Thứ ba 05/11/2024 11:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Chuyện chưa kể về chiếc đĩa kỷ lục thế giới của gốm Chu Đậu

15:46 | 28/11/2019

(Xây dựng) - Chiếc đĩa gốm Chu Đậu 1.000 chữ “Long” viết bằng thư pháp vừa được vinh danh Kỷ lục Guiness Thế giới đã được tạo ra từ những trăn trở, những ước mơ, tình yêu, niềm tự hào là người con đất Việt của những nghệ nhân gốm Chu Đậu và nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý.

Chuyện chưa kể về chiếc đĩa kỷ lục thế giới của gốm Chu Đậu
Đĩa gốm Chu Đậu 1.000 chữ Long viết bằng thư pháp có đường kính 1,2m được làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Hơn 200 ngày ăn gốm, ngủ gốm và mơ gốm

Chiếc đĩa gốm 1.000 chữ “Long” viết bằng thư pháp dưới men của Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP (Hapro), một thành viên Tập đoàn BRG, được vinh danh Kỷ lục Guiness Thế giới là niềm tự hào không chỉ cho gốm Chu Đậu mà còn cho nghề gốm sứ Việt Nam. Đây cũng chính là sự tôn vinh xứng đáng dành cho những người nghệ nhân và thợ gốm Chu Đậu, những người yêu gốm như “hơi thở”.

Ngược dòng thời gian trở về những tháng mùa xuân năm 2010, nhân dịp chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Hapro được thành phố lựa chọn gắn điểm công trình chào mừng Đại lễ tại Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu. Đây vừa là niềm vinh dự mà cũng là thách thức với lãnh đạo công ty, để sáng tạo ra một sản phẩm đặc biệt ý nghĩa nhân dịp này.

Ông Vũ Thanh Sơn - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu cho biết: “Từ suy nghĩ Thăng Long – Hà Nội có ý nghĩa là “Rồng bay lên” và đĩa gốm hình tròn biểu tượng cho trời, các nghệ nhân gốm Chu Đậu đã nảy ra ý tưởng làm một chiếc đĩa gốm kích thước lớn được vẽ 1.000 chữ “Long” tượng trưng cho 1.000 con Rồng đang bay trên bầu trời”.

Ý tưởng này được đưa ra, các nghệ nhân Chu Đậu đều hứng khởi và không khí xưởng gốm như một ngày hội. Nhưng để chế tác được chiếc đĩa gốm đường kính 1,2m, kích thước đĩa lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó bằng phương pháp hoàn toàn thủ công là một thách thức không hề nhỏ đối với bất kỳ người thợ nào.

Trong tất cả các khâu làm nên chiếc đĩa gốm kỷ lục này, khâu nào cũng quan trọng và đòi hỏi sự tỉ mỉ và bí quyết. Đầu tiên phải kể đến khâu làm khuôn và tạo xương gốm. Để làm một chiếc khuôn khổng lồ, những người thợ của gốm Chu Đậu đã phải cùng nhau thử nghiệm nhiều lần mới ra được chiếc khuôn như ý. Trong khi một nhóm những nghệ nhân khác trăn trở thử nghiệm ngày đêm cách pha trộn đất sét, cao lanh để tạo nên xương gốm đủ độ chắc, chịu được lửa nung ở lò quy mô lớn.

Sau hàng chục mẻ lò trong suốt hơn 4 tháng ròng, cuối cùng các nghệ nhân gốm Chu Đậu đã ra được công thức chuẩn để làm phần thô chiếc đĩa gốm lớn nhất Việt Nam. Tổng thời gian hoàn thành chiếc đĩa là gần 7 tháng.

Tôn vinh sự sáng tạo và chủ quyền Việt Nam

Điều đặc biệt của chiếc đĩa gốm Chu Đậu đạt kỷ lục thế giới chính là 1.000 chữ “Long” được viết bằng thư pháp bởi nhà thư pháp nổi tiếng Lê Thiên Lý, người đã sáng tạo ra hai lối viết thư pháp mới: “Nhân diện thư” và “Vật điểu thư”.

