Thứ sáu 03/01/2025 03:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Chuyên gia: Ngăn khủng hoảng BĐS là cần thiết nhưng không phải là "cắt máu"

15:47 | 14/07/2022

Theo chuyên gia Vũ Đình Ánh, ngăn khủng hoảng thị trường bất động sản là cần thiết song không phải bằng cách siết nguồn "máu" bất hợp lý. Cách này khiến thị trường đang phục hồi sẽ khó khăn hơn.

Lo kéo lùi sự tăng trưởng, hàng vạn lao động mất việc

Thị trường bất động sản đang ở thế khó chồng khó khi những khó khăn về pháp lý chưa được khai thông lại tiếp tục mắc kẹt với vấn đề tín dụng bất động sản. Ông có lo tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây ra những hậu quả lớn khi Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch?

- Hậu quả chắc chắn có, thậm chí không phải đơn lẻ mà mang tính chất dây chuyền. Như tôi vẫn nói, thị trường bất động sản và thị trường tài chính là hai mặt của một đồng xu. Nếu một mặt thăng hoa, mặt còn lại cũng phát triển.

Ngược lại, trong tình cảnh hiện tại, khi bất động sản rơi vào cảnh khó khăn, hệ quả kéo theo sự trầm lắng, trước mắt là của thị trường tài chính.

Không chỉ thị trường tài chính, sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Đơn cử như trong GDP năm 2020, theo thống kê, riêng kinh doanh bất động sản đã đóng góp 4,42% hay gắn liền với bất động sản là ngành xây dựng đóng góp 6,19% trong khi cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chỉ đóng góp được 5,37%.

chuyen gia ngan khung hoang bds la can thiet nhung khong phai la cat mau
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh chia sẻ về hệ quả từ yêu cầu hạn chế tín dụng vào bất động sản tới tương lai của nền kinh tế (Ảnh: Đỗ Quân).

Chúng ta có thể hình dung đơn giản thế này, đơn cử một căn hộ cần đầu tư khoảng 200-500 triệu đồng cho nội thất. Nhân số tiền này với hàng vạn căn hộ trên thị trường, số tiền sẽ là hàng nghìn tỷ đồng doanh thu cùng hàng vạn việc làm cho nền kinh tế.

Bất động sản nếu gặp khó như hiện tại, nền kinh tế không những không được hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng mà rất nhiều người lao động còn bị mất việc làm và thu nhập.

Thực tế đã có nhiều phản ánh về việc buộc phải giảm tốc đầu tư khiến thị trường bất động sản dần có dấu hiệu trầm lắng, hạ nhiệt. Những lo lắng ông vừa nhắc tới có vẻ đang không dừng ở mức cảnh báo?

- Đó chính là điều tôi lo lắng. Dừng dự án, giảm tốc đầu tư chỉ là vế đầu. Các ngành nghề không đòi hỏi nhiều vốn, cơ sở vật chất, quỹ đất, lực lượng lao động lớn thì việc dừng, chuyển hướng hay quay lại kinh doanh khá đơn giản.

Tuy nhiên, với bất động sản, việc phục hồi sẽ tốn nhiều nguồn lực, giá trị cả về tài chính, kĩ thuật, công nghệ… Cái giá phải trả không chỉ với nhà phát triển bất động sản mà cả nền kinh tế bởi sự lãng phí nguồn lực.

Đáng nói nữa là dòng tiền khi gặp tâm lý e ngại sẽ chuyển hướng sang các lĩnh vực cảm giác ít bị hạn chế hơn. Trong điều kiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế hậu Covid-19 có hạn, dòng vốn lớn có thể tạo ra hiện tượng dư thừa, kéo theo hệ lụy là giảm hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.

Ngoài ra, mỗi dự án bất động sản dừng lại hay chậm triển khai do thiếu vốn còn làm lãng phí một nguồn tài nguyên vô giá là đất đai, chưa kể tước đoạt công ăn việc làm của hàng vạn người lao động vốn dĩ đã gặp bao khó khăn trong thời gian dịch bệnh.

Ngăn ngừa khủng hoảng là cần thiết song không phải bằng cách siết nguồn "máu" một cách bất hợp lý

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 quy định về hoạt động cho vay. Tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo đang khiến cả thị trường hoang mang, lo ngại. Xin hỏi ông một vấn đề được đề cập đến nhiều thời gian qua đó là siết tín dụng bất động sản vào thời điểm này có phù hợp không?

- Thực tế, kinh tế Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn 2020-2021. Phải tới quãng thời gian đầu năm nay, các ngành nghề, lĩnh vực mới dần có dấu hiệu phục hồi. Bất động sản là một bộ phận của nền kinh tế và về lý, phải nằm trong định hướng phục hồi, phát triển kinh tế xã hội nói chung.

Tuy nhiên, thực tế, bất động sản không những không được hỗ trợ để vượt qua khó khăn mà còn bị kìm hãm sự phục hồi sau quãng thời gian khó khăn.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy khủng hoảng thị trường bất động sản thường là cội nguồn hay tiền đề dẫn đến khủng hoảng tài chính tiền tệ. Bởi thế, ngăn ngừa khủng hoảng thị trường bất động sản là rất cần thiết và đặc biệt quan trọng song không phải bằng cách siết nguồn "máu" một cách bất hợp lý.

