Thứ sáu 03/01/2025 01:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Bí ẩn ngôi chùa gắn chặt vào vách đá dựng đứng suốt 700 năm

14:30 | 15/07/2022

Bất chấp bão gió và sự bào mòn của thời gian, suốt hơn 700 năm qua, ngôi chùa treo gắn vào vách đá dựng đứng vẫn tồn tại như "hiên ngang" cùng tuế nguyệt.

Nhắc tới chùa treo, nhiều người sẽ nghĩ tới Huyền Không Tự - ngôi chùa nổi tiếng nằm ở núi Hằng Sơn, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, với niên đại hơn 1.500 năm tuổi.

Trải qua hàng chục thế kỷ, ngôi chùa nằm ở địa thế hiểm trở, chênh vênh giữa những hẻm núi dựng đứng, nhưng vẫn hiên ngang giữa đất trời, "thi gan" cùng tuế nguyệt, tạo nên cảnh quan hùng vỹ hiếm có, đồng thời là điểm đến tâm linh hút khách đặc biệt vào dịp đầu năm.

bi an ngoi chua gan chat vao vach da dung dung suot 700 nam
Chùa treo hơn 1.500 năm tuổi ở núi Hằng Sơn (Ảnh: Sina).

Nhưng ở vùng Giang Nam cũng có một ngôi chùa treo gây ấn tượng không kém. Đó là Đại Từ Nham, ngôi chùa treo gắn vào vách đá dựng đứng, tồn tại hơn 700 năm qua. Đây là ngôi chùa treo duy nhất ở phía nam sông Dương Tử, ấn tượng bởi cảnh quan mang tính nhân văn của văn hóa Phật giáo.

Ngôi chùa treo gắn chặt vào vách đá dựng đứng suốt 700 năm

Chùa Đại Từ Nham nằm cách thành phố Kiến Đức, tỉnh Chiết Giang, chừng 24km về phía nam. Đây là nơi thờ cúng của Đại Tạng Vương Bồ Tát, cũng là ngôi chùa có bức tượng Phật đứng tự nhiên lớn nhất tại Trung Quốc.

Nằm ở địa thế hiểm trở như thế, nguyên nhân gì giúp ngôi chùa trải qua gần nghìn năm lịch sử nhưng vẫn được bảo tồn gần như hoàn hảo cho con cháu đời sau? Đó là câu hỏi bất cứ du khách nào có dịp tới đây không khỏi thắc mắc.

bi an ngoi chua gan chat vao vach da dung dung suot 700 nam
Ngôi chùa cheo leo gắn chặt vào vách đá (Ảnh: China).

Theo sử sách ghi chép, ngôi chùa được những thợ thủ công cổ đại giàu kinh nghiệm xây dựng. Tổng thể kiến trúc công trình gồm hơn 40 gian, được chống đỡ bằng các cột kèo bằng gỗ và trụ đá. Một phần của chùa nhô ra ngoài, còn một phần được gắn chặt vào vách đá bằng cột gỗ, giúp che chắn bớt mưa gió.

Nhìn từ xa, chùa treo trông giống như tác phẩm điêu khắc phù điêu tinh xảo, thậm chí như muốn "bay lên" bầu trời. Bao quanh chùa là núi, sông, hồ, suối, thác, ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển.

Điện chính của chùa là nơi thờ tự Địa Tạng Vương Bồ Tát. Không gian dựng trong hang động cao 3m, dài 60m và rộng hơn 20m. Chùa có một mặt giáp núi, phần còn lại bao bọc bởi núi cao sừng sững khiến thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời không nhiều. Yếu tố vị trí địa lý này là vai trò quan trọng giúp bảo tồn kiến trúc cổ đại.

bi an ngoi chua gan chat vao vach da dung dung suot 700 nam
Chùa là nơi thờ tự Địa Tạng Vương Bồ Tát (Ảnh: Soho).

