Thứ năm 25/04/2024 23:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa): Định hình diện mạo sau hơn 15 năm vận hành và khai thác

22:42 | 24/06/2022

(Xây dựng) - Nắm bắt được vai trò, vị thế động lực của cảng biển đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, từ những năm đầu của thế kỷ XIX, Thanh Hóa đã khởi động dự án xây dựng Cảng biển Nghi Sơn. Sau khoảng 15 năm vừa xây dựng, vừa vận hành, khai thác, đến nay diện mạo cảng Nghi Sơn đã cơ bản được định hình.

cang bien nghi son thanh hoa dinh hinh dien mao sau hon 15 nam van hanh va khai thac
Cảng biển Nghi Sơn nhìn từ trên cao.

Khu kinh tế (KKT) Nghi Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập năm 2006, với diện tích là 18.611,8ha bao gồm 12 xã phía Nam của huyện Tĩnh Gia (nay là thị xã Nghi Sơn) tại Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg ngày 15/5/2006. Ngày 07/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018, theo đó KKT Nghi Sơn được mở rộng từ 18,611,8ha lên 106.000ha.

Theo điều chỉnh, mở rộng quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn thì hệ thống Cảng biển Nghi Sơn gồm có 64 bến (12 bến container, 20 bến tổng hợp, còn lại là các bến chuyên dụng), hiện 21 bến đã đi vào hoạt động. Cảng Nghi Sơn có khả năng đón tàu có trọng tải đến 70.000 - 100.000DWT, năng lực xếp dỡ hàng trăm triệu tấn/năm. Song song với đó là việc hoàn thiện đồng bộ và ngày càng hiện đại hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nội – ngoại tỉnh với Nghi Sơn. Nhờ vậy, cảng biển Nghi Sơn đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng kinh tế thiết yếu của Thanh Hóa.

Quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1401/QĐ-BGTVT ngày 26/5/2010, bao gồm các bến: Cảng tổng hợp, chuyên dùng, container; khu vực phát triển Gas&LNG, khu dịch vụ cảng, khu phát triển logistic... công suất dự kiến khoảng 75 triệu tấn/năm. Tại Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (nhóm 2) giai đoạn 2020, định hướng 2030, Cảng biển Nghi Sơn được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).

cang bien nghi son thanh hoa dinh hinh dien mao sau hon 15 nam van hanh va khai thac
cang bien nghi son thanh hoa dinh hinh dien mao sau hon 15 nam van hanh va khai thac
Cảng biển Nghi Sơn đang đóng vai trò quan trọng trong hệ thống hạ tầng kinh tế thiết yếu của Thanh Hóa.

Một giám đốc công ty vận tải bằng đường biển, đóng trên địa bàn thị xã Nghi Sơn chia sẻ: Vận tải đường biển có lẽ không khó để hình dung. So với việc sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ hay đường hàng không để chở nhiều chuyến hàng khác nhau, thời gian vận chuyển mỗi chuyến hàng có thể ngắn, phí chở hàng có thể lớn gấp 2 lần và không thể nhận hàng với số lượng lớn trong cùng một lần. Với hình thức vận tải đường biển, chỉ mất khoảng 50% phí chuyển hàng so với đường bộ, lại có thể nhận hàng với số lượng lớn, như vậy sử dụng vận tải bằng đường biển mang lại tiềm năng phát triển hơn.

Tuy nhiên, giá xăng, dầu liên tiếp tăng trong thời gian qua, khiến nhiều doanh nghiệp vận tải chưa kịp hồi phục sau dịch bệnh Covid-19, lại phải gánh thêm khoản chi phí lớn từ giá nhiên liệu tăng. Chi phí nhiên liệu tăng khiến giá thành vận tải cũng tăng theo, vì vậy doanh nghiệp vận tải sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thua lỗ.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng ông Nguyễn Tiến Hiệu - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp cho biết: Theo Nghị quyết số 166/2019/NQ-HĐND thì con số thu ngân sách Nhà nước khoảng 1.180 tỷ đồng, so với số kinh phí 17,2 tỷ đồng hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua cảng Nghi Sơn đã phần nào phản ánh chính sách hỗ trợ đã đáp ứng “đúng” và “trúng” yêu cầu doanh nghiệp.

Cũng theo ông Hiệu, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, kích cầu đã góp phần thúc đẩy lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu bằng container qua cảng Nghi Sơn tăng lên. Điển hình, năm 2021, tổng kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu đạt 6,96 tỷ USD, bằng 129% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, kim ngạch xuất khẩu là 1,9 tỷ USD, bằng 162% năm 2020; kim ngạch nhập khẩu là 5,06 tỷ USD, bằng 120% năm 2020); trọng lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu đạt 23,8 triệu tấn, bằng 94% năm 2020 (trong đó, xuất khẩu đạt 11,8 triệu tấn, bằng 85% năm 2020; nhập khẩu đạt 12 triệu tấn, bằng 102% năm 2020); thu ngân sách Nhà nước từ hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cảng Nghi Sơn đạt 11.309 tỷ đồng, bằng 120% so với cùng kỳ năm 2020... Qua đó, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương; đồng thời, tạo môi trường thu hút đầu tư và thúc đẩy các dịch vụ khác phát triển.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Ninh: Người dân 2 xã biển đảo Quan Lạn và Minh Châu mong mỏi được dùng nước sạch

    (Xây dựng) – Mặc dù dự án cấp nước sạch cho đảo Quan Lạn, Minh Châu (huyện Vân Đồn) triển khai đã nhiều năm, đến nay hàng trăm hộ dân ở 2 xã biển đảo này vẫn chưa có nước sạch sử dụng.

  • Hà Nội: Đảm bảo cung cấp nước sạch mùa hè cho người dân

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc bảo đảm cung cấp nước sạch mùa hè năm 2024 cho người dân trên địa bàn Thành phố.

  • Vùng đất “gian lao mà anh dũng”

    (Xây dựng) - Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại BR-VT, chúng tôi cảm nhận sự đổi thay và nhịp sống căng tràn của vùng đất ven biển trù phú này.

  • Đắk Lắk: Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế xanh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Đắk Lắk vừa công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời tăng cường hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện qua sự ưu tiên đặc biệt cho việc phát triển cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên.

  • Hà Nội: Phát triển đô thị xanh, bền vững

    (Xây dựng) - Chương trình 03-CTr/TU về chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025 của Thành ủy Hà Nội thực hiện đến nay đã cơ bản hoàn thành 4/19 chỉ tiêu. 11/19 chỉ tiêu đang hoàn thiện và có khả năng hoàn thành vào năm 2025; đối với 4/19 chỉ tiêu còn vướng mắc cũng được các sở, ngành tập trung rà soát, tháo gỡ, đôn đốc thường xuyên vì mục tiêu phát triển đô thị Hà Nội theo hướng xanh, thông minh, bền vững.

  • Lợi ích cho đoàn viên, người lao động

    (Xây dựng) - Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi người lao động, chăm lo đời sống vật chất, để đoàn viên công đoàn yên tâm lao động, sản xuất, Công đoàn ngành Xây dựng Việt Nam đã có nhiều hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) về nâng cao lợi ích cho đoàn viên, với mong muốn đem lại nhiều lợi ích hơn nữa cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng, Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã thỏa thuận hợp tác về cung cấp dịch vụ, sản phẩm với một số đơn vị để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với giá ưu đãi cho đoàn viên và người lao động ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load