Thứ ba 07/05/2024 22:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bác Hồ - vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới đi bộ qua cửa khẩu quốc tế thăm nước bạn

10:07 | 20/05/2019

(Xây dựng) - Ngày 19/5, nhân dịp kỷ niệm 129 năm Ngày sinh Bác Hồ, TP Móng Cái long trọng tổ chức lễ khánh thành Nhà lưu niệm Bác Hồ tại Cửa khẩu Bắc Luân - Nơi ghi dấu sự kiện Bác Hồ thăm Móng Cái và qua cầu biên giới thăm nhân dân vùng biên của nước láng giềng Trung Quốc.


TP Móng Cái cắt băng khánh thành Nhà lưu niện Bác Hồ

Công trình Nhà lưu niệm Bác Hồ ở vùng biên giới Đông Bắc bộ được khởi công xây dựng vào tháng 6/2018. Đây là một tác phẩm kiến trúc giàu tính nghệ thuật, kỹ thuật, mỹ thuật xây dựng cao.

Tổng diện tích khu đất xây dựng là 261m2, gồm các hạng mục: Nhà lưu niệm trưng bày tư liệu quý về Bác Hồ đặt chân đến cửa khẩu Móng Cái, Bác Hồ sang thăm Đông Hưng (Trung Quốc); khuôn viên phục vụ khách tham quan; vườn hoa, cây xanh, bia lưu sự tích.

Nhà trưng lưu niệm diện tích 88m2, gồm 3 phần chính: Tầng đế cao 3,75m, thân nhà cao 3,4m, đài sen mái 2,55m, tiền sảnh 100m2. Công trình xây dựng thuộc nhóm C, cấp IV, diện tích đất sử dụng 261m2, kính phí đầu tư xây dựng trên 6,3 tỷ đồng.


Nhà lưu niệm Bác Hồ là một tác phẩm mỹ thuật đẹp, diện tích xây dựng 261m2, kinh phí đầu tư 6,3 tỷ đồng.

Về chứng tích lịch sử: Ngày 19/2/1960, Bác Hồ đi máy bay trực thăng từ sân bay Gia Lâm đến sân bay “dã chiến” sân cỏ ở xã Hải Xuân, Bác qua trạm hải quan cửa khẩu Móng Cái, đi cầu Bắc Luân sang thăm nhân dân thị trấn Đông Hưng (Trung Quốc).

Trạm hải quan cửa khẩu Móng Cái vinh dự được đón Bác ngày ấy, đơn vị chỉ là một tổ công tác nhỏ gồm 6 cán bộ: Nguyễn Văn Đông (trạm trưởng), Nguyễn Văn Quang, Đặng Đình Toản, Vi Thị Hồng, Lã Thục Chắn, Nguyễn Văn Nuôi. Công việc khi ấy đơn giản, cán bộ thay phiên nhau cùng công an biên phòng thống kê số lượng người của 2 nước láng giềng qua lại thăm thân là chủ yếu, buôn bán giao thương biên mậu thời bao cấp rất ít, chỉ một vài mặt hàng tạp hóa thông thường.

Một chi tiết rất cảm động, khi đi qua trạm hải quan, Bác đã dừng lại, vỗ tay vào túi áo và vui vẻ nói: “Bác không có hàng hóa gì đâu nhé”, ông Nguyễn Văn Nuôi và Nguyễn Văn Đông hôm ấy vô tình đúng phiên mình trực trạm, được gặp Bác kể lại.


Ngày 20/2/1960, Bác Hồ gặp mặt, nói chuyện với cán bộ và nhân dân tại sân vận động Móng Cái.

Khi về nước, Bác Hồ đã đến thăm HTX nông nghiệp Xoáy Nguồn, trại trồng cây xã Đoan Tĩnh, xưởng gốm sứ Móng Cái.

Sang nước bạn, Bác Hồ ghé thăm một trường Mẫu giáo gần đường biên, Bác ân cần thăm hỏi thầy trò và chia kẹo cho các cháu. Để ghi nhớ sự kiện vị nguyên thủ quốc gia lân cận đến thăm trường học ở nước mình, Nhà nước Trung Quốc đã cho địa phương xây dựng một lầu tưởng niệm Bác Hồ tại sân trường. Nay Bác không còn nữa, lầu tưởng niệm Bác trên đất bạn được chính quyền và nhân dân địa phương tôn kính, đã trở thành Di tích lịch sử - văn hóa của TP Đông Hưng (Trung Quốc).

Đại tá Đặng Toàn Tiến - nguyên Chỉ huy Trưởng bộ đội biên phòng Quảng Ninh giới thiệu một số tư liệu quý về Bác Hồ qua cửa khẩu Móng Cái thăm nhân dân vùng biên của nước láng giềng Trung Quốc.

TP Móng Cái xây dựng công trình lưu chứng tích Bác Hồ đến địa phương, có giá trị bảo tồn lịch sử và giá trị cột mốc văn hóa nơi biên ải. TP Móng Cái đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đưa Nhà lưu niệm Bác Hồ vào danh mục Di tích lịch sử - văn hóa của địa phương.

Anh hùng lao động Nguyễn Quang Mâu công đức đá quý cho không gian kiến trúc công trình có nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam.

Đây còn là sự tích “Bác Hồ - vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trên thế giới đi bộ qua cửa khẩu quốc tế thăm nước láng giềng”.

Vũ Phong Cầm

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hải Phòng sẵn sàng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

    (Xây dựng) – Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 sẽ diễn ra ngày 11/5 tới đây tại khu vực Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính, Khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

  • Đặc sắc Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load