Thứ năm 07/12/2023 20:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chuyển đổi số ngành Xây dựng: Cơ hội và thách thức

16:33 | 30/08/2021

(Xây dựng) – Đầu tư vào lĩnh vực xây dựng chiếm 30 - 40% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Để phát huy nguồn lực to lớn này, ngoài việc ban hành đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật thì chuyển đổi số ngành Xây dựng sẽ tạo cú hích tăng trưởng nhanh, bền vững cho Ngành và có đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, đặc biệt là duy trì chuỗi cung ứng trong hoạt động đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19.

chuyen doi so nganh xay dung co hoi va thach thuc
PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ Xây dựng).

Tháng 9/2019, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 52/NQ-TW “Về một số chủ trương chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, ngày 17/4/2020 Thủ tướng Chính phủ ký Nghị quyết số 50/NQ-CP về việc “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Trong Nghị quyết 50/NQ-CP, Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ và các địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý về phát triển đô thị thông minh bền vững; hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hệ thống hạ tầng dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của đô thị thông minh. Xác định rõ lộ trình thí điểm và lựa chọn các đô thị thí điểm đô thị thông minh; cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai thí điểm phát triển đô thị thông minh bảo đảm tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế. Cụ thể hơn nữa, Chính phủ giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, xây dựng “Đề án thí điểm một số cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai thí điểm phát triển đô thị thông minh đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế. Khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư phát triển đô thị thông minh” để trình Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 2021-2025.

Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Chính phủ, tháng 6 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký và ban hành Quyết định số 1004/QĐ-BXD “Về việc phê duyệt Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030” với quan điểm chỉ đạo nhất quán là: (1) Xác định phục vụ người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; (2) Chuyển đổi số ngành Xây dựng là nội dung quan trọng cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả để góp phần tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công ngành Xây dựng; (3) Trong quá trình xây dựng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành Xây dựng, phải nghiên cứu, xem xét lồng ghép tối đa các nội dung về chuyển đổi số; (4) Chuyển đổi số phải được thực hiện từng bước, có lộ trình, tiến tới toàn diện và đồng bộ trong mọi lĩnh vực của ngành Xây dựng; (5) Xác định nguồn nhân lực là yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số; Thực hiện các giải pháp toàn diện để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số.

Để tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ chuyển đổi số, Bộ Xây dựng đã ưu tiên 6 nhóm lĩnh vực để tập trung triển khai là: i) Xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL), số hóa các văn bản, chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức, đơn giá… phục vụ quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng cũng như các cơ quan quản lý về xây dựng ở địa phương; ii) Xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Xây dựng; iii) Các hoạt động liên quan đến công tác tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm tra, thẩm định, thi công xây lắp, nghiệm thu công trình; iv) Sản xuất vật liệu xây dựng; v) Phát triển đô thị, quy hoạch đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị; vi) Quản lý nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.

Với 6 nhóm nhiệm vụ, và trên 20 nhiệm vụ cụ thể triển khai từ năm 2020 đến năm 2025, ngành Xây dựng sẽ có được bộ CSDL số đồng bộ, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước được Chính phủ giao. Kết quả của nhiệm vụ chuyển đổi số của Ngành sẽ mang đến cho người dân và xã hội những tiện ích rất cụ thể, như: tra cứu thông tin về quy hoạch, về các dự án phát triển đô thị, các dự án bất động sản, số lượng/công suất hoạt động của các nhà máy cấp và xử lý nước thải và nhiều thông tin khác trên cổng thông tin của Bộ, thông tin được tra cứu mọi lúc mọi nơi trên các thiết bị di động có kết nối internet, các thông tin được tra cứu về quy hoạch, kiến trúc sẽ được cung cấp dưới dạng mô hình 3D và kết hợp một số tiện ích như khác (chuyển động đa chiều); giải quyết thủ tục hành chính với cấp độ 4 khoảng 80%.

Trong lĩnh vực hoạt động xây dựng, tiến tới bãi bỏ các quy định gửi hồ sơ thiết kế in giấy đến cơ quan Nhà nước để thẩm định (chỉ cần gửi file mềm có dấu và chữ ký điện tử), áp dụng rộng rãi mô hình hóa thông tin công trình (BIM). Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, chuyển đổi số sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước và chính doanh nghiệp biết được nhu cầu tiêu thụ và biến động giá theo quý, thậm trí là theo tuần đối với từng loại vật liệu xây dựng, trên cơ sở đó các nhà máy có kế hoạch sản xuất để tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng cũng có cơ sở để triển khai kế hoạch kinh doanh.

Trong bối cảnh phải thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19, chuyển đổi số đã giúp cho duy trì các hoạt động quản lý Nhà nước của Bộ, giúp cho các doanh nghiệp xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng được duy trì được một phần chuỗi cung ứng. Bộ Xây dựng sẽ đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số, nhất là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

chuyen doi so nganh xay dung co hoi va thach thuc
Ảnh minh họa (nguồn: Internet).