Chùa treo Đại Từ Nham nổi tiếng với 2 pho tượng lớn, bao gồm pho tượng Phật đứng tự nhiên lớn nhất ở Trung Quốc tính tới thời điểm hiện tại và pho tượng Phật Di Lặc ngồi 2 mặt, mỗi mặt được điêu khắc tư thế khác nhau. Theo mô tả, pho tượng đá như hòa cùng thiên nhiên với ngũ quan của Đức Phật được tạo hình sinh động từ tổ hợp núi đá, cây cỏ và những hốc đá. Các chuyên gia cho biết, pho tượng đá cao 147m với chiều rộng hơn 60m và phần đầu cao hơn 41m.

Để tới đây, du khách có thể leo bằng đường bộ men theo cầu thang dọc theo triền núi dài khoảng 800m hoặc ngồi cáp treo. Nếu di chuyển bằng cáp treo, đập ngay vào tầm mắt sẽ là pho tượng Phật Di Lặc lớn ngồi trên vách núi.

bi an ngoi chua gan chat vao vach da dung dung suot 700 nam
Cây ngân hạnh sinh trưởng trên đất Phật (Ảnh: China).

Thời điểm đẹp nhất trong năm khi tới đây tham quan là cuối thu đầu đông. Đó là lúc thảm thực vật xung quanh chuyển màu, với sắc vàng của cây ngân hạnh cổ thụ như nhuộm màu không gian.

Theo tương truyền, loài cây này được nhà sư Mạc Tử Uyên trồng, cao gần 40m, đường kính thân hơn 1,3m, đến nay đã hơn 700 năm. Do sinh trưởng trên đất Phật nên cây ngân hạnh đã trở thành biểu tượng của tâm linh. Du khách tới đây thường treo điều ước của mình lên cây.

Chùa Đại Từ Nham mở cửa đón khách quanh năm, đặc biệt vào mùa hè, không khí ở đây mát mẻ, trong lành. Để di chuyển, du khách có thể bắt xe tốc độ cao từ ga tây Hàng Châu tới ga Tân An Giang, sau đó đi tiếp xe tới ga nam Kiến Đức. Từ đây có chuyến xe bus trực tiếp tới chùa.

Thời gian tham quan vãn cảnh chùa khoảng 3 tiếng, giá vé 85 tệ/người. Giá cáp treo chiều đi là 50 tệ/người, chiều xuống là 40 tệ/người. Giá đi zipline là 30 tệ/người.

Theo Huy Hoàng/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đón khoảng 160.000 lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Ngày 1/1/2025, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm nay chỉ có 1 ngày nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ. Ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Thu hút 32 nghìn lượt khách trong dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, du khách đến Vĩnh Phúc khoảng 32 nghìn lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 29 nghìn lượt, khách lưu trú ước đạt 12 nghìn lượt, doanh thu ước đạt 44 tỷ đồng.

  • Chào đón những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Trong ngày đầu tiên của năm mới, 180 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu VN1392 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đáp xuống sân bay Phù Cát, chính thức “xông đất” tại vùng đất võ trời văn.

  • Phú Yên: Linh thiêng lễ chào cờ đầu năm tại Mũi Điện

    (Xây dựng) - Hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt tại di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (tỉnh Phú Yên) vào sáng sớm 1/1/2025 để đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trong sự linh thiêng và hùng tráng của buổi lễ chào cờ giữa biển trời của Tổ quốc.

  • Du lịch vùng Tây của Quảng Nam: Tìm lời giải “bài toán” liên kết vùng

    (Xây dựng) - Để du lịch vùng Tây của Quảng Nam tạo được đột phá, khai thác tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, địa phương cần đồng bộ về hạ tầng giao thông và tạo được các dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp nhằm phục vụ tối đa du khách. 10 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh Quảng Nam có nhiều thay đổi. Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn và đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, đặc biệt là công trình đường bộ trong giai đoạn 2026 - 2030 như mở rộng QL 14D, QL 14G. Địa phương đã nỗ lực không ngừng để khai thông các “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông kết nối hai vùng Đông - Tây.

  • Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa

    (Xây dựng) - Năm 2025 mở ra triển vọng mới trong kỷ nguyên mới, với những thời cơ mới và thách thức mới. Quảng Ninh - cái nôi công nghiệp khai khoáng - đang chuyển sang phát triển dịch vụ du lịch, phá thế độc canh du lịch một mùa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load