(Xây dựng) – Là tổng thể hài hòa của ba yếu tố: Môi trường xanh - kinh tế xanh - xã hội xanh, một khu “đô thị xanh” đúng nghĩa đang là đích đến mơ ước của cuộc sống hiện đại. Ở đó, cư dân phải hạnh phúc, hài lòng, được thụ hưởng các điều kiện tốt nhất về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Đặc biệt, phải có công viên, có chỗ cho trẻ nhỏ vui chơi và học tập thì mới gọi là một cuộc sống xanh.
Nhận diện “đô thị xanh”
Theo Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGCB), cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có khoảng 100 công trình xanh. Trong đó, có 24 công trình áp dụng theo bộ tiêu chuẩn LOTUS, trên 90 công trình theo bộ tiêu chuẩn LEED. Tuy nhiên, công trình xanh mới chỉ dừng ở cấp độ các dự án đơn lẻ, chưa có khu đô thị nào được công nhận là khu đô thị xanh đúng nghĩa.
TS.KTS Lê Thị Bích Thuận - Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho biết, khái niệm về đô thị xanh (Green Cities) không chỉ là tiết kiệm năng lượng. Nếu chỉ đến đó để ở, vui chơi thì lại phải vào nội đô, đi công viên cách đó cả chục km, đưa con đi học cũng thật xa thì không thể gọi là xanh được mặc dù không gian ở của họ là rất hài hòa, rất “xanh”.
Nói rõ hơn về khái niệm này, ông Nguyễn Xuân Hải - Uỷ viên Ban chấp hành, thành viên Ban Tư vấn, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, nếu chỉ xét “đô thị xanh” theo tiêu chí khu đô thị được xây dựng với nhiều cây xanh và diện tích mặt nước thì chưa đủ.
Một đô thị xanh đúng nghĩa phải tích hợp nhiều tiêu chí. |
Hiện tại, 7 tiêu chí đô thị xanh mà các nước châu Âu hiện đang áp dụng là: Không gian xanh (đô thị có mật độ cây xanh cao, tỷ lệ cây xanh/đầu người cao, không gian công cộng, không gian công viên, mặt nước được được đảm bảo); Công trình xanh (Xanh hóa công trình, công trình dùng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường); Giao thông xanh (nâng cao tỷ lệ giao thông công cộng, giảm sử dụng các phương tiện cá nhân, giảm khí thải CO2. Sử dụng các phương tiện giao thông không thải khí độc); Công nghiệp xanh (Công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, hạn chế ô nhiễm); Chất lượng môi trường đô thị xanh (Môi trường không khí sạch, giảm rác thải, khói, bụi, độ ồn trong đô thị); Bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên; Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường.
Xét về yếu tố lịch sử, KTS- GS - TSKH Nguyễn Thế Bá - nguyên Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam từng phát biểu: “Cây xanh Hà Nội cần được coi là di sản đô thị”. Đô thị Thăng Long ngàn năm văn hiến xưa với quần thể “hành chính Trung ương” bao giờ cũng phức hợp đủ các yếu tố về bộ máy, dân sinh, không gian sinh hoạt và không gian văn hóa… Trung tâm đô thị để lại di sản đến bây giờ luôn có nhiều cây, đặc biệt trong kiến trúc văn hóa Việt luôn có các cây to, hồ nước ở khuôn viên các đình, chùa. Tiếp nối mạch truyền thống lịch sử, quy hoạch đô thị Hà Nội luôn được chú trọng tới quy hoạch cây xanh, mặt nước, mật độ xây dựng và hoàn thiện đầy đủ các tiện ích hiện đại và năng động.
The Manor Central Park: Những “con số xanh” của khu đô thị đáng sống
Trong lĩnh vực phát triển các khu đô thị ở Việt Nam, Bitexco được biết đến là một chủ đầu tư thấu hiểu khách hàng và tiên phong mang đến những giá trị khác biệt dành cho họ. Ngay từ khi xuất hiện cho đến nay, thương hiệu The Manor đã được định vị ở phân khúc bất động sản cao cấp, tạo dựng chuẩn mực sống mới cho một cộng đồng cư dân thịnh vượng. Có lẽ chính vì thế, mà các khu đô thị do Bitexco kiến tạo vẫn luôn là những khu đô thị đáng sống bất chấp thời gian.
