Thứ sáu 19/04/2024 18:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bộ Xây dựng: Nhiều lần đôn đốc việc di dời các cơ quan ra khỏi nội đô

22:09 | 04/07/2022

(Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa có thông tin phản hồi về việc ông Phạm Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội tại cuộc họp báo chiều 1/7 do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức cho rằng, Thủ tướng đã có quyết định giao cho Bộ Xây dựng thực hiện việc di dời các cơ quan ra khỏi nội đô, nhưng đến nay chưa thực hiện được. Bộ Xây dựng khẳng định, đã có văn bản nhiều lần đôn đốc các Bộ, ngành Trung ương và Hà Nội thực hiện nhiệm vụ được giao về việc di dời theo quy hoạch.

bo xay dung nhieu lan don doc viec di doi cac co quan ra khoi noi do
Bộ Xây dựng khẳng định đã có văn bản nhiều lần đôn đốc các Bộ, ngành Trung ương và Hà Nội thực hiện nhiệm vụ được giao về việc di dời theo quy hoạch (ảnh minh họa).

Trước thông tin trên, Bộ Xây dựng cho biết, căn cứ Luật Thủ đô 2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 (Quyết định 30) về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành và UBND Thành phố Hà Nội.

Theo đó, Bộ Xây dựng được giao trách nhiệm lập danh mục, cụ thể hóa tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ quan, đơn vị (các bộ, ngành, cơ quan Trung ương), trình Thủ tướng phê duyệt; giám sát việc tổ chức thực hiện di dời theo quy hoạch.

Bộ Tài chính xây dựng cơ chế chính sách về tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất có hiệu quả, đảm bảo theo tiến độ và lộ trình di dời của Thành phố Hà Nội và từng Bộ, ngành liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đề xuất phương án tài chính để đầu tư xây dựng trụ sở các Bộ, ngành tại địa điểm mới bảo đảm tính khả thi.

UBND Thành phố Hà Nội được giao tổ chức lập, phê duyệt các đồ án quy hoạch có liên quan làm căn cứ cho việc sử dụng các quỹ đất sau khi di dời và xác định bố trí quỹ đất và hạ tầng các cơ sở mới trước khi phải di dời; đề xuất phương án sử dụng quỹ đất sau khi di dời; đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ khuyến khích thực hiện di dời, khai thác sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các cơ sở phải di dời.

Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể tại Hà Nội đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 837/QĐ-TTg ngày 04/6/2014, phê duyệt Điều chỉnh tại Quyết định số 86/QĐ-TTg ngày 19/01/2017 và Quyết định số 658/QĐ-TTg ngày 19/5/2020.

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã thực hiện rà soát 36 cơ quan Trung ương thuộc đối tượng quy hoạch (bao gồm 18 bộ, 4 cơ quan ngang Bộ, 8 cơ quan thuộc Chính phủ, 6 cơ quan Trung ương các đoàn thể) để xây dựng các phương án quy hoạch cụ thể.

Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành tổ chức Cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch, kiến trúc tổng thể Khu trụ sở làm việc các Bộ ngành Trung ương tại khu vực Tây Hồ Tây (Văn bản số 5089/VPCP-CN ngày 27/7/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về kết quả Cuộc thi tuyển; Quyết định số 948/QĐ-BXD ngày 20/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công bố kết quả Cuộc thi tuyển).

Trên cơ sở kết quả thi tuyển, Bộ Xây dựng đang chỉ đạo hoàn thiện Đồ án Quy hoạch hệ thống trụ sở làm việc của các Bộ ngành Trung ương, dự kiến báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt trong năm 2022, làm cơ sở triển khai các bước đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Đan Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bài 3: Quy hoạch đô thị - Cần bảo tồn, phát huy, phát triển những đô thị di sản

    (Xây dựng) – “Tốc độ phát triển kinh tế nhanh, tỷ lệ đô thị hóa cao, vị trí gần Thủ đô Hà Nội cùng sức hút từ Vùng Thủ đô, Bắc Ninh sẽ có nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp và trở thành một trong những đô thị mạnh nhất trong Vùng Thủ đô với 2 tính chất nổi trội là “Đô thị di sản” và “Đô thị công nghiệp” – Đó là chia sẻ của PGS.TS. Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng (Tổng hội Xây dựng Việt Nam) khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

  • Phát triển đô thị Hải Phòng hiện đại, văn minh, đáng sống

    (Xây dựng) – Hai đồ án quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2023 mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tiền đề để thành phố Hải Phòng hoàn thành mục tiêu xây dựng và phát triển thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững.

  • Hải Dương: Xây dựng đô thị mang bản sắc, đặc trưng riêng

    (Xây dựng) - Trong các ý tưởng quy hoạch đô thị ở Hải Dương, việc xây dựng các đô thị mang màu sắc, đặc trưng riêng đã được cơ quan chuyên môn quan tâm, trở thành định hướng chủ đạo trong thời gian tới.

  • Hà Nội: Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1972/QĐ-UBND, ngày 15/4, phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 4, tỷ lệ 1/2000 thuộc địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

  • Làm rõ nhiều định hướng phát triển

    Tiếp thu ý kiến góp ý của các bộ, ngành, cơ quan và chuyên gia hội đồng thẩm định, đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được cập nhật, hoàn chỉnh vào hồ sơ. Nhiều định hướng phát triển đã tiếp tục được bổ sung, làm rõ hơn.

  • Điều chỉnh nhiều hạng mục, công trình tại huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy mô, địa điểm công trình, dự án trong điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load