Thứ ba 05/11/2024 15:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Ban hành Nghị quyết về nội quy kỳ họp Quốc hội

21:37 | 18/11/2022

(Xây dựng) - Ngày 15/11, tại Nghị quyết số 71/2022/QH15, Quốc hội đã ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội.

Ban hành Nghị quyết về nội quy kỳ họp Quốc hội
Nghị quyết về nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi) được đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 15/11.

Theo đó, Nội quy gồm 3 chương, 58 điều, quy định cụ thể về: Kỳ họp Quốc hội; Chủ trì kỳ họp Quốc hội; Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội; Trách nhiệm của Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội; Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội…

Chương trình kỳ họp Quốc hội; Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội; Lưu trữ tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội; Thông tin về kỳ họp Quốc hội; Thông tin về kỳ họp Quốc hội; Tổng kết kỳ họp Quốc hội…

Nội quy đồng thời quy định: Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội; Hình thức tiến hành kỳ họp, phiên họp của kỳ họp Quốc hội; Trách nhiệm của chủ tọa, người được phân công điều hành phiên họp tại kỳ họp Quốc hội; Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội khi thảo luận, tranh luận tại phiên họp; Phiên họp toàn thể của Quốc hội; Thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội; Chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội; Biểu quyết tại phiên họp toàn thể của Quốc hội

Các nội dung: Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức; Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức; Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức; Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội; Phiên họp kín của Quốc hội… cũng được đề cập cụ thể tại Nội quy.

Đặc biệt, nội quy quy định một số nội dung quan trọng như trình tự quyết định số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bầu Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Trình tự bầu Chủ tịch nước; Quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ; Trình tự bầu Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Quyết định thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia; Trình tự bầu Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội; Trình tự quyết định cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ…

Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ; Trình tự phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Trình tự phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia về danh sách Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia và Ủy viên Hội đồng Bầu cử quốc gia; Bầu Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất…

Nội quy cũng đề cập: Trình tự miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; Trình tự quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; Phê chuẩn đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội…

Nội quy cũng quy định việc: Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Hồ sơ trình Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội; Trình tự Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội tại một kỳ họp Quốc hội; Xem xét đề nghị của Chủ tịch nước về việc xem xét lại pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quyết định đại xá; Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; Quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân; Áp dụng pháp luật có liên quan để xem xét, quyết định các vấn đề khác tại kỳ họp Quốc hội…

Theo Nội quy, kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.

Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chủ trì kỳ họp Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, bảo đảm để kỳ họp Quốc hội được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo chương trình đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm để Quốc hội thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp Quốc hội, tập trung nghiên cứu, tham gia thảo luận, góp ý kiến vào các nội dung của kỳ họp Quốc hội và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội…

Đại biểu Quốc hội trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin về kỳ họp Quốc hội phải bảo đảm chính xác, khách quan; không tiết lộ thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, nội dung các phiên họp kín của Quốc hội…

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load