Không khí mua sắm và lễ hội trên khu phố sang trọng như các đô thị lớn trên thế giới. |
Ngay từ khi xuất hiện, The Manor Central Park đã là một khu đô thị sở hữu những “con số xanh” ấn tượng, trong đó đặc biệt phải kể đến yếu tố “Không gian xanh” như: Quy mô quy hoạch lên đến 89,7ha, từ đây tạo dựng nên một khu đô thị đa chức năng với không gian quy hoạch mở tiềm năng hấp dẫn; không chỉ liền kề Công viên Chu Văn An rộng 100ha, khu đô thị còn có diện tích không gian xanh lên đến 12,6ha, bao gồm một Công viên Trung tâm (rộng 6,6ha), 5 Công viên Ngón tay và hàng loạt công viên nội khu cùng những con đường rợp bóng cây... bao quanh toàn bộ khu đô thị. Và cuối cùng, 20,8% là mật độ xây dựng hiếm có, đáng mơ ước đối với một khu đô thị đa chức năng tại Hà Nội, nhất là trong bối cảnh “đất chật người đông” như hiện nay.
Công viên Trung tâm tại The Manor Central Park đóng vai trò như “trái tim” của khu đô thị tạo nên một thiên đường xanh. Đây hứa hẹn sẽ trở thành một không gian lý tưởng cho những hoạt động cộng đồng sôi nổi và tràn đầy sức sống. Bên cạnh đó là khu chung cư, khu văn phòng và tổ hợp thương mại, phố đi bộ, Quảng trường châu Âu, Đài ngắm cảnh, bể bơi ngoài trời, Trung tâm chăm sóc sức khỏe, Trường học liên cấp quốc tế…
Về tiêu chí “Giao thông xanh”, The Manor Central Park tọa lạc đắc địa tại cửa ngõ Tây Nam Thủ đô, sở hữu liên kết vùng linh hoạt khi tiếp giáp với hệ thống giao thông huyết mạch bao gồm các đại lộ lớn như: Đường Vành đai 3, Xa La, Nguyễn Xiển. Cư dân The Manor Central Park trong tương lai có thể tận dụng tối đa ưu thế mạng lưới giao thông hoàn chỉnh, kết nối xuyên suốt đến tất cả các khu vực trung tâm của thành phố: Khi tuyến đường Nguyễn Xiển - Xa La đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ dự án đến các khu vực trung tâm và cửa ngõ Thủ đô như Pháp Vân - Cầu Giẽ, Thường Tín… Từ đây, cư dân có thể dễ dàng di chuyển đến các địa điểm như: Bán đảo Linh Đàm, bến xe khách phía Nam, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Pháp, các trường Đại học như: Đại học Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách Khoa, Đại học Kinh tế Quốc dân...
Vị trí đắc địa kết hợp với quy hoạch nhiều dãy nhà phố thương mại nối tiếp; không gian quy hoạch mở với quy mô dân cư dự kiến lên đến 17.000 người khiến The Manor Central Park dễ dàng trở thành một điểm đến giao thương sầm uất phía Tây Nam thủ đô tựa Commonwealth - Massachusetts (Mỹ) hay Ginza (Nhật Bản). Không chỉ vậy, với lợi thế liền kề Công viên Chu Văn An rộng 100ha, phố đi bộ tấp nập, Quảng trường châu Âu rộng lớn, Công viên Trung tâm… The Manor Central Park còn thích hợp cho những lễ hội, triển lãm, đại nhạc hội chào đón năm mới, mang đến cho cộng đồng cảm giác như đang đắm mình tại Rockefeller Center – khu phức hợp thương mại đầy thịnh vượng với hàng nghìn lễ hội, sự kiện theo mùa tại New York (Mỹ).
