Thứ năm 07/11/2024 19:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bạc Liêu: Khai mạc Ngày hội Văn hóa-Du lịch rực rỡ sắc màu

09:57 | 28/11/2022

(Xây dựng) – UBND tỉnh Bạc Liêu vừa long trọng tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa-Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 với chủ đề “Bạc Liêu-Hội tụ tinh hoa di sản và khát vọng phát triển”. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Bạc Liêu: Khai mạc Ngày hội Văn hóa-Du lịch rực rỡ sắc màu
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu với Ngày hội (ảnh Báo Bạc Liêu).

Ngày hội Văn hóa- Du lịch Bạc Liêu được tổ chức trong 03 ngày từ 27-29/11/2022, với 14 hoạt động đa dạng, phong phú, quy mô khá lớn, có sự góp mặt của hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của 25 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến sẽ thu hút hơn 20 ngàn lượt du khách tham quan. Đồng thời, Ngày hội cũng chính là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của Năm Du lịch Quốc gia 2022. Lễ khai mạc Ngày hội với Chương trình nghệ thuật có 03 chương: Bạc Liêu-cái nôi gìn giữ nghệ thuật đờn ca tài tử; Tình đất, tình người Bạc Liêu; Bạc Liêu khát vọng hội nhập và phát triển.

Bạc Liêu: Khai mạc Ngày hội Văn hóa-Du lịch rực rỡ sắc màu
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng phát biểu Khai mạc Ngày hội

Tại Lễ khai mạc Ngày hội, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng, cho biết: “Ngày hội Văn hóa-Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhằm kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh Bạc Liêu. Đồng thời, Ngày hội được tổ chức nhằm thể hiện sự nỗ lực của toàn Đảng bộ, chính quyền, dân và quân tỉnh Bạc Liêu quyết tâm khôi phục phát triển kinh tế-xã hội sau thời gian dài chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Thông qua các hoạt động của Ngày hội Văn hóa-Du lịch lần này, Bạc Liêu mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét đặc trưng về văn hóa, du lịch của mình đến với bạn bè trong nước và quốc tế; tạo điều kiện cho việc hợp tác trong lĩnh vực văn hóa gắn với thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, phát triển du lịch, tăng cường kết nối tour, tuyến, thu hút du khách. Đồng thời, đây còn là cơ hội để tỉnh Bạc Liêu kết nối với các tỉnh, thành, các doanh nghiệp, nhà đầu tư tổ chức ký kết, hợp tác xúc tiến đầu tư-thương mại, phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế-xã hội trong thời gian tới.

Điểm nổi bật của Ngày hội Văn hóa-Du lịch Bạc Liêu năm 2022 là sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa với du lịch, trong đó, vừa tôn vinh giá trị bản Dạ cổ hoài lang do cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác cách đây hơn 100 năm, vừa bảo tồn và lan tỏa Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Một điểm nổi bật khác của Ngày hội Văn hóa-Du lịch Bạc Liêu năm 2022 là sự góp mặt của nhiều di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, di sản được UNESCO vinh danh, như: Ca Trù, Không gian văn hóa Cồng Chiêng; Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ; Dân ca Quan họ; Hát Chèo; các loại hình nghệ thuật của đồng báo người Khmer, người Hoa, tất cả sẽ hòa điệu cùng với Đờn ca tài tử Nam bộ đồng biểu diễn để Ngày hội Văn hóa-Du lịch Bạc Liêu năm 2022 thực sự trở thành nơi hội tụ tinh hoa của các miền di sản đại diện các vùng, miền trên cả nước”.

Đến dự và phát biểu chỉ đạo Ngày Ngày hội Văn hóa-Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam biểu dương những nỗ lực vượt khó vươn lên, đạt nhiều thành tựu của Đảng bộ, chính quyền, dân và quân tỉnh Bạc Liêu. Trong bối cảnh đất nước ta phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, với cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội rất hạn chế, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, nguồn lực đầu tư chủ yếu trông chờ vào Trung ương nhưng những con người “xứ Bạc” với bản lĩnh, ý chí, anh hùng và sức sáng tạo lớn lao đã vượt khó vươn lên.

Trải qua 25 năm, Bạc Liêu đã dám nghĩ, dàm làm, khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của mình, duy trì mức tăng trưởng khá so với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm tăng trưởng ở mức hai con số và nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu nhập người dân tăng nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện.

Bạc Liêu: Khai mạc Ngày hội Văn hóa-Du lịch rực rỡ sắc màu
Chương trình nghệ thuật Khai mạc Ngày hội với bản Dạ cổ hoài lang bất hủ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bạc Liêu tiếp tục nỗ lực, cố gắng hơn rất nhiều lần để phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu năm 2022 và cả giai đoạn 2021-2025 với tinh thần lấy lại 2 năm chậm vì dịch bệnh.

Đồng thời, Bạc Liêu cần nhanh chóng cụ thể hóa Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bạc Liêu cũng cần khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài để tập trung 5 trụ cột (Phát triển nông nghiệp mà trọng tâm là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Phát triển công nghiệp, trọng tâm là năng lượng tái tạo; Phát triển du lịch gắn với văn hóa, con người; Phát triển thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế chất lượng cao; Phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng-an ninh) phát triển kinh tế-xã hội đã được xác định, trong đó đặc biệt lưu ý các yếu tố phát triển bền vững trong tất cả các khâu, ngay trong từng giai đoạn; thúc đẩy mạnh mẽ hơn các sáng kiến, chương trình, dự án liên kết vùng, trước hết là hợp tác với các địa phương vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long cùng thực hiện các dự án cho sự phát triển kinh tế toàn vùng như cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, cao tốc Rạch Giá-Hà Tiên-Bạc Liêu, đường bộ hành lang ven biển đường Nam Sông Hậu, Quản lộ-Phụng Hiệp…

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang

    (Xây dựng) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn số 4839/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, di vật tại chùa Phổ Quang.

  • Sóc Trăng: Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo sẽ diễn ra từ ngày 9-15/11

    (Xây dựng) – Nhằm tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, đặc biệt là các hoạt động văn hóa lễ hội; đáp ứng tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ hội Óoc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024). Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 diễn ra trong 3 ngày (29-30/11 và 1/12) tại Công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

  • Phát huy những giá trị di sản văn hoá Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, công tác bảo tồn phải luôn tuân thủ các yêu cầu rất nghiêm ngặt, vừa phải bảo vệ tổng thể di tích bao gồm bảo vệ các công trình kiến trúc gắn liền với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hoá vật chất đi đôi với bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá tinh thần.

  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load