Thứ sáu 29/03/2024 12:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cỗ bàn tết nhất

09:00 | 27/01/2020

(Xây dựng) - Chẳng nói ra thì người Hà Nội nào cũng biết rằng cỗ bàn ở đất kinh kỳ nghìn năm này có phần phức tạp nhiêu khê chẳng kém gì đất thần kinh Huế. Nơi triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam chọn làm kinh đô.

co ban tet nhat

Thế nhưng người Huế ưa chuộng sự sắp đặt trình bày mâm cỗ bao nhiêu thì người Hà Nội tỷ mẩn gia giảm cách thức nấu nướng để đạt đến sự tinh tế bấy nhiêu của món ăn. Ngồi vào mâm cỗ Huế sẽ thấy “Nem công”, “Chả phượng” được chế biến bằng thịt lợn thịt gà mô phỏng theo hình dáng con phượng, con công. Có những thứ không phải là món ăn trên mâm cỗ cũng được cầu kỳ chế tạo. Như ngọn nến được thắp trong lòng một quả dứa khoét lỗ hình mắt cáo chẳng hạn. Miếng ăn đã được chế biến theo nghi thức hoàng gia như vậy đòi hỏi người ăn phải có những kiến thức ẩm thực nhất định. Nếu không sẽ rất dễ cầm quả dứa người ta dùng che gió cho ngọn nến lên để thưởng thức. Giống như vài người Việt lần đầu sang Indonesia ăn cỗ cũng lầm tưởng bát nước có thả vài miếng chanh thái lát là món canh vậy. Thực ra đó là bát nước nghi thức dùng để rửa tay ở những cỗ bàn của dân bản xứ không dùng đũa, thìa.

Cỗ bàn của người Hà Nội được làm vào những dịp đặc biệt trong năm tùy theo tính chất của sự kiện diễn ra mà có những thực đơn khác nhau. Cỗ cưới hỏi nhiều món pha trộn cả tây lẫn ta. Cỗ đám ma đơn giản hơn chút ít. Cỗ mồng ba tháng ba là những món nguội bánh trôi bánh chay, cỗ rằm tháng bảy có món cháo thí… Những năm chiến tranh bao cấp thiếu thốn, nhiều dịp lễ tiết trong năm bị bỏ qua không làm cỗ. Chỉ duy nhất cỗ ngày tết mừng năm mới là còn duy trì được. Đơn giản vì chỉ còn ngày Tết âm lịch Nhà nước lo được những tiêu chuẩn thực phẩm cho dân mà thôi. Toàn dân ăn Tết theo tiêu chuẩn mua hàng Tết. Có một con gà, một cân giò lụa. Vài cân gạo nếp, đậu xanh. Một túi hàng thập cẩm bao gồm bóng bì, miến dong, mộc nhĩ nấm hương, hạt tiêu. Trong túi ấy dĩ nhiên có cả một bánh pháo và một hộp mứt. Phiếu thịt để dành đến tết mua cân thịt thủ gói giò xào. Thịt lợn gói bánh chưng phải tự túc mua ngoài thị trường tự do. Cuối những năm 70 Hà Nội có phong trào nuôi lợn trong phố nên cũng giải quyết được phần lớn nhu cầu thịt lợn ngày Tết.

Cỗ bàn ngày Tết của người Hà Nội tùy theo gia cảnh mà nấu nướng bày biện. Tùng tiệm tối thiểu thì bốn bát, bốn đĩa. Bao gồm bát ninh măng chân giò lợn, bát miến nấu lòng gà, bát canh mọc viên nấu nấm, bát bóng thả súp lơ. Đĩa giò lụa, đĩa thịt gà luộc rắc lá chanh, đĩa nem rán, đĩa xôi. Khá giả hơn thì tám bát, tám đĩa. Hơn nữa thì bày cỗ mấy tầng bát đĩa với những món chim câu tần hạt sen, vi yến bào ngư cực kỳ trân quý. “Mâm cao cỗ đầy” là thế. Tất cả những món ngon khó làm đều được các bà các cô thực hiện vào ngày Tết với tất cả niềm say mê chứ không chỉ là bổn phận.

Quả gấc chín mua từ hồi tháng tám treo trong bếp quắt vỏ, Tết mang ra đồ một chõ xôi gấc đỏ rực. Đĩa xôi được trang điểm bằng những hạt gấc còn nguyên vỏ lụa óng ánh. Đậu xanh vỡ hạt ngâm kỹ đãi sạch vỏ đồ chõ xôi hoa cau hanh vàng. Lại nấu nồi chè đỗ đãi múc ra đĩa nhỏ rắc vừng rang lên trên. Chè đông đặc có diềm thạch mới mang ra làm món ăn tráng miệng.

