Thứ bảy 27/07/2024 07:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

14:07 | 01/02/2023

(Xây dựng) - Gắn liền với truyền thuyết “Tiền lục nhạc – Hậu thất tinh”, chùa Tam Chúc có địa thế tuyệt đẹp khi lưng tựa núi, mặt liền sông. Mỗi năm, ngôi chùa này thu hút hàng trăm vạn du khách tới hành hương. Dù ngày 12 tháng Giêng mới là ngày khai hội, nhưng mỗi ngày có khoảng một vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh. Lượng người đổ về đông, nhưng tại đây không xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy, an ninh được đảm bảo.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Hàng vạn du khách về du xuân chùa Tam Chúc trước ngày khai hội.

Được xây dựng trên nền chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1.000 năm, quần thể chùa Tam Chúc được xây dựng ngày nay là đại diện cho sự kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, giữa nền văn hóa phương Ðông và phương Tây dựa trên nền tảng Phật giáo, thể hiện qua bàn tay khéo léo của những nghệ nhân điêu khắc đến từ Việt Nam và Ấn Ðộ, Indonesia. Hiện, quần thể Khu du lịch Tam Chúc đang hướng tới Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, trở thành tuyến đường hành hương kết nối di sản các khu tâm linh từ chùa Vàng, di sản thế giới Tràng An, Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Ðính, khu đầm ngập nước Vân Long (Ninh Bình); chùa Ðồng Tâm (Hòa Bình); chùa Tam Chúc (Hà Nam), chùa Hương, chùa Quan Sơn, Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Chùa cổ Tam Chúc với niên đại hơn 1.000 năm.

Khu du lịch Tam Chúc gồm các hạng mục: Khu lòng hồ; Khu văn hóa tâm linh; Khu nghỉ dưỡng; sân golf 36 lỗ; Khu cây xanh và dịch vụ ven hồ; Khu bảo tồn di tích và cảnh quan thiên nhiên.

Kiến trúc chùa Tam Chúc từ cổng Tam Quan bao gồm các điện vào công trình liên quan: Điện Quan Âm – điện Pháp Chủ – điện Tam Thế – chùa Ngọc (đàn Tế Trời). Ngoài ra, còn các công trình khác như Vườn Kinh, Đình Tam Chúc… tọa lạc trên đỉnh núi Thất Tinh, đây là chùa trung tâm trong hệ thống chùa Tam Chúc.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Điện Tam Thế là nơi thờ 3 ngôi báu của Phật giáo là: Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.

Trong đó, công trình Điện thờ Pháp chủ Thích Ca Mâu Ni có tượng Phật nặng 200 tấn – đây là pho tượng Phật bằng đồng nguyên khối lớn nhất Đông Nam Á. Điện Tam Bảo (Điện Tam Thế) có 3 bức tượng Phật được làm bằng đồng, mang ý nghĩa của quá khứ, hiện tại và tương lai. Mỗi bức có trọng lượng lên đến 80 tấn. Phía sau mỗi bức tượng Phật là một cánh sen dát vàng.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Điện Pháp Chủ thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 200 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác.

Điện Pháp Chủ nằm dưới điện Tam Thế. Điện có hai tầng mái cong cao 31m với diện tích sàn 3.000m2. Tại đây thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối nặng 200 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác. Trong điện Pháp Chủ còn có 4 bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường, mỗi bức thể hiện 1 trong 4 bước ngoặt lớn của đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sanh, thành Đạo, thuyết Pháp và nhập Niết Bàn.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Điện Quan Âm thờ một pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, nặng 150 tấn.

Điện Quan Âm có diện tích tương đương Điện Pháp Chủ. Điện thờ một pho tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác cùng với 8.500 bức tranh về những câu chuyện về đức Phật được tạc bằng đá núi lửa Indonesia.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam được trồng tại chùa Tam Chúc.

Chùa Tam Chúc còn đang trồng cây bồ đề có tuổi thọ lớn nhất thế giới do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng cho Việt Nam. Cây bồ đề này được chiết ra từ “Cây bồ đề vĩ đại Cát Tường” (Jaya Sri Maha Bodhi), ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Nhiều bức tranh, phù điêu được làm bằng đá núi lửa.

Đến nay, về với Tam Chúc sẽ được tham quan các công trình kiến trúc phật giáo; nghiên cứu phật học, các biểu tượng điêu khắc; tham dự các lễ hội, tìm hiểu văn hóa lịch sử địa phương… Cùng với đó, du khách sẽ được tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên, du lịch nghỉ dưỡng trong lòng hồ… du lịch cộng đồng gắn với hệ sinh thái nông nghiệp; nghỉ dưỡng và trải nghiệm đời sống sinh hoạt của cư dân địa phương.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

Diễn tập rước xá lợi tử trước ngày hội.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

Công tác diễn tập được chuẩn bị gấp rút cho ngày hội.

