Thứ năm 02/01/2025 21:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

Sơn La: Khu du lịch Tà Xùa sẽ tạo động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế

12:51 | 30/12/2024

(Xây dựng) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 2764/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chung Khu du lịch Tà Xùa và các vùng phụ cận, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Với thời hạn lập quy hoạch ngắn hạn đến năm 2030 và dài hạn đến năm 2045.

Sơn La: Khu du lịch Tà Xùa sẽ tạo động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế
Phấn đấu đến năm 2030 Tà Xùa sẽ trở thành khu du lịch cấp tỉnh.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư

Theo đó phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ xã Tà Xùa; các bản Háng Đồng, Chống Tra xã Háng Đồng; các bản Cáo A, Háng Cao, Trang Dua Hang xã Làng Chếu; các bản Háng Chơ, Sồng Chống, Xím Vàng xã Xím Vàng; các bản Phiêng Ban, Tam Hợp (Suối Thán, Suối Ún) xã Phiêng Ban. Với tổng diện tích quy hoạch Khu du lịch Tà Xùa và các vùng lân cận của huyện Bắc Yên khoảng 13.000 ha và quy mô dân số khoảng 13.000 ha.

Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện dọc lòng hồ sông Đà trên địa bàn tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, từng bước phát triển du lịch phấn đấu đến năm 2030 Tà Xùa trở thành khu du lịch cấp tỉnh, là điểm trung tâm kết nối du lịch với các khu, điểm du lịch của các tỉnh Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Lai Châu, Điện Biên. Làm cơ sở quản lý đất đai, trật tự xây dựng, thu hút dự án đầu tư xây dựng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.

Tính chất quy hoạch sẽ là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với khám phá, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các cộng đồng dân tộc Mông với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo như: Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe; du lịch giải trí, du lịch thể thao trên cạn, thể thao trên không, du lịch sự kiện thể thao, lễ hội độc đáo…du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch sinh thái gắn với khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học; du lịch cộng đồng giữ gìn và phát huy tính nguyên bản của các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch thăm quan tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số; du lịch kết hợp (MICE), du lịch công trình công nghiệp tái tạo năng lượng (điện gió,…).

Là khu du lịch sinh thái với hạ tầng kỹ thuật hiện đại theo hướng bền vững và hòa nhập với môi trường, tạo dựng những giá trị cảnh quan đặc trưng cho khu vực. Là khu vực phát triển mô hình du lịch cộng đồng kết hợp thương mại du lịch, thể thao, vui chơi, giải trí. Là động lực thu hút đầu tư phát triển kinh tế gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan tự nhiên trong khu vực.

Định hướng phân khu quy hoạch

Bao gồm 9 phân khu, cụ thể: Phân khu 1 là Trung tâm du lịch Tà Xùa; phân khu 2 là Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; phân khu 3 là khu du lịch danh thắng, dã ngoại; phân khu 4 là khu du lịch danh thắng – Điểm du lịch văn hóa tâm linh Sống lưng khủng long; phân khu 5 là khu Trung tâm xã Háng Đồng; phân khu 6 là khu Trung tâm xã Làng Chếu; phân khu 7 là khu Trung tâm hành chính xã Xím Vàng; phân khu 8 là khu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên vào du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, leo núi; phân khu 9 là khu lâm nghiệp, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, leo núi.

Phát triển không gian du lịch, dịch vụ

Khu du lịch Tà Xùa và các phụ cận huyện Bắc Yên định hướng thành 3 không gian du lịch đó là Không gian du lịch danh thắng cảnh, dã ngoại: Sống lưng Khủng Long, mỏm cá heo, cây cô đơn, đồi chè cổ thụ, là một trong những điểm đến quan trọng trong Khu du lịch Tà Xùa, định hướng phát triển thành Khu du lịch danh thắng, dã ngoại cấp quốc gia; các sản phẩm chủ đạo là du lịch trải nghiệm thiên đường mây, du lịch sinh thái và khám phá văn hóa, cảnh quan tự nhiên, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch dù lượn, xe đạp địa hình, zipline. Các khu chức năng là khu nghỉ dưỡng sinh thái trên núi, khu trung tâm du lịch cộng đồng xã Háng Đồng, khu ga cáp treo kết nối với trung tâm Khu du lịch Tà Xùa.

Không gian khu du lịch núi đó là khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên rừng và thung lũng áng mây Háng Đồng – Tà Xùa. Các sản phẩm du lịch chủ đạo là du lịch mạo hiểm, khám phá, leo núi, du lịch thung lũng mây suối Háng Đồng. Các khu chức năng như bến thuyền, khu công viên chuyên đề safari.