Hà Nội là nơi hội tụ của dân tứ xứ. Gần như tất cả những món ăn ngon của đồng bằng Bắc bộ đều được người Hà Nội chế biến một cách tinh tế nhất. Dịp Tết có nhiều món không làm ở nhà được thì đã có những hàng chuyên nghiệp chế biến sẵn. Giò chả và bánh dày ở vùng Ước Lễ mang ra. Lợn sữa quay, ngỗng quay lên Hàng Buồm. Nem nắm lên Hàng Bún… Chỉ nội những món làm ở nhà cũng có mâm cỗ đến hơn chục đĩa, bát. Cỗ Tết không thể thiếu món nem rán đã trở thành thương hiệu. Nhân nem Hà Nội khá cầu kỳ trứng, thịt, mộc nhĩ, nấm hương, miến, củ đậu thái chỉ, hạt tiêu và nước mắm ngon vài giọt. Gói trong bánh đa tráng thủ công và rán bằng mỡ lợn. Cúng xong miếng nem vẫn giòn sụm.

Mâm cỗ Tết cũng không thể thiếu chiếc bánh chưng xanh cắt làm tám phần bằng sợi lạt tước nhỏ. Bên cạnh nó sẽ là đĩa dưa hành nén kỹ từ hơn một tháng trước. Đĩa giò xào mộc nhĩ hạt tiêu cắt chéo bày rộng ra để đặt bông hoa bằng cà rốt đỏ vào chính giữa và mấy củ dưa hành bóc nõn xung quanh. Nấu nồi thịt đông múc vào bát để nguội. Khi ăn úp bát ra đĩa bày lên mâm. Cá diếc kho riềng, gừng, thịt ba chỉ chín nục xương đỏ au màu nước hàng xếp ra đĩa nhỏ. Cá kho này ăn với bánh chưng chẳng có món gì ngon bằng.

co ban tet nhat

Mâm cỗ cầu kỳ sẽ có thêm món nộm thịt gà xé trộn hoa chuối rắc lạc rang húng quế thơm lừng. Những món xào rau với cá quả, với thịt lợn cũng rất được ưa chuộng trong ngày tết. Bát canh bóng thập cẩm được chế biến rất cầu kì bằng thịt lợn, su hào, cà rốt, súp lơ, tôm nõn, đậu ván, hành, rau mùi và bóng bì ngâm tẩy bằng phèn chua, rượu trắng. Bát canh măng nấu mực khô cũng cầu kỳ không kém với gần chục thứ nguyên liệu và cách nấu hết sức tỉ mỉ. Ngoài những bát măng, miến, bóng, mọc ra thỉnh thoảng đổi bữa người ta nấu nồi canh cá quả rau cần.

Ăn Tết kéo dài ít nhất ba ngày. Các món ăn chủ yếu được chuẩn bị từ hôm ba mươi Tết. Mồng bốn hóa vàng lại nấu nướng những món mới. “Đói hôm giỗ cha, no ba ngày Tết” là thế. Hình như càng những năm tháng đói khổ thì người Hà Nội lại càng chuẩn bị cho gia đình một cái Tết linh đình nhất có thể. Dù thực phẩm chẳng có bao nhiêu thì mọi nhà cũng nhộn nhịp không khí tết từ hôm hăm bảy, hăm tám. Đàn ông giúp vợ đi mua lá dong, lạt giang, củi tạ. Trẻ con hì hục rửa lá gói bánh chưng. Đàn bà ngâm gạo đãi đỗ. Chiếu cũ trải giữa nhà bày chậu gạo, nồi đỗ, nồi thịt lợn ướp hạt tiêu nước mắm xung quanh. Lá dong xếp một chồng xanh ngắt. Người vụng gói khuôn, người khéo gói vo, trẻ con tập gói bánh chưng con. Bánh chưng ngọt cầu kỳ hơn một chút ở nhân đậu xanh, thịt nạc. Khi gói phải dùng dao bài cạo mỏng cục đường phên mua ở chợ vào nhân bánh. Tám giờ tối là bắc bếp nổi lửa. Gà gật trông nồi bánh ì ục sôi suốt đêm để đổ thêm nước. Đặt siêu nước bên cạnh bếp để lấy nước nóng sáng ngày ra tắm bữa tất niên. Chiều ba mươi Tết là làm cơm cúng ông bà tổ tiên, tiền chủ. Eo xèo chảo nem rán trên bếp. Lộp cộp tiếng dao chặt thịt gà trên thớt nghiến. Lách cách bát đĩa bày ra mâm. Sột soạt tiếng bóc lá bánh, lá giò. Nồi măng ninh chân giò âm ỉ sôi từ sáng giờ mới nêm hành hoa nguyên củ múc ra bát bốc hơi hôi hổi nóng…

Cỗ Tết không thể thiếu những món ngọt tráng miệng. Ngoài chè kho ra còn có mứt, bánh tự làm. Những quả hồng ép phủ bột trắng bạc, miếng mứt bí trắng ngần, miếng mứt mận ngọt lừ, miếng mứt gừng cay gắt. Bánh su sê giòn tinh. Bánh gio chấm mật thanh mát. Cỗ Tết xưa của người Hà Nội còn để đãi khách đến chơi chúc Tết bất kỳ lúc nào trong ngày. Khách đàn ông sẽ dọn mâm giò thủ, bánh chưng, dưa góp ra nhấm nháp với rượu trắng nút lá chuối. Khách đàn bà có thêm món canh măng chân giò, bánh chưng ngọt và rượu mùi. Ăn đấy mà cũng là ngấm ngầm học hỏi cách nấu nướng gia giảm.