Đại diện Ban Quản lý khu du lịch Tam Chúc cho biết, ngày 12 tháng Giêng mới chính thức khai hội nhưng từ mùng 3 Tết đến nay, mỗi ngày có khoảng một vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh. Dù lượng người đổ về đông nhưng tại đây không xảy ra tình trạng chen lấn, mọi người đều hoan hỷ khi đi lễ đầu năm. Nhận định lượng du khách sẽ đông trong những ngày đầu năm mới, Ban Quản lý đã kết hợp với lực lượng chức năng huyện Kim Bảng (tỉnh Hà Nam) lên phương án hướng dẫn, phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông cho khách đến du xuân.

Đặc biệt, Khu du lịch Tam Chúc mới khánh thành thêm một điểm mới đó là “Phố cổ Tam Chúc”, nằm cách chùa khoảng 6km. Đây là điểm tiếp đón, đặt các trạm bán vé cho du khách và cũng nhằm giảm tải khi có đông du khách đến tham quan trong cùng thời điểm.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Du khách đi thuyền được trang bị đầy đủ áo phao, đảm bảo an toàn du xuân.

Để phục vụ du khách, Ban Quản lý cũng đã bố trí khoảng 20 thuyền lớn và 100 thuyền nhỏ. Ngoài ra còn bố trí hơn 300 xe buýt tăng cường để tránh tình trạng ùn tắc, không có phương tiện phục vụ du khách…

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội
Hơn 20 thuyền lớn và 100 thuyền nhỏ được chuẩn bị đón du khách.

Lực lượng bảo vệ của đơn vị cũng đã phối hợp với Công an và lực lượng chức năng địa phương triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông trên địa bàn. Đồng thời, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp lợi dụng lễ hội có hành vi gây rối an ninh trật tự.

Công an tỉnh Hà Nam cũng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tập trung phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, không để các đối tượng hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội hoạt động ở nơi diễn ra lễ hội thực hiện hành vi phạm tội như trộm cắp, cướp giật... Kết hợp tuyên truyền tới người dân, du khách nâng cao cảnh giác, tự bảo quản tài sản, chủ động sẵn sàng phương án phòng cháy, chữa cháy.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

Nhà Thủy Đình.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

Khu ẩm thực.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

Biển chỉ dẫn được bố trí tại nhiều nơi hỗ trợ du khách tham quan.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

Đội ngũ hướng dẫn viên chùa Tam Chúc được đào tạo bài bản, am hiểu lịch sử phật giáo sẵn sàng phục vụ khách du lịch.

Chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng đón hàng vạn du khách trước ngày khai hội

Hơn 300 xe điện được bố trí để phục vụ nhu cầu du khách.

Tại các tuyến đường ra vào khu du lịch, bến bãi gửi xe, lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động…chia thành nhiều chốt hướng dẫn người tham gia giao thông đi đúng phần đường, các hàng quán ven đường dẹp bớt hàng hóa để phương tiện di chuyển.

Năm nay, Ban Quản lý khu du lịch đã chia hơn 10 điểm tư vấn bán vé dịch vụ kết hợp với việc thanh toán online, niêm yết công khai các loại phí, giá dịch vụ; tăng cường nhân viên túc trực nhắc nhở, hướng dẫn du khách; dựng hàng rào điều tiết du khách xếp hàng lên thuyền một cách khoa học, chặt chẽ nên không xảy ra cảnh lộn xộn, du khách đến vãn cảnh chùa đều cảm thấy phấn khởi trong những ngày đầu xuân năm mới.

Nam Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
  • Căn cứ Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia

    (Xây dựng) - Ngày 24/7, tại huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh), Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức Lễ đón nhận xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam (giai đoạn 1962 – 1975).

  • Bắc Ninh đề xuất phê duyệt đồ án quy hoạch bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích quốc gia đặc biệt chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt đồ án Quy hoạch tổng thể, trong đó có nội dung cập nhật quy hoạch khu dân cư phía trước cửa chùa thành đất du lịch theo Quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045.

  • Linh thiêng Đền thờ liệt sỹ Chiến trường Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một sự kiện lịch sử tiêu biểu có giá trị to lớn. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện lòng tri ân các anh hùng liệt sỹ, đồng bào đã hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời đáp ứng nguyện vọng của nhân dân cả nước, đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, các cựu chiến binh, thân nhân các liệt sỹ... cùng với sự nhất trí của Trung ương Đảng, Chính phủ, các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tỉnh Điện Biên đã tiến hành xây dựng Đền thờ liệt sỹ tại Chiến trường Điện Biên Phủ.

