đông Đắc Lắc thông qua việc mượn “sổ đỏ” của các hộ nhân viên để cầm cố. Tuy nhiên các hộ cho mượn “sổ đỏ” đang lâm vào tình cảnh “chưa được vạ thì má đã sưng”, vì với tình hình tài chính của Agrexco hiện nay thì không biết đến khi nào công ty mới có thể trả được nợ cho họ, trong khi nhà cửa của họ đang có nguy cơ bị ngân hàng kê biên bất kỳ lúc nào.

“Chết nhưng không được chôn'
Kể từ khi được cổ phần hoá đến nay, Agrexco mới chỉ thực hiện họp cổ đông duy nhất một lần vào đầu năm 2006. Tại cuộc họp đó, HĐQT của Agrexco tuyên bố “mới chỉ bị lỗ” 1,8 tỷ đồng. Và từ đó cho đến nay, không hiểu ông Quỳnh điều hành Agrexco ra sao mà số nợ của doanh nghiệp này cứ tăng theo cấp số nhân. Ông Đinh Thanh Sơn, kế toán phụ trách công nợ của Agrexco cho biết: cho đến đầu năm 2007 thì số nợ của Agrexco mang trên mình là hơn 56 tỷ đồng. Bao gồm nợ vay ngân hàng (đều đã quá hạn), nợ lương, bảo hiểm xã hội, nợ tiền thế chấp “sổ đỏ” của nhân viên… Đến nay, các ngân hàng chủ nợ của Agrexco đang “đua nhau” tiến hành kê biên các tài sản của công ty.

Ông Lê Viết Thảo, nguyên trưởng phòng Tổ chức của Agrexco cho biết: công nhân của công ty bị nợ lương từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2007 - thời điểm công ty ngừng hoạt động; nợ tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2006 đến nay. Riêng khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội đã lên đến gần 3 tỷ đồng. 139 lao động theo hợp đồng dài hạn của công ty bị mất việc nhưng chưa trường hợp nào được giải quyết chế độ. Nhiều người muốn làm thủ tục để hưởng chế độ mất việc cũng không được, bởi ông Tổng giám đốc luôn bận công tác ở xa.

Theo các phản ánh và nguyện vọng của đa số cán bộ công nhân công ty, để đảm bảo quyền lợi cho công nhân các cơ quan chức năng hữu quan cần sớm vào cuộc thực hiện thanh tra, kiểm toán để làm rõ tình trạng bê bối tài chính, dẫn tới thua lỗ nặng và các hoạt động khuất tất khác của lãnh đạo Agreco, như: việc mượn “sổ đỏ” để thế chấp ngân hàng khiến nhiều hộ công nhân khốn đốn, xuất nhập hàng hoá… Đồng thời, nếu đủ điều kiện thì thực hiện phá sản công ty, tránh tình trạng “chết nhưng không được chôn”.


“Gửi trứng cho ác'
Agrexco tiền thân là Công ty 722 (thuộc Tổng Công ty cà phê Việt Nam) đóng trên địa bàn huyện Ea Kar (Đắc Lắc). Năm 2005, Công ty 722 được cổ phần hoá với tổng giá trị tài sản hơn 6 tỷ đồng. Ông Lê Mai Quỳnh giữ chức Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty. Cuối năm 2006, Agrexco lâm vào tình cảnh nợ nần và không được các ngân hàng tiếp tục cho vay, ông Lê Mai Quỳnh đã nghĩ ra “độc chiêu” mượn “sổ đỏ” của cán bộ công nhân viên trong công ty để cầm cố. Theo “tinh thần” cuộc họp ngày 30/10/2006 của Agrexco, đến ngày 4/10/2006 đã có 9 hộ nhân viên công ty cho mượn sổ đỏ với thời hạn 6 tháng. Ngay sau đó, ông Quỳnh đem 9 số đỏ mượn được đến Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Đông Đắc Lắc cầm cố và vay được hơn 2 tỷ đồng. Để hợp thức hoá số tiền vay, ông Quỳnh chỉ đạo cho lập các hợp đồng kinh tế, kèm theo biên bản giao nhận “sổ đỏ“. Nhưng hết thời hạn 6 tháng cho mượn “sổ đỏ” như theo cam kết, ông Tổng giám đốc không thực hiện lời hứa trả lại “sổ đỏ” cho các khổ chủ. Và cho đến nay, những cuốn “sổ đỏ” của các nhân viên vẫn nằm tại ngân hàng.