Do vậy, đĩa gốm Chu Đậu viết 1.000 chữ “Long” là sự sáng tạo độc đáo và tài hoa độc nhất vô nhị của thư pháp Việt Nam đương đại. Kết hợp các thể thư pháp truyền thống với hai thể thư pháp mới, 1.000 chữ “Long” mỗi chữ mỗi vẻ, không chữ nào giống chữ nào tạo thành bức tranh liên hoàn kỳ thú.

Chuyện chưa kể về chiếc đĩa kỷ lục thế giới của gốm Chu Đậu
Ông Lê Thiên Lý viết 1.000 chữ Long bằng thư pháp trên đĩa gốm Chu Đậu.

Chữ là người (Nhân diện thư): Là dũng tướng bảo vệ thành Thăng Long, nhà nho suy tư bên ngòi bút lông, anh bộ đội cầm súng bảo vệ Tổ quốc, anh hải quân với biển khơi lộng gió, em bé bên quyển sách, sinh viên thi đỗ thủ khoa…

Chữ là vật (Vật điểu thư): Là cây đàn, lá, hoa, con cá, con tôm, quyển sách, cây bút, lưỡng cực âm dương hay bình gốm. Chữ “Long” còn được biến hóa khôn lường theo dáng rồng chầu, rồng ẩn, rồng múa, rồng bay và bản đồ Việt Nam có đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo nhà thư pháp Lê Thiên Lý, 1.000 chữ “Long” thư pháp được viết trên chiếc đĩa khổng lồ trong gần 2 tháng mới hoàn thành. Trong quá trình này, ông đã phải treo người lên cao trong vài giờ đồng hồ mỗi lần.

“Viết thư pháp trên đĩa gốm cỡ lớn như vậy là lần đầu tiên tôi kết hợp cùng gốm Chu Đậu, dòng gốm cổ có gần 600 năm lịch sử. Điều này thể hiện ý nghĩa rất lớn, tượng trưng cho trí tuệ và tài năng của người Việt Nam và là quà tặng ý nghĩa dành cho Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến”, ông Lê Thiên Lý cho biết.

Cả nghìn chữ thư pháp “Long” đã được phủ dưới lớp men tro trấu đặc trưng của gốm Chu Đậu, dòng men đã được xác lập độc bản kỷ lục Việt Nam. Do vậy, chiếc đĩa đặc biệt này là đỉnh cao của tinh hoa văn hóa Việt Nam về cả nghệ thuật gốm và thư pháp. Đây chính là sự khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đất nước, bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.

Tâm huyết với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa lịch sử của gốm Chu Đậu, Madame Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch Tập đoàn BRG khẳng định: “Tác phẩm này đã cho thấy sự phát triển và sáng tạo không ngừng của gốm Chu Đậu trong dòng chảy lịch sử gần 600 năm. Tập đoàn BRG tự hào giữ trọng trách để gốm Chu Đậu, tinh hoa văn hóa Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ và vang danh khắp thế giới”.

Ngày 9/9/2019, Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu thuộc Tập đoàn BRG đã vinh dự được tổ chức Kỷ lục thế giới xác nhận tác phẩm: Đĩa 1.000 chữ “Long” viết bằng thư pháp đạt Kỷ lục Guiness thế giới. Trước đó, năm 2013, chiếc đĩa này đã được tổ chức xác lập kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục cho chiếc đĩa có kích thước lớn nhất được vẽ chữ 1.000 chữ “Long” thư pháp.

Chiếc đĩa không những tôn vinh tài hoa của người nghệ nhân gốm Chu Đậu, mà còn làm rạng danh nghề gốm sứ Việt Nam, xứng danh 10 chữ vàng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao tặng: “Gốm Chu Đậu - Bản sắc Việt, toả sáng năm châu”.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load