Thứ hai 23/12/2024 02:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Cơ sở để ngành Xây dựng Thanh Hóa phát triển

20:04 | 28/01/2022

(Xây dựng) - Nghị quyết 58 với những cơ chế, chính sách đặc thù cho tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tính tương đồng với các thành phố lớn khác. Đây được xem là “vận hội” để tỉnh Thanh Hóa nói chung, ngành Xây dựng Thanh Hóa nói riêng, thu hút nguồn lực đầu tư, tăng tính "đột phá" về cơ chế, chính sách, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

co so de nganh xay dung thanh hoa phat trien

Trong số 8 chính sách được Quốc hội thông qua, có những chính sách Trung ương bổ sung, hỗ trợ nguồn lực cho địa phương như chính sách về định mức phân bổ chi thường xuyên; để lại tăng thu từ xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn; thu từ xử lý nhà, đất hoặc tạo dư địa để huy động thêm hay điều tiết nguồn lực xã hội như chính sách về mức dư nợ vay, phí, lệ phí. Những chính sách này sẽ tạo điều kiện cho địa phương có thêm nguồn lực để đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Nắm bắt cơ hội đó, ngành Xây dựng Thanh Hóa đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện. Thứ nhất, là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Ngày 20/5/2021, Sở Xây dựng đã ban hành Thông báo số 3265/TB-SXD; trong đó, Sở Xây dựng tiến hành rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết cho 70 thủ tục, thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng. Tất cả các thủ tục hành chính được cắt giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết theo quy định.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác phát triển đô thị, hướng đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa đạt 40% trở lên. Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 34 đô thị, trong đó: 1 đô thị loại I; 2 đô thị loại III; 1 đô thị loại IV, 30 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 36%. Hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hoá đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa gắn liền với đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; tạo động lực tăng trưởng vùng và địa phương và tình hình phát triển nhà ở đô thị, quản lý phát triển các đô thị mới và khu vực phát triển đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Để đạt mục tiên đến năm 2025, tỉ lệ đô thị hóa của tỉnh đạt 40%, Sở Xây dựng đã trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2025, hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa gồm 46 đô thị, trong đó 33 đô thị phát triển từ nhóm đô thị hiện có; thành lập 13 đô thị mới; thành lập 3 phường thuộc TP Sầm Sơn; và thị xã Bỉm Sơn.

Thứ ba, tăng cường công tác lập quy hoạch. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Xây dựng đã tham mưu hoàn thiện khung pháp lý về cải cách thủ tục hành chính trong công tác quy hoạch, tham mưu tăng cường quản lý quy hoạch, kịp thời ban hành các văn bản thẩm định, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng.

co so de nganh xay dung thanh hoa phat trien

Trong năm 2021, Sở Xây dựng đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt 96 hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng (55 nhiệm vụ và 41 đồ án). Như vậy, số lượng hồ sơ quy hoạch xây dựng được UBND tỉnh phê duyệt trung bình nhiều hơn gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Ngoài ra, tham gia ý kiến về nhiệm vụ và quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện, gồm: 135 nhiệm vụ, 131 quy hoạch chi tiết đô thị và khu chức năng, 120 nhiệm vụ và 41 hồ sơ quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn, 110 nhiệm vụ và 40 đồ án quy hoạch chung xây dựng xã.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng và tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng cũng được tập trung, chú trọng. Nói như ông Nguyễn Văn Thi - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa thì, các cơ chế, chính sách đặc thù mới là khung chính sách mang tính định hướng, dẫn dắt, đặt nền tảng, tạo dư địa; tuyệt đối không phải là các chính sách mang tính xin - cho. Ngược lại, Thanh Hóa phải nỗ lực, trách nhiệm phát huy hiệu quả những dư địa của các chính sách. Ví dụ, phải thúc đẩy phát triển hạ tầng hiệu quả thì mới phát huy được dư địa của chính sách phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng; phải xây dựng được kế hoạch vay và trả nợ hiệu quả, hợp lý thì mới khai thác được dư địa của chính sách tăng mức dư nợ vay…

Nếu nói năm 2021 là “bàn đạp” thì bước sang năm 2022, đây được xem là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, ngành Xây dựng có nhiều vận hội để phát triển khi Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 37/2021/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load