Phối cảnh Công viên Trung tâm tại The Manor Central Park. |
Có thể thấy, với The Manor Central Park, chủ đầu tư Bitexco không chỉ tạo dựng được một chốn giao thương sôi động, mà còn mang tới cho người dân Thủ đô một điểm đến văn hóa, kết nối cộng đồng - điều mà không nhiều dự án bất động sản trên thị trường có thể làm được.
Giá trị sống ưu việt từ tầm nhìn quy hoạch
Giới chuyên gia cũng như các nhà đầu tư bất động sản khi nhận xét và phân tích các chỉ số đô thị đáng mơ ước đều đề cập đến một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, đó là giá trị sống ưu việt mà những cư dân tương lai của đô thị này được thụ hưởng.
Theo quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, The Manor Central Park nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Tây Hà Nội, được giới chuyên môn đánh giá cao bởi quy hoạch có tầm nhìn và kiến trúc đan xen giữa phương Đông và phương Tây. Dự án được tư vấn quy hoạch bởi EE&K - đơn vị quy hoạch của những khu đô thị nổi tiếng như Battery Park City New York (hạ Manhattan), Qibao Town Center (Thượng Hải - Trung Quốc). Đặc biệt, dự án còn có sự góp mặt của thương hiệu thiết kế kiến trúc nổi tiếng - Công ty kiến trúc Nhật Kume Sekkei và kiến trúc sư Mỹ Carlos Zapata (CZS) - người đã đồng hành với Bitexco trong việc xây dựng Bitexco Financial Tower và khách sạn JW Marriott Hanoi. Sự góp mặt của nhiều tên tuổi quốc tế danh tiếng này đã góp phần làm nên sức hút khó chối từ của The Manor Central Park.
Đô thị xanh cho trẻ em an toàn và vui chơi hạnh phúc |
Không chỉ là đô thị xanh, đáng sống đúng nghĩa, chủ đầu tư Bitexco luôn chú trọng kiến tạo The Manor Central Park gắn liền với mục tiêu bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên và phát triển Cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường. Kiến trúc sư trưởng của The Manor Central Park khi được đặt hàng thiết kế cho khu đô thị đã khai thác triệt để yếu tố di sản từ Thăng Long xưa. Thăng Long - Hà Nội phát triển hài hòa qua ngàn năm một phần nhờ yếu tố di sản được tạo nên bởi cộng đồng và đặc tính vật lý của kinh thành. Các nhóm cộng đồng vừa mở vừa riêng tư của Thăng Long hoa lệ xưa cũng sẽ được kế thừa và phát huy ở khu đô thị qua sự vượt trội trong quy hoạch. Lễ hội tại nơi đây không chỉ diễn ra ở Công viên Trung tâm mà còn có thể ở các không gian cộng đồng khác như: Phố đi bộ và các Công viên Ngón tay. Điều này khiến cho các cộng đồng dân cư vừa có được các hoạt động lễ hội của mình một cách độc lập nhưng vẫn hòa quyện với không gian lễ hội lớn của cộng đồng lớn bên ngoài. Chính vì vậy, đô thị mang tính kế thừa trong quy hoạch, tạo ra sự kết nối hoàn hảo cho các nhóm cư dân và cộng đồng xung quanh.
Điểm nhấn lôi cuốn cộng đồng đến The Manor Central Park mặc định bởi yếu tố sôi động. Sự sôi động được tạo nên bởi di sản và lễ hội. Yếu tố sôi động chính là sức sống của hai nhóm cộng đồng “in & out” - trong và ngoài. Một “Kỷ nguyên mới của Hà Nội 36 phố phường” kết hợp mô hình văn hoá - giao thương từ những đô thị lễ hội sầm uất, sôi động nhất của thế giới sẽ được tái hiện tại Việt Nam.
Kết hợp sáng tạo giữa cũ và mới nhằm mang tới một cuộc sống hiện đại, tiện nghi đi đôi với những giá trị truyền thống lâu đời của di sản văn hóa Hà Thành, The Manor Central Park chắc chắc sẽ là một khu đô thị xanh với cuộc sống đáng mơ ước - một biểu tượng mới cho cuộc sống đô thị Hà Nội trong tương lai.
Tuấn Anh
Theo