Đầu tháng 5/2009, khi số nợ từ thế chấp “sổ đỏ” của Agrexco đã quá hạn tới hơn 2 năm, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Chi nhánh Đông Đắc Lắc đã khởi kiện các hộ cho mượn “sổ đỏ” ra Toà án nhân dân huyện Ea Kar. Theo phán quyết của toà án, nếu đến hết tháng 5/2009, các hộ không trả đủ cả gốc lẫn lãi (quá hạn) thì phía ngân hàng có quyền yêu cầu kê biên phát mại tài sản thế chấp. Ngoài ra, các hộ còn phải chịu toàn bộ án phí của toà án. Với khoản nợ gốc, hộ ít nhất là 100 triệu đồng, hộ nhiều lên tới 700 triệu đồng, cùng với khuản nợ lãi quá hạn thì gần như các hộ cho mượn “sổ đỏ” đều đứng trước nguy cơ mất nhà vì khả năng trả nợ của họ là không có. Ông Phạm Hữu Sáng, quản đốc xưởng 2 kể khổ: “3 năm nay chúng tôi không được công ty trả cho đồng lương nào. Để tồn tại, gia đình tôi phải chạy ăn từng bữa, giờ tôi biết lấy đâu ra hơn 260 triệu đồng để mà trả nợ cho ngân hàng đây!”

Bà Nguyễn Thị Hiền, Giám đốc Ngân hàng ĐT&PT Chi nhánh Đông Đắc Lắc khẳng định: “Giao dịch giữa chúng tôi với các hộ này không liên quan đến Agrexco. Ngân hàng cho họ mượn tiền để họ chăn nuôi (bò) và chính các hộ đến tại ngân hàng để lĩnh tiền, còn sau khi rời ngân hàng họ cho ai mượn là quyền của họ”. Trả lời câu hỏi: phía ngân hàng có thực hiện giám sát phương án sản xuất của các hộ không? Bà Hiền cho biết: chúng tôi có giám sát, nhưng khi phát hiện vốn bị sử dụng sai mục đích thì đã trở thành nợ quá hạn.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi trong sự việc này có nhiều dấu hiệu cho thấy đã có sự thoả thuận ngầm giữa ngân hàng và Agrexco, chính ngân hàng đã “bật đèn xanh” để Agrexco thực hiện việc vay vốn nói trên. Các “khổ chủ”: Đinh Thanh Sơn, Lê Viết Thảo, Hoàng Hữu Cầu, Phạm Hữu Sáng, Trương Đình Long đại diện cho 9 hộ cho mượn “sổ đỏ” đều khẳng định: Mọi thủ tục vay vốn đều do lãnh đạo công ty và ngân hàng tự thoả thuận với nhau trước, chúng tôi hoàn toàn không được biết. Chúng tôi chỉ được người của ngân hàng và của công ty đưa cho một tập chứng từ bảo ký vào mà không hề nhận một đồng nào từ ngân hàng. Toàn bộ số tiền vay này phía ngân hàng giao cho công ty theo phương thức nào thì chúng tôi không hề biết. Theo tìm hiểu của chúng tôi, toàn bộ số tiền vay này là do ông Đặng Xuân Lới, kế toán phụ trách mảng ngân hàng của Agrexco đến nhận tại ngân hàng sau đó mang về nhập quỹ của công ty. Bản thân ông Lới cũng là nạn nhân của ông Tổng giám đốc khi cả tin cho công ty mượn “sổ đỏ” để thế chấp vay 200 triệu đồng. Một điều không bình thường khác: tất cả hợp đồng đều ghi vay vốn để “chăn nuôi bò”, nhưng không hiểu sao phía ngân hàng lại dễ dãi cho hộ vay một khoản tiền lớn từ 100 đến 700 triệu đồng trong khi giá trị tài sản thế chấp thực tế không thể vay số tiền đó. Ông Phạm Hữu Sang cho biết: “với hơn 10 mét đất mặt tiền ở cái xó xỉnh này, nếu tôi cầm cố cùng lắm ngân hàng chỉ cho vay đến 50 triệu là cùng, đằng này họ cho công ty vay tới 220 triệu đồng”. Thêm vào đó, Agrexco đã từng thực hiện trả lãi suất cho khỏan vay này từ ngày 17/10/2006 đến ngày 30/11/2007.