  • Thừa Thiên - Huế: Hơn 47 tỷ đồng đầu tư tu bổ di tích Hưng Miếu

    (Xây dựng) - Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế khóa VIII đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo quản, tu bổ di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự cha và mẹ của vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 47 tỷ đồng.

  • Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ Xây dựng năm 2024 thành công rực rỡ

    (Xây dựng) – Ngày 18/7, tại Hà Nội, Công đoàn Cơ quan Bộ Xây dựng tổ chức Hội diễn văn nghệ quần chúng Cơ quan Bộ chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024), các ngày lễ trọng đại của đất nước và của ngành Xây dựng năm 2024.

  • Xếp hạng 3 Di tích quốc gia đặc biệt

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 694/QĐ-TTg xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích.

Xem thêm
  • Tác phẩm “Công trình đại thế kỷ” về Sân bay Long Thành đạt giải Nhất Cuộc thi Ảnh nghệ thuật năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 18/7, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai cho biết đã tổ chức chấm công khai ảnh của các tác giả tham gia Cuộc thi Ảnh nghệ thuật Đồng Nai năm 2024.

    22:29 | 18/07/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc nhà mái bổi ở huyện ven biển Kim Sơn

    (Xây dựng) – Ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình), một số gia đình vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà mái bổi với lối kiến trúc độc đáo, được làm từ cây cói đặc trưng của vùng ven biển. Những ngôi nhà này tuy mộc mạc, giản dị những rất gần gũi và mang đậm nét văn hóa riêng của đất và người Kim Sơn.

    15:56 | 17/07/2024
  • Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 sẽ diễn ra tại Cẩm Phả

    (Xây dựng) - Ngày 16/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức phiên họp thông tin báo chí thường kỳ có hai nội dung chính gồm: Các hoạt động kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); và phối hợp tổ chức vòng thi Chung kết cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại thành phố Cẩm Phả.

    10:19 | 17/07/2024
  • Gần 48 tỷ đồng đầu tư, xây dựng công viên võ Bình Định

    (Xây dựng) – Lãnh đạo thành phố Quy Nhơn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương về việc thực hiện đề án cải tạo Công viên Thiếu nhi tỉnh mở rộng thành Công viên võ Bình Định.

    09:56 | 16/07/2024
  • Hà Nội: Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ” xác lập kỷ lục Việt Nam

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội, sáng 14/7, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội đạp xe hành trình xanh "Sắc sen Tây Hồ" với sự tham gia của 7.000 người. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2024 – 2029. Hoạt động đã được xác lập kỷ lục Việt Nam.

    16:11 | 15/07/2024
  • Bình Định: Khai mạc Lễ hội đường phố mang đặc trưng miền biển

    (Xây dựng) - Nằm trong khuôn khổ các sự kiện Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024, Lễ hội đường phố đã chính thức được khai mạc vào chiều ngày 14/7 với chủ đề “Bình Định chào hè”.

    15:25 | 15/07/2024
  • Lễ hội Xe Fun Wheels Festival Hạ Long 2024

    (Xây dựng) - Lễ hội do UBND thành phố Hạ Long, Công ty Cổ phần OTV Truyền thông và Hiệp hội Ô tô thể thao Việt Nam tổ chức. Diễn ra trong 2 ngày cuối tuần (13 và 14/7), lễ hội đã thu hút đông đảo người dân, du khách tham dự. Đây là lễ hội xe lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và sẽ diễn ra thường niên tại thành phố di sản – kỳ quan thiên nhiên thế giới.

    20:43 | 14/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024

    (Xây dựng) - Tối 13/7, Lễ hội Vịnh ánh sáng quốc tế Nha Trang 2024 với chủ đề “Ngân hà rực rỡ” khai mạc tại Quảng trường 2 tháng 4, thành phố Nha Trang. Hoạt động chính của lễ hội là chương trình trình diễn thi đấu ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) với sự góp mặt của 4 đội đến từ các quốc gia: Hàn Quốc, Pháp, Trung Quốc và UAE.

    15:50 | 14/07/2024
  • Lễ hội văn hóa - ẩm thực gọi mời du khách về với biển Quảng Trị

    (Xây dựng) - Ngày 12/7, UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khai mạc Lễ hội văn hóa - ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng - Taste of Sunland". Đây là một trong những chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Vì hòa bình Quảng Trị năm 2024.

    13:09 | 13/07/2024
  • Khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 11/7, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức khai mạc Lễ hội Tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 với chủ đề “Bình Định - Khát vọng biển”. Chương trình thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

    21:26 | 12/07/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load