Thứ ba 05/11/2024 11:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bình Định: Đặc sắc lễ hội Kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

10:53 | 14/02/2024

(Xây dựng) - Tối ngày 13/2 (nhằm ngày mồng 4 tết), tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ hội kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2024). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các Sở, ban, ngành cùng hàng ngàn người dân tham dự.

Bình Định: Đặc sắc lễ hội Kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là bản anh hùng ca bất tử của dân tộc.

Cách đây 235 năm, trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến loạn, ở Đàng Ngoài chúa Trịnh lấn át vua Lê; ở Đàng Trong chúa Nguyễn suy tàn, gian thần lộng hành, đời sống nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Trong bối cảnh đó, vào ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, làm nên Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang dội. Đây là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, minh chứng lịch sử khẳng định nghệ thuật quân sự tuyệt vời của Nhân dân ta.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh khẳng định: “Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh, dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là minh chứng lịch sử khẳng định nghệ thuật quân sự tuyệt vời của Nhân dân ta. Đó là chiến thắng được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của phong trào nông dân kết hợp với truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết của cả dân tộc, chiến thắng của quyết tâm và ý chí “Đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vang dậy non sông cách đây đã 235 năm nhưng mỗi mùa xuân đến, nhiều thế hệ người dân Việt Nam vẫn bồi hồi nhớ lại chiến công thần tốc năm ấy dưới sự chỉ huy tài ba của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đây không chỉ là dịp để chúng ta ôn lại tinh thần của cuộc tiến công thần tốc và chiến tích chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, mà còn làm sống dậy hào khí Tây Sơn gắn liền với tên tuổi của các vị tướng lĩnh kiệt xuất, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ - một thiên tài quân sự, một vị minh quân đáng kính của dân tộc”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh chia sẻ.

Bình Định: Đặc sắc lễ hội Kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Lễ hội thu hút hàng ngàn người dân tham dự.

Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, hướng về cội nguồn, tôn vinh, tưởng nhớ công lao to lớn của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các văn thần, võ tướng nhà Tây Sơn đã lập nên những chiến công hiển hách, đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng của đất nước.

Sau phần lễ kỷ niệm 235 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa đã diễn ra chương trình nghệ thuật với với chủ đề “hào khí Tây Sơn”, gồm ba phần, phần I: Tây Sơn tụ nghĩa; phần II: Ngọc Hồi- Đống Đa, bản hùng ca bất tử và phần III: Viết tiếp bản hùng ca với sự quy tụ của khoảng 400 nghệ sĩ, diễn viên.

Có mặt từ sớm để chứng kiến lễ hội, ông Nguyễn Tiến Thưởng (Gia Lai) chia sẻ: Tôi đến với Bình Định rất nhiều lần rồi nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham dự sự kiện này. Chương trình đã tái hiện lại sự hào hùng, thần tốc, táo bạo, quyết thắng của nghĩa quân Tây Sơn. Tôi rất xúc động”.

Còn chị Lê Mỹ Hạnh (Phù Mỹ, Bình Định) cho biết: Gia đình tôi đến đây từ rất sớm, nhà chúng tôi ở Phù Mỹ nên tôi đưa 2 cháu lên sớm để thăm đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt nhằm giúp 2 cháu hiểu hơn về lịch sử dân tộc và biết yêu tổ quốc, yêu nền hòa bình mà cha ông đã dựng xây”.

Bình Định: Đặc sắc lễ hội Kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Bảo tàng Quang Trung là địa chỉ đỏ cho người dân, khu khách đến thăm.

Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương, Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Tây Sơn Tam kiệt đã được quy hoạch mở rộng khuôn viên, đầu tư xây dựng, tôn tạo thêm nhiều hạng mục công trình như: Mở rộng, nâng cấp nhà trưng bày Bảo tàng; cải tạo, nâng cấp nhà tiếp khách, nhà làm việc; thi công xây dựng mở rộng Khu Điện thờ Tây Sơn Tam kiệt; xây dựng mới nhà căn tin - bán hàng lưu niệm; tôn tạo sân đường hành lễ, bờ kè, lát đá quanh bờ hồ cảnh, cầu cảnh và các hạng mục hạ tầng kỹ thuật; đồng thời, hàng ngàn tư liệu, hiện vật quý hiếm thời Tây Sơn đã được sưu tầm, gìn giữ và trưng bày tại nơi đây. Tất cả tạo nên tổng thể không gian văn hóa đặc sắc, góp phần đưa Khu di tích trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, thu hút du khách gần xa khi về Bình Định, đồng thời, tôn vinh sự nghiệp vẻ vang của triều đại Tây Sơn và công tích của Hoàng đế Quang Trung, giúp phong trào Tây Sơn mãi mãi đi vào lịch sử và lòng dân như một khúc ca hùng tráng, tiếp sức cho thế hệ mai sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thu Loan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load