Thứ ba 05/11/2024 01:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Bộ Xây dựng: Hội nhập quốc tế để phát triển

09:56 | 17/01/2022

(Xây dựng) - Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ Xây dựng vẫn duy trì triển khai công tác đối ngoại với các hình thức phù hợp và chủ động thúc đẩy, mở rộng phạm vi hợp tác song phương, đa phương tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của ngành Xây dựng.

Trong năm qua, quan hệ hợp tác giữa Bộ Xây dựng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã được củng cố và phát triển thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình hành động cụ thể, mang lại các kết quả tích cực.

Chủ động hội nhập quốc tế và xúc tiến đầu tư

Bộ Xây dựng chủ động tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế đã ký với các đối tác và tăng cường chuyên nghiệp hóa trong công tác quản lý, điều phối các chương trình, dự án hợp tác. Trong đó, đã thực hiện tốt hoạt động Ủy ban liên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch với các nước Cuba và An-giê-ri, cụ thể:

Sáng 28/12/2021, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị và Bộ trưởng Bộ Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Rodrigo Malmierca Diaz đồng chủ trì kỳ họp thứ 39 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Cu Ba theo hình thức trực tuyến. Tại kỳ họp, hai bên cùng điểm lại các kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2021 và thống nhất các nội dung hợp tác trong năm 2022; cùng ký kết biên bản hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, mặc dù trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng trong năm 2021, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba vẫn được duy trì phát triển thông qua tăng cường đối thoại chính trị và giao tiếp cấp cao.

bo xay dung hoi nhap quoc te de phat trien
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đồng chủ trì kỳ họp thứ 39 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Cu Ba được diễn ra theo hình thức trực tuyến vào ngày 28/12/2021 (Ảnh: PV Báo Xây dựng).

Trong năm qua, Bộ Xây dựng cũng thường xuyên làm việc với các Bộ, ngành, doanh nghiệp và Đại sứ quán các nước tại Việt Nam như Singapore, Nhật Bản, Liên Bang Nga, Iran... để cập nhật và đôn đốc tình hình thực hiện nội dung đã cam kết, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và thống nhất nội dung hợp tác mới, thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, một số hoạt động nổi bật được ghi nhận:

bo xay dung hoi nhap quoc te de phat trien
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich tháng 10/2021 (Ảnh: PV Báo Xây dựng).

Ngày 26/10/2021, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị có buổi đón tiếp, làm việc với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Bezdetko Gennady Stepanovich cùng đoàn công tác. Bộ trưởng Xây dựng mong muốn, Chính phủ, Đại sứ quán và các đối tác Liên bang Nga tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ Bộ Xây dựng xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách ngành Xây dựng cũng như xây dựng, cập nhật và đổi mới hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, trong trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Ngày 23/11/2021, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar. Iran mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong việc cung cấp các thiết bị xây dựng, đá xây dựng, nhựa đường, thiết bị đường ống nước, sành sứ trong xây dựng…Trên cơ sở nhu cầu và tiềm năng của hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cũng mong muốn tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng và luôn chào đón các doanh nghiệp của Iran đến với Việt Nam để tìm cơ hội cùng hợp tác và phát triển.

bo xay dung hoi nhap quoc te de phat trien
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran Ali Akbar vào tháng 11/2021 (Ảnh: PV Báo Xây dựng).

Theo Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Xây dựng), năm 2021 là năm triển khai thực hiện các hiệp định kinh tế thương mại đã tham gia và ký kết trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN+, Bộ Xây dựng đã chuẩn bị nội dung, chương trình và tham gia họp trực tuyến Ủy ban điều phối hợp tác dịch vụ ASEAN lần thứ 97, 98 và 99. Đặc biệt, triển khai thực hiện các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA) về Dịch vụ tư vấn kỹ thuật và Dịch vụ Kiến trúc mà Bộ Xây dựng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch.

Theo số liệu thống kê, cũng trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã tổ chức làm việc với 69 đoàn khách quốc tế, chủ yếu là đại diện các Cơ quan thường trực ngoại giao, kinh tế, tài chính của các nước tại Việt Nam đến tìm hiểu cơ chế chính sách, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quy hoạch và phát triển đô thị, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, phát triển hạ tầng, đầu tư và kinh doanh nhà ở, tìm kiếm khả năng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực đô thị, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, thị trường bất động sản của Việt Nam, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo chuyên ngành xây dựng.

