Thứ năm 31/10/2024 07:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Cánh diều tuổi thơ

10:26 | 01/04/2015

Mùa khô, sau những trưa ngập nắng thì những chiều lộng gió là lúc được thỏa cái thú thả diều. Ngày nay, mình chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là mua được con diều làm sẵn, đủ kiểu dáng, màu sắc, tha hồ chọn lựa.

Nhưng hồi xưa, làm gì có diều bán sẵn như bây giờ, nên người ta phải tự làm. Đó cũng là cái thú riêng khi tự tay làm ra con diều mình thích. Con nít xứ quê xưa thiếu thốn nhiều thứ, nhưng thừa nắng gió. Đồng trống mênh mông, sau mùa cắt lúa, đất khô, tha hồ thả diều thi.


Cánh diều từ xưa đến nay đã nâng đỡ ước mơ của biết bao cô bé, cậu bé quê. (ảnh I.T)

Có 3 bộ phận quan trọng của một con diều mà bất kỳ nhà “thiết kế và thi công” bình dân nào cũng phải có kỹ năng. Đó là làm khung diều, đuôi diều và dây lèo. Khung thì làm bằng thanh tre, thanh trúc trong vườn nhà, vừa chắc, nhưng không quá nặng để lên cao. Thân và đuôi diều dán bằng giấy kiếng, giấy tráng kẽm gói mâm lễ đám cưới, đám nói hoặc giấy tập học trò. Cuối cùng, dây lèo là phần quan trọng nhứt, phải biết cột dây sao cho diều gặp gió, lên cao mà giữ được thăng bằng.

Chơi diều cũng có lắm chiêu. Đó là trò câu diều, tinh ranh và điệu nghệ. Người chơi lợi dụng sức gió và cánh diều to, khỏe của mình để câu diều bạn yếu sức, đứt dây. Thú chơi khiêu khích này có khi làm mất toi những cánh diều mà nhiều người đã bỏ rất công lao làm lấy. Bọn trẻ chúng tôi lại thích trò “gửi thư diều” hơn. Người gửi thư viết “chữ ước” của mình vào miếng giấy nhỏ có khoét lỗ gắn vào dây diều, nhờ sức gió đưa lên cao để ước nguyện thành hiện thực.

Thả diều ngày nay không chỉ là trò chơi con trẻ mà còn là thú vui của người lớn; không chỉ là trò tiêu khiển mà còn là “sản phẩm du lịch đặc trưng” và được nâng tầm nghệ thuật. Cánh diều còn được Hội Điện ảnh chọn làm biểu trưng cho giải thưởng điện ảnh Việt Nam hàng năm. Nhưng những cánh diều tuổi thơ, những con diều giấy tự làm ngày xưa bay bổng chắc vẫn còn đọng lại trong ký ức bao người để nhớ, để thương về một thời gian khó.

Theo Dân Việt

Cùng chuyên mục
  • Di tích bãi biển Lộ Diêu – “Địa chỉ đỏ” của ý chí và sự sáng tạo Việt Nam

    (Xây dựng) - Di tích bãi biển Lộ Diêu - nơi cập bến tàu không số là “địa chỉ đỏ” gắn liền với huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển, với truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất của Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) trong đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

  • Thái Nguyên: Phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) – Đền thờ Lý Nam Đế thuộc phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên là một di tích lịch sử quốc gia quan trọng, nằm trong Khu di tích Lý Nam Đế. Đây là những bằng chứng lịch sử, minh chứng cho tư duy chiến lược về chính trị, chủ quyền lãnh thổ, ý chí quật cường, khát vọng độc lập dân tộc của dân tộc Việt Nam và cần tiếp tục được giữ gìn, tôn tạo và phát huy giá trị.

  • Công trình tòa nhà Đại học Tổng hợp trở thành không gian sắp đặt nghệ thuật độc đáo

    (Xây dựng) - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà Đại học Tổng hợp sẽ được “đánh thức” từ những dự án nghệ thuật, trở thành điểm tham quan yêu thích của những người yêu tri thức, yêu di sản, yêu nghệ thuật và sự sáng tạo.

  • Cần quan tâm bảo tồn những ngôi biệt thự cổ 100 tuổi ở Đồng Nai

    (Xây dựng) - Với việc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản gửi UBND tỉnh tham mưu phương án nắn đường ven sông để “cứu” biệt thự cổ trăm tuổi “nhà lầu ông Phủ” cho thấy, sự quan tâm về mặt bảo tồn. Từ đó, đem đến hy vọng cho những ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp khác đang bị bỏ quên ở Đồng Nai.

  • Vĩnh Phúc: Ấn tượng chương trình kỷ niệm 120 năm địa danh Tam Đảo

    (Xây dựng) – Tối 26/10, tại quảng trường thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã diễn ra chương trình “Dấu ấn mùa Đông - thị trấn Tam Đảo 120 năm hình thành và phát triển” với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc.

  • Quảng Ninh: Bình Liêu sôi động văn hóa du lịch vùng biên

    (Xây dựng) - Tối 25/10, huyện Bình Liêu tổ chức chương trình khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2024. Với chủ đề “Bình Liêu - Mùa hội về”, chương trình văn hóa cộng đồng người thiểu số miền núi sôi động, tỏa sáng hình ảnh "thiên đường" du lịch sinh thái trong mùa thu đông ở địa phương vùng biên phía Bắc của Tổ quốc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load