Thứ bảy 20/04/2024 15:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bất động sản nghỉ dưỡng chịu tác động kép vẫn nhiều “cửa sáng”  

19:09 | 15/11/2021

(Xây dựng) - Mặc dù được đánh giá là phân khúc đầy tiềm năng nhưng trong 2 năm gần đây, bất động sản nghỉ dưỡng phải đối mặt với khó khăn kép: Vừa chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 vừa trong pháp lý liên quan vẫn chưa được hoàn thiện.

bat dong san nghi duong chiu tac dong kep van nhieu cua sang
Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng.

Linh hoạt chuyển đổi về cơ chế, chính sách, thích ứng xu thế mới

Đối thoại chuyên đề “Nhận diện xu hướng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong bối cảnh mới" diễn ra ngày 15/11 trên VnEconomy và Fanpage VnEconomy đánh giá, phân tích khả năng phục hồi cũng như định hình toàn bộ bức tranh thị trường du lịch nghỉ dưỡng với tâm thế “sống chung với dịch bệnh”.

Phần lớn các dự án bất động sản nghỉ dưỡng đều nằm ở vị trí ven biển hoặc những nơi có view đẹp, nhưng nếu chỉ dừng lại ở yếu tố “địa lợi” thì các dự án giờ đây sẽ không đủ sức hấp dẫn du khách cũng như các nhà đầu tư.

Đồng thời, chưa thể đáp ứng được yêu cầu khai thác hiệu quả đất đai và chưa thể theo kịp xu hướng trên thế giới là phát triển các dự án phức hợp vừa là nơi nghỉ dưỡng, vừa là nơi vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm văn hóa bản địa…

Điều này đòi hỏi các chủ đầu tư phải linh hoạt chuyển đổi nhằm thích ứng với yêu cầu mới. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần thiết lập được cơ chế, chính sách phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, góp phần giúp địa phương thu hút đầu tư, níu chân du khách ở lại dài ngày và chi tiêu nhiều hơn.

Qua đó, thúc đẩy phát triển lành mạnh, bền vững thị trường bất động sản, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Đây cũng là định hướng phát triển mà nhiều doanh nghiệp bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đang hướng đến.

Cơ sở lưu trú chưa đủ đáp ứng khách quốc tế và nội địa

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết: Du lịch là một trong những điểm sáng của kinh tế Việt Nam. Một trong những cú hích chính đối với du lịch Việt Nam khi đầu năm 2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn với mục tiêu đến năm 2020, tạo lực đẩy phát triển kinh tế - xã hội có cở sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ hiện đại. Mục tiêu thu hút từ 17 triệu đến 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, khoảng 82 triệu đến 85 triệu khách du lịch nội địa đóng góp 10% GDP với tổng thu từ lượng khách du lịch khoảng 35 tỷ USD và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm trên toàn quốc.

Tháng 6 năm 2017, Quốc hội ban hành Luật Du lịch năm 2017, gần đây nhất ngày 16/10/2017, Chính phủ có Nghị quyết số 103 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị và đề ra các giải pháp nhằm cụ thể hóa các mục tiêu Nghị quyết số 08 đề ra.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Du lịch đến cuối năm 2016, Việt Nam có khoảng 420.000 buồng phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch. Từ các số liệu của ngành Du lịch Việt Nam trong năm 2017, cụ thể, Việt Nam đón 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế, khoảng 73 triệu lượt khách nội địa, doanh thu khoảng 23 tỷ USD, đóng góp 7% GDP.

Trong năm 2019, ngành Du lịch thu hút 17 triệu lượt khách quốc tế, hơn 80 triệu khách du lịch nội địa, theo mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc tế, hơn 80 triệu khách du lịch nội địa.

Theo mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, hoạt động du lịch cả nước tính đến năm 2017, con số chỉ tiêu vượt qua các con số mục tiêu năm 2025, số khách du lịch nội địa đạt 80 triệu khách trong năm 2019.

bat dong san nghi duong chiu tac dong kep van nhieu cua sang
Tọa đàm “Nhận diện xu hướng thị trường bất động sản nghỉ dưỡng trong bối cảnh mới".

Bên cạnh đó, hệ số sử dụng khách sạn tại các địa phương lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, khi các đợt lễ, Tết, các ngày nghỉ cuối tuần gần như không đáp ứng đủ số phòng cho khách du lịch trong và ngoài nước.

Ông Hưng cho biết thêm, mục tiêu đến năm 2025 đáp ứng số lượng cơ sở lưu trú khoảng 754.000 buồng, đến năm 2030 đạt khoảng 900.000 buồng tại các cơ sở, khách sạn lưu trú. Trong khi năm 2016 cả nước có khoảng 420.000 buồng phòng lưu trú du lịch. Chúng ta thấy rằng, để đạt được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển, cần phải đầu tư nhiều hơn nữa, nếu tính đến năm 2025 chúng ta cần phải đầu tư thêm 330.000 buồng phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch.

Kiến Tài

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load