(Xây dựng) - Trường hợp đầu tư nâng cấp, xây mới công trình phòng, chống thiên tai thuộc nội dung phòng ngừa thiên tai tại Khoản 7 Điều 13 Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 “Xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 78/2021/NĐ-CP.
Có dùng Quỹ phòng, chống thiên tai để nâng cấp, xây mới công trình? |
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật Phòng chống, thiên tai số 33/2023/QH13 và Điểm b, Điểm c Khoản 18 Điều 1 Luật số 60/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều:
"2. Hỗ trợ trung hạn được quy định như sau:
a) Hỗ trợ trung hạn được thực hiện tiếp theo cứu trợ khẩn cấp, tập trung vào hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất; cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện các biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường; sửa chữa, khôi phục trụ sở, công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng thiết yếu khác bị thiệt hại;
b) Đối tượng được hỗ trợ trung hạn bao gồm tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại; cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang; đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp có công trình quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Nguồn lực cho hỗ trợ trung hạn bao gồm lương thực, hàng hóa dự trữ của Nhà nước; ngân sách nhà nước; Quỹ phòng, chống thiên tai và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân; hỗ trợ từ quốc tế".
Ông Khải Hùng (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi, trường hợp địa phương đề nghị sử dụng nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai để đầu tư nâng cấp, xây mới công trình phòng, chống thiên tai thì có trái với quy định của Luật Phòng, chống thiên tai không?
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được sử dụng để hỗ trợ hoạt động phòng, chống thiên tai và ưu tiên hỗ trợ cho các hoạt động: cứu trợ khẩn cấp về lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai; hỗ trợ tu sửa nhà ở, cơ sở y tế, trường học; xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Phòng, chống thiên tai.
Mức hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai tối đa không quá 3 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 1 công trình tại Điểm b Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
Trường hợp đầu tư nâng cấp, xây mới công trình phòng, chống thiên tai thuộc nội dung phòng ngừa thiên tai tại Khoản 7 Điều 13 Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 "Xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai" không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021. Trong đó, nguồn lực bao gồm: ngân sách nhà nước và đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, hỗ trợ từ quốc tế.
Việc đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật về đầu tư công.
Đỗ Quang
Theo