Cách làm này có thể khiến thị trường bất động sản đang phục hồi lại đột ngột lâm vào khủng hoảng.

Ông nghĩ vì lý do gì bất động sản phải nhận được cái nhìn định kiến như vậy?

- Vấn đề ở tâm lý thị trường. Thời gian qua, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn phục hồi, chúng ta đã quá quan tâm tới các ngành gặp khó khăn nhãn tiền như du lịch, giao thông mà quên đi một bộ phận quan trọng của nền kinh tế là bất động sản.

Nhiều ý kiến đang quá tập trung vào mặt tiêu cực của những thị trường này và áp dụng các biện pháp hạn chế chặt chẽ. Tuy nhiên, khi các mặt tiêu cực, có thể có, chưa được khắc phục trong một sớm một chiều thì những mặt tích cực của những lĩnh vực này đã bị ảnh hưởng. Sự ảnh hưởng ở đây là tâm lý e sợ, lo ngại tham gia thị trường, từ đó tạo ra sự mất cân đối của thị trường, và rộng hơn là nền kinh tế.

Có ý kiến cho rằng, dòng vốn không dành cho bất động sản có thể chảy sang sản xuất kinh doanh, tạo ra vật chất cho xã hội và điều ấy là tích cực, thưa ông?

- Chưa nói dòng vốn đổ về đâu, có thẩm thấu được không hay lãng phí như tôi đề cập ở trên nhưng điều tôi không tán thành là cách nhìn, là tư duy về bất động sản. Chúng ta phải hiểu rằng, sản phẩm bất động sản cũng là sản phẩm vật chất như nhà xưởng, văn phòng, cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nền kinh tế, đặc biệt là đáp ứng một trong những nhu cầu thiết yếu của con người là nhu cầu về nhà ở.

Vận hành bất động sản là cả một hệ thống khổng lồ, với nguồn lực tài chính, kĩ thuật, công nghệ lớn. Thế nên, bất động sản không nằm ngoài sản xuất kinh doanh và tư duy đánh đồng bất động sản với các ngành phi sản xuất là không đúng.

Cũng vì cái nhìn thiên lệch này mà chúng ta cứ phải bàn qua tính lại việc siết như thế nào với bất động sản. Thế nên, theo tôi, để quản lý, trước hết ta phải đặt lại vị trí, vai trò của bất động sản trong nền kinh tế, đó là một bộ phận của sản xuất, kinh doanh để khuyến khích, tạo điều kiện phát triển một cách lành mạnh, bền vững.

Những doanh nghiệp uy tín, có năng lực, dự án tốt, hiệu quả vẫn cần được khơi thông dòng vốn để thực sự đóng góp vào quá trình phục hồi và phát triển của nền kinh tế.

- Xin cảm ơn ông!

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39 quy định về hoạt động cho vay. Tuy nhiên, một số nội dung trong dự thảo đang khiến cả thị trường hoang mang, lo ngại.

Theo HoREA, dự thảo sử dụng từ "kiểm soát" việc cho vay mua, kinh doanh bất động sản và kiểm soát việc cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống có giá trị lớn, nên đã dẫn đến luồng dư luận cho là Ngân hàng Nhà nước định hướng "thắt chặt" tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả "thắt chặt" cho vay để mua bất động sản cao cấp do đây là khoản vay "có giá trị lớn".

Hệ quả, theo HoREA, là các tổ chức tín dụng "ngại" hoặc "không dám" cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư thứ cấp và kể cả cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua bất động sản, nhà ở, hoặc vay để xây nhà, sửa chữa nhà, mà điều này sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.

Theo Nguyễn Khánh/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Chung cư cao cấp và hạng sang tiếp tục “áp đảo” thị trường bất động sản năm 2025

    (Xây dựng) – Theo ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, nhà đầu tư sẽ có thêm lựa chọn “xuống tiền” trong năm 2025, tuy nhiên phân khúc chung cư cao cấp và hạng sang sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường bất động sản tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh về cả nguồn cung và mặt bằng giá.

  • Vì sao Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ khen ngợi?

    (Xây dựng) – Như Báo điện tử Xây dựng thông tin, ngày 31/12/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Văn bản 9723/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ biểu dương tỉnh Cà Mau. Đây là tín hiệu mừng và động viên lãnh đạo tỉnh trong quá trình tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện dự án nhà ở xã hội.

  • Cách xác định giá đất tính tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư

    (Xây dựng) - Ông Ngô Tôn (Đồng Nai) hỏi, nếu thời điểm phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ khác với thời điểm phê duyệt phương án tái định cư, thì giá đất tính tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư được tính dựa trên thời điểm nào?

  • Đất nền vệ tinh Thành phố Hồ Chí Minh hút sóng đầu tư cuối năm

    (Xây dựng) - Cuối năm 2024, thị trường bất động sản miền Nam đang có những sự thay đổi đặc biệt. Nhà đầu tư phía Bắc Nam tiến tìm bất động sản vệ tinh, bảng giá đất được điều chỉnh mới tại nhiều tỉnh,... Đặc biệt nhất chính là trên đường đua bất động sản xuất hiện trở lại dòng sản phẩm đất nền - ngôi sao vàng trong danh sách đầu tư sinh lời.

