Thứ tư 05/02/2025 11:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Chất lượng cát biển đang thí điểm tại các dự án đạt yêu cầu về vật liệu đắp nền

21:49 | 07/11/2023

(Xây dựng) – Đây là phúc đáp của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trước chất vấn của Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường, sáng 7/11.

Chất lượng cát biển đang thí điểm tại các dự án đạt yêu cầu về vật liệu đắp nền
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết: Các chỉ tiêu kỹ thuật về sức tải, độ ổn định của công trình sử dụng cát biển làm nền đường và có giá trị tương tự như là sử dụng cát sông.

Đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang – Đoàn ĐBQH Vĩnh Long đặt vấn đề: Trong tham gia trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Bộ trưởng cho biết Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai nghiên cứu thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu đắp nền đường. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết tình hình triển khai nghiên cứu thí điểm nói trên đến nay như thế nào? Việc sử dụng cát biển để thay thế cát sông trong giải quyết nhu cầu cấp bách về nguồn nguyên liệu cát cho các dự án đường cao tốc Bắc - Nam có khả thi cao hay không?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết: Để đáp ứng nhu cầu cát đắp nền cho các dự án giao thông, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tháng 3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nghiên cứu, đánh giá thí điểm việc sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng cho hạ tầng giao thông và xây dựng.

Bộ Giao thông Vận tải đã thành lập tổ để triển khai thực hiện nhiệm vụ, bao gồm đại diện Bộ Giao thông Vận tải và các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia và các nhà khoa học…

Bộ Giao thông Vận tải cũng đã triển khai quyết liệt việc nghiên cứu, tổ chức hội nghị, hội thảo và thực hiện việc thí điểm sử dụng cát biển ở trên các công trình giao thông ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết: Đến giờ phút này, kết quả nghiên cứu qua 5 lần quan trắc và qua nhiều cuộc họp, đánh giá thì chất lượng vật liệu cát biển hiện nay đang thí điểm tại các dự án là đạt yêu cầu về vật liệu đắp nền. Các chỉ tiêu kỹ thuật về sức tải, độ ổn định của công trình sử dụng cát biển làm nền đường và có giá trị tương tự như là sử dụng cát sông.

Hiện nay chưa có biểu hiện ảnh hưởng đến môi trường như là cây trồng, vật nuôi ở khu vực xung quanh. “Đây là một kết quả rất đáng phấn khởi”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh.

Bộ trưởng đồng thời cho biết: Theo yêu cầu của các chuyên gia, Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường để mở rộng mẫu thử nghiệm cát biển ở các vùng biển khác nhau như Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu…, để có nghiên cứu toàn diện hơn.

Dự kiến, trong tháng 12/2023, Hội đồng đánh giá cấp Bộ sẽ họp và đánh giá tổng kết dự án cát biển. Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với các bộ, ngành triển khai xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, các thủ tục để mở rộng thí điểm đối với một số dự án đường cao tốc, cũng như cho phép sử dụng cát biển để làm vật liệu san lấp.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh: Việc khai thác và sử dụng cát biển vẫn phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo khai thác bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường.

Bộ trưởng cho biết thêm: Với nội dung này, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan theo chức năng nhiệm vụ, chịu trách nhiệm về việc làm rõ chất lượng, tiềm năng cát biển cũng như khả năng khai thác của các vùng miền…

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load