Trước nguy cơ mất nhà vì món nợ “trời ơi”, cuối tháng 5/2009, 3 hộ: Phạm Hữu Sáng, Lê Viết Thảo và Trần Đình Long đã khởi kiện Agrexco ra TAND huyện Ea Kar. Theo phán quyết của toà án, Agrexco phải thực hiện trả cả gốc và lãi khoản tiền vay của các hộ như đã ghi trong “Hợp đồng kinh tế”. Thực chất, đây là khoản nợ vay của Agrexco với Ngân hàng ĐT & PT Chi nhánh Đông Đắc Lắc thông qua việc mượn “sổ đỏ” của các hộ nhân viên để cầm cố. Tuy nhiên các hộ cho mượn “sổ đỏ” đang lâm vào tình cảnh “chưa được vạ thì má đã sưng”, vì với tình hình tài chính của Agrexco hiện nay thì không biết đến khi nào công ty mới có thể trả được nợ cho họ, trong khi nhà cửa của họ đang có nguy cơ bị ngân hàng kê biên bất kỳ lúc nào.

“Chết nhưng không được chôn'
Kể từ khi được cổ phần hoá đến nay, Agrexco mới chỉ thực hiện họp cổ đông duy nhất một lần vào đầu năm 2006. Tại cuộc họp đó, HĐQT của Agrexco tuyên bố “mới chỉ bị lỗ” 1,8 tỷ đồng. Và từ đó cho đến nay, không hiểu ông Quỳnh điều hành Agrexco ra sao mà số nợ của doanh nghiệp này cứ tăng theo cấp số nhân. Ông Đinh Thanh Sơn, kế toán phụ trách công nợ của Agrexco cho biết: cho đến đầu năm 2007 thì số nợ của Agrexco mang trên mình là hơn 56 tỷ đồng. Bao gồm nợ vay ngân hàng (đều đã quá hạn), nợ lương, bảo hiểm xã hội, nợ tiền thế chấp “sổ đỏ” của nhân viên… Đến nay, các ngân hàng chủ nợ của Agrexco đang “đua nhau” tiến hành kê biên các tài sản của công ty.

Ông Lê Viết Thảo, nguyên trưởng phòng Tổ chức của Agrexco cho biết: công nhân của công ty bị nợ lương từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2007 - thời điểm công ty ngừng hoạt động; nợ tiền bảo hiểm xã hội từ tháng 1/2006 đến nay. Riêng khoản nợ lương và bảo hiểm xã hội đã lên đến gần 3 tỷ đồng. 139 lao động theo hợp đồng dài hạn của công ty bị mất việc nhưng chưa trường hợp nào được giải quyết chế độ. Nhiều người muốn làm thủ tục để hưởng chế độ mất việc cũng không được, bởi ông Tổng giám đốc luôn bận công tác ở xa.

Theo các phản ánh và nguyện vọng của đa số cán bộ công nhân công ty, để đảm bảo quyền lợi cho công nhân các cơ quan chức năng hữu quan cần sớm vào cuộc thực hiện thanh tra, kiểm toán để làm rõ tình trạng bê bối tài chính, dẫn tới thua lỗ nặng và các hoạt động khuất tất khác của lãnh đạo Agreco, như: việc mượn “sổ đỏ” để thế chấp ngân hàng khiến nhiều hộ công nhân khốn đốn, xuất nhập hàng hoá… Đồng thời, nếu đủ điều kiện thì thực hiện phá sản công ty, tránh tình trạng “chết nhưng không được chôn”.

Việt Dũng

Theo baoxaydung.com.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load