Với nguồn vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 100 tỷ USD năm 2020, trong đó đầu tư về xây dựng (bao gồm xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng giao thông) chiếm khoảng 30 - 40% đầu tư toàn xã hội (chưa tính đến giá trị đất hình thành lên giá bất động sản xây dựng), đây là nguồn lực to lớn đối với phát triển kinh tế quốc gia. Nếu có giải pháp đồng bộ về mặt cơ chế, chính sách, nhất là nhận thức của các cấp chính quyền về vấn đề chuyển đổi số thì với số vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành Xây dựng khoảng 40 tỷ USD đến 50 tỷ USD/năm giai đoạn 2021-2025, chuyển đổi số của Ngành sẽ tạo ra giá trị thặng dư vô cùng to lớn cho xã hội. Mục tiêu kinh tế số ngành Xây dựng năm 2025 chiếm 20% tổng số đóng góp của toàn Ngành vào tăng trường GDP chung cả nước là nhiệm vụ khả thi.

PGS.TS Vũ Ngọc Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2023 đạt 33/39 chỉ tiêu chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sau 11 tháng thực hiện, đến nay tỉnh đã hoàn thành 33/39 chỉ tiêu Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số giao trong năm 2023.

  • Thanh Hóa: Thúc đẩy chuyển đổi xanh, huy động nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 504/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, Thủ tướng lưu ý Thanh Hóa cần thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số.

  • Sắp tổ chức chương trình Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2023 lần thứ 6

    (Xây dựng) - Ngày 14/12 tại Thành phố Hà Nội, Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2023 - lần thứ 6. Chương trình vinh dự có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL).

  • Đẩy nhanh việc chuyển đổi số tổng thể bằng tắt sóng 2G

    (Xây dựng) - Mỗi quốc gia khi tắt sóng công nghệ 2G, 3G đều có những phương pháp, mục tiêu khác nhau. Việt Nam chọn cách tắt sóng 2G để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, nếu một nhà mạng muốn triển khai công nghệ di động mới 5G, thì việc duy trì vận hành quá nhiều công nghệ song song như 2G, 3G, 4G đồng thời sẽ tốn chi phí rất lớn và khai thác không hiệu quả. Vì vậy, cần tắt sóng công nghệ cũ để tối ưu hóa vận hành và dành nguồn lực, băng tần số vô tuyến điện cho công nghệ mới, đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia.

  • Tắt sóng 2G, đưa người dân lên môi trường số

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, CLB Nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức Tọa đàm "Tắt sóng 2G, đưa người dân lên môi trường số". Mục tiêu của sự kiện là để lắng nghe tiếng nói của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp viễn thông về lộ trình tắt sóng 2G, cũng như tác động của việc này tới người dùng, thị trường viễn thông trong nước.

  • Bình Dương: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0

    (Xây dựng) - Ngày 4/12, tại Bình Dương, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) phối hợp cùng TÜV SÜD Asia Pacific Pte. Ltd và Tổng Công ty Becamex IDC tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh quá trình ứng dụng công nghiệp 4.0”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 đang diễn ra tại Bình Dương từ ngày 3-5/12.

Xem thêm
  • Phú Lương (Thái Nguyên): Xây dựng tuyến phố văn minh không dùng tiền mặt đầu tiên

    (Xây dựng) – Thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thí điểm tuyến phố văn minh không dùng tiền mặt. Đây là tuyến phố đầu tiên cũng là mô hình điểm của huyện, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa.

    18:02 | 03/12/2023
  • Thừa Thiên – Huế: Phát triển công nghệ thông tin gắn với văn hóa, di sản và giao thông

    (Xây dựng) - Ngày 1/12, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Công ty TNHH SMC Huế và Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “Huế - Công nghệ thông tin – Thúc đẩy phát triển bền vững”.

    21:22 | 01/12/2023
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài

    (Xây dựng) - Ngày 1/12, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài” cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.

    19:40 | 01/12/2023
  • Bình Dương: Những thành công từ chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Đến nay, 100% hồ sơ công việc tại tỉnh Bình Dương được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) thông qua phần mềm quản lý văn bản của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    21:33 | 30/11/2023
  • Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á

    (Xây dựng) – Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc trọng thể sáng 29/11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp tổ chức với chủ đề: “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững”. Đây là năm thứ 7 chương trình được tổ chức.

    15:28 | 29/11/2023
  • 4 định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực công nghệ

    (Xây dựng) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Thông tư 21/2023/TT-BKHCN ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với dịch vụ đánh giá trình độ và năng lực công nghệ; dịch vụ hỗ trợ xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ; dịch vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ; dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

    08:12 | 29/11/2023
  • Khóa đào tạo Chuyên viên BIM - Thông tin dự án theo tiêu chuẩn ISO 19650

    (Xây dựng) - Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC (trực thuộc Bộ Xây dựng) và BSI Việt Nam đã tổ chức thành công khóa đào tạo trực tuyến Chuyên viên BIM - Thông tin dự án theo tiêu chuẩn ISO 19650 kéo dài 04 ngày (từ 21/11/2023 - 24/11/2023).

    16:12 | 28/11/2023
  • Áp dụng BIM cho các công trình hạ tầng giao thông tại Việt Nam: Thực trạng, xu thế và kinh nghiệm thực tế

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế mới, với những tác động đáng kể đến toàn ngành công nghiệp. Trong đó, ngành Xây dựng đang phải đối mặt với vô số thách thức cũng như đón chờ các cơ hội bùng nổ.

    15:33 | 28/11/2023
  • Vinfuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023

    (Xây dựng) - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra từ ngày 18 - 21/12/2023 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, y học chính xác và hạ tầng giao thông xanh… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện sẽ là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu đột phá, phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất.

    14:58 | 28/11/2023
  • Vĩnh Phúc: Hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp

    (Xây dựng) - Với những lợi ích nhiều mặt, công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây được coi là giải pháp mang tính đột phá nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    14:38 | 28/11/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load