Thế nhưng hóa ra từ độ hơn chục năm nay thực phẩm ê hề khắp chợ và sức mua của người Hà Nội cũng tăng lên đáng kể thì Tết nhất lại kém đi phần cỗ bàn. Cả năm ăn uống no đủ đến tết cũng chẳng ai còn mặn mà lắm với những món ngon. Các bà các cô dù có trổ hết tài nấu nướng cũng khó chiều được khẩu vị những người trong nhà. Ngày trước ăn tết xong những đứa trẻ đến trường tăng được ít nhất một cân. Giờ thì không còn chuyện ấy nữa. Người Hà Nội bắt đầu có tâm lý tiết kiệm ba ngày Tết bởi nấu cỗ ra không có người ăn quả là lãng phí vô cùng. Không chỉ lãng phí thực phẩm mà thôi, cỗ bàn tết nhất còn là công sức và sự chuẩn bị rất li kỳ của các bà nội trợ. Và nghị lực cũng như thể lực của đàn bà ở phố bây giờ là không đủ để nấu cỗ cho hai chục người ăn nữa.

Vài năm nay người Hà Nội đã có thêm dịch vụ nấu cỗ tết. Thực đơn của nhà hàng nấu cỗ thường có đến hơn năm chục món tha hồ chọn. Thế nhưng cỗ tết nhà hàng nấu cũng chẳng thuyết phục được khẩu vị sành ăn của người Hà Nội. Hình như hồn cốt cỗ bàn tết nhất không chỉ nằm trong món ăn mà thôi.

Đỗ Phấn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mộc Châu (Sơn La): Độc đáo Lễ hội Cầu mưa năm 2024

    (Xây dựng) – Cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm được người Thái trắng, xã Mường Sang tổ chức vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu đồng thời, giáo dục thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

  • “Tây Ninh – Khúc hát tự hào” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3/2024

    (Xây dựng) - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật quy mô với màn trình diễn 3D mapping và pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút tại Quảng trường Ga đi cáp treo núi Bà Đen. Hãy tới Tây Ninh cuối tuần này để dâng đăng, ngắm pháo hoa, xem trình diễn nghệ thuật với công nghệ 3D mapping.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025.

  • Chùa Đậu – Đệ nhất danh lam và bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

    Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lăng miếu Triệu Tường tại xã Hà Long

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung (giai đoạn 2).

    20:58 | 25/03/2024
  • Khai hội chùa Bổ Đà - Ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Ngày 24/3, UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Bổ Đà và Liên hoan Dân ca quan họ năm 2024. Chùa Bổ Đà được coi là ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc, được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.

    08:23 | 25/03/2024
  • Tinh hoa ẩm thực Bình Định

    (Xây dựng) - 54 gian hàng với những tinh hoa ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của Bình Định đã được giới thiệu đến công chúng tại khu vực Thi Nai Bay, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị đối với người dân, những tín đồ ẩm thực trong nước và khách quốc tế.

    14:37 | 24/03/2024
  • Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024

    (Xây dựng) – Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 24–27/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch). Đến thời điểm này, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, công tác tổ chức khai mac lễ hội cơ bản hoàn thành, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, mang đậm nét văn hóa trên hành trình đến với Phật, về với Mẫu.

    22:51 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Hơn 30 gian hàng tại Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”

    (Xây dựng) - Ngày 22/3, tại công viên Yến Phi, đường Trần Phú, UBND thành phố Nha Trang tổ chức Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”. Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (22/4/2009-22/4/2024).

    22:55 | 22/03/2024
  • Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

    (Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    14:06 | 22/03/2024
  • Lưu giữ giá trị kiến trúc độc đáo của người Nùng ở Bắc Giang

    (Xây dựng) - Là một bản làng nhỏ, nằm nép mình bên những sườn đồi quanh năm xanh mát, bản cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) được biết đến với những ngôi nhà trình tường được làm bằng đất - một nét kiến trúc độc đáo của người dân tộc Nùng.

    20:52 | 21/03/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc cầu ngói Phát Diệm hơn trăm năm tuổi

    (Xây dựng) – Cầu ngói Phát Diệm, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) bắc qua sông Ân có tuổi đời trên trăm năm có lối kiến trúc độc đáo, là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và cũng là nơi gắn liền với hình ảnh đất và con người vùng biển Kim Sơn.

    19:43 | 21/03/2024
  • Trà Vinh: Vận động xây dựng Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu

    (Xây dựng) - Sáng 21/3, Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố Soạn giả - NSND Viễn Châu (Ban Vận động) tổ chức cuộc họp. Theo Ban vận động, khu lưu niệm dự kiến xây dựng với diện tích 11.300m2 đất tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

    16:12 | 21/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load