Thứ ba 07/05/2024 04:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bắc Ninh: Trình thẩm định bổ sung Dự án xây dựng mới chùa Dạm

19:53 | 08/02/2024

(Xây dựng) – Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Ninh có Tờ trình số 27/TTr-UBND trình xin Thẩm định bổ sung Dự án xây dựng mới chùa Dạm, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh.

Bắc Ninh: Trình thẩm định bổ sung Dự án xây dựng mới chùa Dạm
Tòa Tam Bảo tại chùa Dạm có kiến trúc kiểu chữ Công.

Chùa Dạm là ngôi chùa cổ nằm trên núi Dạm thuộc phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thờ Phật và Nguyên Phi Ỷ Lan (dân gian gọi bà là Tấm nên cũng gọi là chùa Bà Tấm). Chùa còn có nhiều tên gọi khác là chùa Dạm, Lãm Sơn, “Cảnh Long Đồng Khánh”, “Thần Quang tự”.

Qua nhiều thập kỷ, chùa được trùng tu tôn tạo nhiều lần. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa bị dỡ bỏ. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1986, nhân dân địa phương đã xây dựng 3 gian chùa nhỏ trên nền đất cũ để thờ Phật.

Nhằm mục đích bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, lịch sử do các bậc tiền nhân để lại, cũng như việc tham vấn ý kiến của giới chuyên gia, các nhà khoa học, từ năm 2015 đến nay tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện quy hoạch tổng thể và xây dựng “Khu di tích văn hóa và sinh thái núi Dạm”. Chùa Dạm được trùng tu tôn tạo, với quy mô lớn, khang trang, cùng với hệ thống tượng thờ và đồ thờ tự tại chùa có giá trị lớn về nghệ thuật, thẩm mỹ đại diện cho đặc trưng mỹ thuật mỗi thời kỳ.

Trước đó, Dự án xây dựng mới chùa Dạm được phê duyệt xây dựng công trình Pháp Đường tại vị trí cấp nền IVa gồm: Xây dựng các công trình Tam bảo, nhà Tổ, đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan và nhà Mẫu; trong đó hạng mục Tam bảo nằm ở vị trí trung tâm, 2 hạng mục nhà Tổ, đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan nằm 2 bên Tam bảo đối xứng qua trục thần đạo của công trình; hạng mục nhà Mẫu nằm cạnh đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan, việc xây dựng thêm hạng mục Pháp Đường bên cạnh nhà Tổ đối xứng với nhà Mẫu qua trục thần đạo sẽ tạo sự đối xứng, hài hoà cho tổng thể các công trình ở cấp nền IVa.

Theo đánh giá, việc xây dựng công trình chùa Dạm với chức năng là chùa làng của khu Tự Thôn, phường Nam Sơn, nơi tổ chức các sự kiện nhân các ngày lễ, ngày Tết, ngày sự lệ… của nhân dân địa phương là cần thiết.

Từ khi chùa Dạm được tu bổ, tôn tạo đã thu hút được lượng lớn du khách thập phương về chiêm bái, vãng cảnh. Việc xây dựng Pháp đường sẽ đáp ứng nhu cầu thực tế về một nơi tu tập, nghỉ ngơi của các phật tử thập phương; nơi tiếp khách của nhà chùa và nghỉ của Ban quản lý chùa và tổ công quả của địa phương tham gia quản lý, trông nom chùa Dạm.

Theo Tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 05/2/2024, UBND tỉnh Bắc Ninh trình xin Thẩm định bổ sung Dự án xây dựng mới chùa Dạm, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh 1 pháp đường, 1 nhà phụ trợ tại cấp nền IVa đối xứng với nhà Mẫu qua trục thần đạo. UBND tỉnh giao cho Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh làm chủ đầu tư...

Cụ thể tờ trình: Về quy mô xây dựng, pháp đường có mặt bằng chữ nhất kích thước 19,68x9,18m. Nhà 1 tầng, 5 gian, mỗi gian rộng 3,6m, 2 dĩ rộng 0,6m. Chiều cao nền nhà so với cốt sân +0,45m. Nền công trình lát gạch bát 300x300 theo mạch chữ công. Bộ khung kết cấu kiểu 5 hàng chân, hàng cột cái trước được thay bằng cột trốn ngồi trên xà nối cột quân trước với cột cái sau, cột cái có đường kính 0,40m; cột quân đường kính 0,36m. Cột làm bằng gỗ lim, riêng hàng cột hiên bằng đá. Chiều cao từ nền tới tàu mái là 2,7m, tới dạ thượng lương là 6,25m. Nhà 2 mái, lợp ngói mũi hài. Bao che phía trước 5 gian bằng hệ cửa đi bức bàn, hai bên và phía sau bằng tường xây gạch bát 300x300x70 mặt ngoài để trần miết mạch, mặt trong trát vữa xi măng, quét vôi trắng.

Về nhà phụ trợ: Mặt bằng chữ nhật, diện tích khoảng 36m2. Nhà 1 tầng, chia làm 2 gian vệ sinh nam nữ. Hình thức kiến trúc kiểu tường hồi bít đốc; bờ nóc, bờ chảy, đấu xây gạch, trát vữa. Tường bao che xây gạch, mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch chống trơn, lắp đặt thiết bị điện nước.

Dự án xây dựng mới chùa Dạm, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh được đánh giá là 1 trong 6 công trình trọng điểm của tỉnh, đã hoàn thành đi vào hoạt động.

Hội chùa Dạm diễn ra hàng năm vào ngày 8/9 (âm lịch). Nhà chùa cùng toàn thể nhân dân sắm sửa lễ vật cúng phật cầu bình an, sức khỏe và may mắn. Ngoài ra vào các ngày: Lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, tuần rằm, mùng một, dịp lễ hội truyền thống, Tết Nguyên đán rất đông các phật tử và quý khách thập phương về dự.

Chùa Dạm được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hoá - Quyết định số 29 -VH/QĐ ngày 13/01/1964.

Nguyên Khánh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Khai hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 1/5, tại Cụm Di tích lịch sử Quốc gia Núi Bài Thơ, thành phố Hạ Long, đã diễn ra khai mạc Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn năm 2024. Lễ hội nằm trong chuỗi sự kiện thuộc Tuần Du lịch Hạ Long 2024, nhằm góp phần gìn giữ văn hóa tín ngưỡng và quảng bá, kích cầu du lịch địa phương.

  • Hải Phòng công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn

    (Xây dựng) - Tối 01/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện An Lão tổ chức lễ công bố quyết định và đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Khắc Cẩn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load