Không gian du lịch trọng điểm bao gồm 5 phân khu còn lại là các trung tâm của Khu du lịch Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, trung tâm nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp bản Bẹ, du lịch dã ngoại. Các sản phẩm chủ đạo đó là du lịch ngắm mây, suối Háng Đồng, du lịch sinh thái trải nghiệm và khám phá văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe theo hướng tự nhiên, cổ truyền; du lịch ruộng bậc thang. Các khu chức năng đó là khu nghỉ dưỡng sinh tháu, khu câu lạc bộ vui chơi giải trí, sân tập golf; khu hành lang di lịch ga cáp treo kết nối với thị trấn Bắc Yên; khu trung tâm dịch du lịch cộng đồng các xã Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng.

Phát triển nông thôn

Nhằm bảo vệ, khai thác thế mạnh đặc trưng về bản sắc văn hóa, kiến trúc truyền thống đa dạng của đồng bào dân tộc để phát triển du lịch bền vững, phù hợp với điều kiện để sản xuất kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp của từng xã. Cải thiện, nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường nông thôn. Bảo vệ, gìn giữ và phát triển không gian sản xuất nông, lâm ngư nghiệp của từng xã, đặc biệt là hệ thống ruộng bậc thang, rừng, mặt nước, đồi chè cổ thụ.

Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ cao, quảng bá sản phẩm nông nghiệp kết hợp với du lịch trải nghiệm. Khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo kỹ năng cho cộng đồng dân cư, tạo cơ hội điều kiện cho người dân tham gia hoạt động phát triển du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, cảnh quan và phát triển không gian văn hóa truyền thống. Hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới đối với xã.

Đối với các điểm dân cư thôn, bản cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và vệ sinh môi trường, quy hoạch quy đất xây dựng dự trữ phát triển mở rộng thôn bản đáp ứng nhu cầu ở và sinh hoạt của nhân dân. Phát triển du lịch cộng đồng, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên, sinh thái nông nghiệp, sinh thái rừng cho phát triển du lịch sinh thái. Tổ chức các hoạt động gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa, phong tục tập quán, kiến trúc truyền thống của các dân tộc tại các thôn, bản. Khai thác, duy trì, nâng cấp hạ tầng các dịch vụ đồng bộ các điểm du lịch cộng đồng nổi bật.

Phân kỳ đầu tư xây dựng được chia thành 2 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1 triển khai từ khi phê duyệt quy hoạch đến năm 2030, tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, khu hoạch chi tiết. Thiết kế đô thị, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khung, dịch vụ du lịch tại các khu chức năng có không gian đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch tạo động lực phát triển đồng bộ toàn khu du lịch. Giai đoạn 2 từ sau năm 2030 đến năm 2045, đầu tư xây dựng hoàn thiện, đưa vào sử dụng các khu chức năng và quản lý phát triển theo quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt.

Phượng Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đón khoảng 160.000 lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Ngày 1/1/2025, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm nay chỉ có 1 ngày nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ. Ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Thu hút 32 nghìn lượt khách trong dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, du khách đến Vĩnh Phúc khoảng 32 nghìn lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 29 nghìn lượt, khách lưu trú ước đạt 12 nghìn lượt, doanh thu ước đạt 44 tỷ đồng.

  • Chào đón những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Trong ngày đầu tiên của năm mới, 180 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu VN1392 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đáp xuống sân bay Phù Cát, chính thức “xông đất” tại vùng đất võ trời văn.

  • Phú Yên: Linh thiêng lễ chào cờ đầu năm tại Mũi Điện

    (Xây dựng) - Hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt tại di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (tỉnh Phú Yên) vào sáng sớm 1/1/2025 để đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trong sự linh thiêng và hùng tráng của buổi lễ chào cờ giữa biển trời của Tổ quốc.

  • Du lịch vùng Tây của Quảng Nam: Tìm lời giải “bài toán” liên kết vùng

    (Xây dựng) - Để du lịch vùng Tây của Quảng Nam tạo được đột phá, khai thác tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, địa phương cần đồng bộ về hạ tầng giao thông và tạo được các dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp nhằm phục vụ tối đa du khách. 10 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh Quảng Nam có nhiều thay đổi. Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn và đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, đặc biệt là công trình đường bộ trong giai đoạn 2026 - 2030 như mở rộng QL 14D, QL 14G. Địa phương đã nỗ lực không ngừng để khai thông các “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông kết nối hai vùng Đông - Tây.

  • Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa

    (Xây dựng) - Năm 2025 mở ra triển vọng mới trong kỷ nguyên mới, với những thời cơ mới và thách thức mới. Quảng Ninh - cái nôi công nghiệp khai khoáng - đang chuyển sang phát triển dịch vụ du lịch, phá thế độc canh du lịch một mùa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load