Họa sĩ Lê Phương (Leo) đã được giải nhất cuộc thi “Vẽ tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí” do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng (MEC) phối hợp cùng báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chiều 15/9 tại Hà Nội. Cuộc thi nằm trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến phòng chống tham nhũng” - VACI 2013 do Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác phối hợp thực hiện.
Giải nhất
Sau gần 11 tháng phát động (tháng 10-2013), cuộc thi đã có 615 tác phẩm do 35 tác giả chuyên và không chuyên từ mọi miền tổ quốc gửi về tham dự chương trình, thu hút hầu hết các cây bút biếm họa hàng đầu Việt Nam như Nguyễn Văn Thưởng (Sa Tế), Nguyễn Đức Trí (Viiip), Nguyễn Tiến Dũng (Choai), Nguyễn Văn Dũng (Cận), Lê Phương (Leo), Trần Thanh Trung (Cua Con), Mai Văn Sơn (Mai Sơn), Nguyễn Thị Diệp Thanh (Sói), Hà Xuân Nồng (NOP), Đỗ Đăng Khoa (Khoa Đỗ), Vũ Thanh Hiền (Zĩn), Trần Quyết Thắng, Văn Thanh… Đặc biệt, các “cây cọ” ở nhiều độ tuổi, nghề nghiệp cũng tích cực tham gia: sinh viên, nhà báo, kiến trúc sư, công an, bác sĩ, sinh viên sân khấu điện ảnh, cán bộ hưu trí… Trong đó, trẻ nhất tham dự là 20 tuổi (Nguyễn Ngọc Thủy - Tép), lớn tuổi nhất là 76 tuổi (Công Danh).
Giải nhì
Hội đồng giám khảo đã chọn 70 tác phẩm xuất sắc của 23 tác giả vào vòng chung khảo trưng bày tại Câu lạc bộ Vành Khuyên để các họa sĩ, nhà báo và các khán giả, độc giả đến thưởng lãm và bầu chọn. Thực tế, 36 tác phẩm trong đó đã được đăng tải trên báo: Pháp luật TP Hồ Chí Minh, VTC News, Đại Đoàn Kết, Tuổi trẻ, Tuổi trẻ cười, Thể thao & Văn hóa, Làng cười, Tiền phong, Lao động Nghệ An và tạo được hiệu ứng tốt, được sự ủng hộ của khán giả.
Giải ba
Họa sĩ Lý Trực Dũng, đại diện Hội đồng giám khảo nhận định: “Các tác phẩm vào chung khảo không chỉ đạt các yêu cầu mà thể lệ cuộc thi đặt ra mà còn thể hiện cái nhìn sắc xảo về các vụ việc tiêu cực, được nhiều người quan tâm và gây ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội, tính chiến đấu trên mỗi bức tranh có giá trị như một bài báo điều tra, bởi không cần một dòng giải thích, người xem vẫn có thể hiểu được thông điệp mà họa sĩ muốn gửi gắm”. Đề tài sáng tác cũng khá đa dạng với những lĩnh vực xảy ra “sự kiện” tiêu cực gần đây: cảnh sát giao thông, hàng hải, đóng tàu, đường sắt, ngân hàng, y tế, giáo dục, điện, xăng dầu, tổ chức cán bộ, kê khai tài sản, thể thao, giao thông, quy hoạch đô thị, bất động sản, văn hóa tâm linh, quản lý thực phẩm… Trong đó, lần đầu tiên có tranh biếm về đề tài tư pháp. Có nhiều tác giả sử dụng nhuần nhuyễn các công cụ tạo hình, màu sắc, sự cường điệu để làm nổi bật ý tưởng chủ đạo và gây cười, giúp tăng tính chiến đấu và sức lan tỏa của tác phẩm.
Giải khuyến khích
Hội đồng giám khảo đã chấm chọn về chuyên môn cũng như dựa trên hiệu ứng từ bình chọn của khán giả để trao 9 giải thưởng. Giải nhất thuộc về tranh của họa sĩ Lê Phương (Leo), giải nhì thuộc về tác giả Nguyễn Văn Thưởng (Sa Tế). Hai giải ba là của Nguyễn Thị Diệp Thanh (Sói), Nguyễn Đức Trí (Viiip) và 5 giải khuyến khích.
Cũng trong dịp này, Ban tổ chức đã công bố khởi động giai đoạn 2 của dự án VACI với chủ đề “Nâng cao tính chiến đấu của tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch” nhằm hỗ trợ giới họa sĩ và báo chí qua nhiều hoạt động: hội thảo hỗ trợ sáng tác tranh biếm, in ấn tuyển tập tranh biếm chống tham nhũng, giới thiệu tranh biến đến các đơn vị, cơ quan báo chí…
Theo Việt Nga/Hà Nội mới
Theo