  • Ninh Thuận: Gỡ khó về thuê đất cho Dự án Khu du lịch Bình Tiên

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Quyết định số 771/QĐ-UBND về việc chuyển hình thức sử dụng đất từ hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm sang hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê tại Dự án Khu du lịch Bình Tiên, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận.

  • Hạ Long: Động thổ chung cư phố mới

    (Xây dựng) - Ngày 1/1, trong niềm vui chung đón chào năm mới 2025, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) phối hợp với nhà đầu tư Liên danh Công ty Cổ phần IggHaLong và Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư tài chính Toàn Cầu long trọng tổ chức chương trình khởi động Dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư lô 6, 7, 8 phường Trần Hưng Đạo.

Xem thêm
  • Điểm tên 9 dự án nhà ở xã hội đủ điều kiện mở bán tại Bình Dương

    (Xây dựng) – Chủ trương phát triển nhà ở xã hội kỳ vọng sẽ mang đến thêm nguồn cung căn hộ giá rẻ cho người lao động thu nhập thấp. Thời gian qua, Bình Dương đã có 9 dự án đủ điều kiện mở bán với quy mô khoảng 80ha, tương đương 14.788 căn hộ, diện tích sàn hơn 1 triệu m2.

    11:16 | 02/01/2025
  • Giá căn hộ 'leo thang', top 3 thành phố tăng cao nhất năm 2024

    Năm 2024 ghi nhận tốc độ tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư ở nhiều thị trường. Trong đó, Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM là ba địa phương có mức tăng cao nhất.

    09:34 | 02/01/2025
  • Điều kiện được bồi thường khi thu hồi đất

    (Xây dựng) - Ngày 25/3/2021, bà Lê Thị Tuyến (Bắc Giang) được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 138,8m2 đất ở.

    08:15 | 02/01/2025
  • Xác định ranh giới thửa đất theo quy định mới từ 15/1/2025

    (Xây dựng) - Theo quy định mới từ ngày 15/1/2025, việc xác định ranh giới thửa đất được thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi bài viết dưới dây.

    07:57 | 02/01/2025
  • Quảng Trị: Thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định 100

    (Xây dựng) - Để triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản gửi các đơn vị, tổ chức liên quan về thực hiện cho vay ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo Nghị định.

    21:02 | 01/01/2025
  • Ngành Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh: Gỡ khó để phát triển

    (Xây dựng) - Năm 2024, ngành Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tích cực tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường BĐS gặp nhiều thách thức. Đã có 34/64 dự án lớn được gỡ vướng về pháp lý, giúp hồi phục niềm tin của nhà đầu tư và ổn định thị trường.

    10:35 | 01/01/2025
  • Bất động sản Việt Nam: 30 năm nhìn lại

    (Xây dựng) - Sau 30 năm hình thành và phát triển, thị trường BĐS Việt Nam đã trở thành động lực quan trọng cho nền kinh tế. Thị trường BĐS Việt Nam trải qua hành trình đi từ lượng đến chất, từ sơ khai đến “tuổi 30” trưởng thành, vững chãi hơn nhưng cần vượt qua thách thức hiện hữu để hoàn thiện và ổn định.

    10:35 | 01/01/2025
  • Tăng tốc thực hiện Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

    (Xây dựng) - Gần 2 năm, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 338/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng TNT), công nhân KCN) giai đoạn 2021 - 2030” (Đề án) đến nay, số lượng căn hộ đã khởi công, hoàn thành đạt tỷ lệ thấp so kế hoạch (khoảng 35,6%). Để tăng tốc hoàn thành mục tiêu Đề án, cần “trợ lực” chính sách đủ mạnh từ Chính phủ, các Bộ, ban ngành, địa phương...

    10:34 | 01/01/2025
  • Hà Nội: Duyệt nhiệm vụ quy hoạch 29 tòa khu tập thể cũ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Nghĩa Tân (tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội), tỷ lệ 1/500. Theo đó, tổng diện tích nghiên cứu lập nhiệm vụ quy hoạch chi tiết là khoảng 316.611m2.

    09:03 | 01/01/2025
  • Hội nghị VRECC 2025: Kỷ nguyên bứt phá trong lĩnh vực bất động sản Việt Nam

    (Xây dựng) - Dự kiến ngày 9/01/2025 sắp tới, sẽ có 350 doanh nghiệp bất động sản, 600 lãnh đạo doanh nghiệp và 50 đơn vị truyền thông báo chí tham gia Hội nghị Cộng đồng Bất động sản Việt Nam 2025 (VRECC 2025) với chủ đề: Kỷ nguyên bứt phá tại Khu du lịch Văn Thánh - Ga Văn Thánh, Metro Bến Thành - Suối Tiên, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình do Cộng đồng Review Bất động sản tổ chức và được bảo trợ truyền thông bởi Báo Xây dựng - Cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng.

    09:02 | 01/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load