Bà Phạm Thị Hồng My, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế chia sẻ: “Các buổi tiếp khách quốc tế đã giúp các bên thúc đẩy và thiết lập quan hệ hợp tác, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, mở ra cơ hội hợp tác mới giữa các đơn vị nghiên cứu, đào tạo; cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư cho các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam với đối tác nước ngoài”.

Trong năm 2021, Bộ Xây dựng đã tổ chức 03 đoàn công tác của Lãnh đạo Bộ đi nước ngoài, trong đó 02 đoàn tháp tùng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi Lào, Cuba và Mỹ và chủ trì 01 đoàn đi Lào để ký Biên bản bàn giao dự án Nhà Quốc hội Lào. Đoàn công tác của Bộ Xây dựng luôn thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế trong việc cách ly và phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Do đại dịch Covid-19 nên Bộ Xây dựng chuyển sang chủ trì tổ chức 05 buổi họp trực tuyến với các đối tác là Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Cuba như: Hội thảo về các giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nước thải sinh hoạt; Hội nghị thường niên lần thứ 4 Mạng lưới đô thị thông minh ASEAN... Thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế, các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng có điều kiện giới thiệu năng lực, công nghệ của mình với các đối tác nước ngoài và đồng thời có cơ hội được tiếp cận với công nghệ tiên tiến của các nước, qua đó thiết lập các quan hệ hợp tác trong công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, biên soạn tiêu chuẩn, quy chuẩn, đào tạo cán bộ.

Đáng chú ý, vào tháng 5/2021, Bộ Xây dựng Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đã ký Biên bản thảo luận về dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị nhằm ứng phó với biển đổi khí hậu thông qua thiết lập hệ thống thông tin quản lý quy hoạch và phát triển đô thị tại Việt Nam (UPIS).

Đạt được những kết quả tích cực

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Bùi Hồng Minh: Trong năm 2021, tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng Bộ Xây dựng đã tích cực xúc tiến hợp tác quốc tế, vận động tài trợ nguồn vốn ODA và các nguồn vốn vay ưu đãi khác nhằm triển khai và thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên của Bộ, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Chính phủ giao.

Đồng thời, thực hiện tốt vai trò Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong 02 Ủy ban liên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ giao phụ trách với các nước Cuba và An-giê-ri, từng bước thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và 02 nước để tương xứng với quan hệ chính trị, ngoại giao tốt đẹp đã được Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và các nước cùng xây dựng và vun đắp trong nhiều năm qua.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã nghiên cứu, đề xuất và tham gia hiệu quả vào các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là công tác hậu gia nhập WTO, APEC, CPTPP, EVFTA, hợp tác trong khối ASEAN và với các đối tác ngoài khối, hợp tác song phương và đa phương.

bo xay dung hoi nhap quoc te de phat trien
Thứ trưởng Lê Quang Hùng ký kết Biên bản thảo luận giữa Bộ Xây dựng Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về dự án hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực quản lý phát triển đô thị hồi tháng 5/2021 (Ảnh: PV Báo Xây dựng).

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan tăng cường nghiên cứu, thu thập thông tin, tận dụng các diễn đàn, hội nghị để tiếp cận các nhà tài trợ và vận động các dự án viện trợ không hoàn lại theo hướng tận dụng các ưu tiên hỗ trợ của Chính phủ nước ngoài và phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, bao gồm các dự án trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị (cấp thoát nước, xử lý rác thải, nước thải, bảo vệ môi trường, quy hoạch và quản lý phát triển đô thị, phát triển nhà ở xã hội...

bo xay dung hoi nhap quoc te de phat trien
Thứ trưởng Bùi Hồng Minh tiếp Thứ trưởng Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc về thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở vào tháng 7/2021

Bộ Xây dựng và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông Hàn Quốc ký Biên bản thỏa thuận thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng vào tháng 11/2021.

Thời gian tới với việc tập trung sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật, cải thiện môi trường đầu tư, ngày càng có nhiều doanh nghiệp xây dựng nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển khu đô thị và nhà ở, phát triển hạ tầng kỹ thuật và sản xuất vật liệu xây dựng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2021, Bộ Xây dựng cũng đã tiến hành tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình hợp tác song phương với 36 nước và tổ chức quốc tế; đề xuất nhiều nội dung hợp tác mới trong các lĩnh vực nâng cao năng lực, hỗ trợ xây dựng chính sách, hợp tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới, xuất khẩu vật liệu xây dựng… nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong ngành Xây dựng, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển của Ngành và tăng cường hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.

Hà Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load