Thứ tư 06/12/2023 14:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Bắc Giang: Tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc

19:34 | 17/03/2022

(Xây dựng) – Sáng 17/3, tại thành phố Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị Sở hữu trí tuệ toàn quốc năm 2022.

bac giang to chuc hoi nghi so huu tri tue toan quoc
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc.

Hội nghị nhằm tập trung làm rõ những kết quả đạt được và nhận dạng những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Từ đó đưa ra định hướng phát triển hoạt động sở hữu trí tuệ ở Trung ương và địa phương năm 2022 và các năm tiếp theo.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ cho thấy sở hữu trí tuệ đóng vai trò hết sức quan trọng đối với từng quốc gia, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để phù hợp với bối cảnh đó, Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia đến năm 2030 đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng lồng ghép sở hữu trí tuệ trong từng lĩnh vực kinh tế - xã hội. Do đó, quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ là một trong những hoạt động quan trọng, đóng vai trò dẫn dắt trong quá trình thực hiện mục tiêu đó.

Năm 2021, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ ở cả Trung ương và địa phương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần phải được xem xét, giải quyết để có được sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt kỳ vọng, với những thành tựu đã đạt được, cùng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong việc thiết lập những cơ chế, chính sách có liên quan, lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ có những bước phát triển mới và có tính đột phá, nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia.

Báo cáo tổng quan hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2021 ở trung ương và địa phương, ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, năm 2021, công tác xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được được thực hiện đúng tiến độ đề ra; việc triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia và Chương trình phát triển phát triển tài sản trí tuệ đã giúp nâng cao vai trò, vị thế của khoa học & công nghệ ở các Bộ, ngành và địa phương.

Dù bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19 và giãn cách xã hội nhưng lượng đơn sáng chế và kiểu dáng công nghiệp vẫn tăng khá cao (tương ứng là 9,1% và 11,9%) so với năm 2020; kết quả xử lý đơn sở hữu công nghiệp tăng 3,8%, trong đó kết quả xử lý đơn nhãn hiệu quốc gia tăng 6,3%. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về công nghiệp tăng 29% và các loại đơn/yêu cầu liên quan đến văn bằng bảo hộ tăng trên 15%. Cùng với đó, công tác hội nhập và hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ được duy trì, đóng góp tích cực vào thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của đất nước.

Tham gia tham luận tại hội nghị, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thanh Bình cho biết, trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về khoa học & công nghệ nói chung, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của tỉnh Bắc Giang nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Bắc Giang đã có 2.569 đơn đăng ký nhãn hiệu, đã được cấp 1.284 Giấy chứng nhận nhãn hiệu; trong 84 đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đã được cấp 57 văn bằng bảo hộ độc quyền; trong 45 đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích đã được cấp 11 văn bằng bảo hộ độc quyền. Trong đó, một số sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang đã được đăng ký bảo hộ tại nước ngoài như: Vải thiều Lục Ngạn được bảo hộ tại 08 quốc gia (Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia, Mỹ); mỳ Kế được bảo hộ tại 5 quốc gia (Trung Quốc, Lào, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc); mỳ Chũ được bảo hộ tại 5 quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia). Sản phẩm gà đồi Yên Thế được bảo hộ tại 3 quốc gia (Trung Quốc, Lào, Singapore).

Đặc biệt, năm 2021, sản phẩm vải thiều Lục Ngạn là nông sản đầu tiên của Việt Nam được cấp chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản. Các sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ đã phát huy giá trị riêng có, ưu việt của mình, sản phẩm được đóng gói và có tem nhãn ghi rõ xuất xứ hàng hóa (mỳ Chũ, vải thiều Lục Ngạn, nấm Lạng Giang, gà đồi Yên Thế, rượu làng Vân,...), chính vì vậy đã mang lại uy tín, chất lượng và giữ vững được trên thị thường.

Tuy vậy, đại diện Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bắc Giang đánh giá trong thời gian tới sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp và địa phương trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; cuộc cách mạng 4.0 diễn ra mạnh mẽ đòi hỏi đòi hỏi các doanh nghiệp phải thích ứng và đáp ứng các yêu cầu quản lý và phát triển, sản phẩm rõ ràng, minh bạch, truy xuất được quá trình sản xuất thu hoạch, chế biến đóng gói, bảo quản.

bac giang to chuc hoi nghi so huu tri tue toan quoc
Toàn cảnh hội nghị.

Cũng tại hội nghị lần này, nhiều đại biểu cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ để trình Quốc hội thông qua vào tháng 6/2022. Tổ chức triển khai xây dựng các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. Tiếp tục hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030. Cùng đó, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ động tham gia đàm phán và bảo đảm thi hành có hiệu quả nội dung sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại quốc tế; tăng cường hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài; tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ cho cán bộ quản lý nhà nước.

Cùng với đó, các địa phương cần củng cố các đầu mối chuyên trách về sở hữu trí tuệ tại các cơ quan quản lý nhà nước; đẩy mạnh cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ… Qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Chương Huyền – Thân Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thanh Hóa: Thúc đẩy chuyển đổi xanh, huy động nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 504/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, Thủ tướng lưu ý Thanh Hóa cần thúc đẩy chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hạ tầng số.

  • Sắp tổ chức chương trình Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2023 lần thứ 6

    (Xây dựng) - Ngày 14/12 tại Thành phố Hà Nội, Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ dự kiến tổ chức Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2023 - lần thứ 6. Chương trình vinh dự có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL).

  • Đẩy nhanh việc chuyển đổi số tổng thể bằng tắt sóng 2G

    (Xây dựng) - Mỗi quốc gia khi tắt sóng công nghệ 2G, 3G đều có những phương pháp, mục tiêu khác nhau. Việt Nam chọn cách tắt sóng 2G để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Tuy nhiên, nếu một nhà mạng muốn triển khai công nghệ di động mới 5G, thì việc duy trì vận hành quá nhiều công nghệ song song như 2G, 3G, 4G đồng thời sẽ tốn chi phí rất lớn và khai thác không hiệu quả. Vì vậy, cần tắt sóng công nghệ cũ để tối ưu hóa vận hành và dành nguồn lực, băng tần số vô tuyến điện cho công nghệ mới, đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia.

  • Tắt sóng 2G, đưa người dân lên môi trường số

    (Xây dựng) - Ngày 5/12, CLB Nhà báo Công nghệ thông tin tổ chức Tọa đàm "Tắt sóng 2G, đưa người dân lên môi trường số". Mục tiêu của sự kiện là để lắng nghe tiếng nói của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp viễn thông về lộ trình tắt sóng 2G, cũng như tác động của việc này tới người dùng, thị trường viễn thông trong nước.

  • Bình Dương: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghiệp 4.0

    (Xây dựng) - Ngày 4/12, tại Bình Dương, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) phối hợp cùng TÜV SÜD Asia Pacific Pte. Ltd và Tổng Công ty Becamex IDC tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh quá trình ứng dụng công nghiệp 4.0”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 đang diễn ra tại Bình Dương từ ngày 3-5/12.

  • Phú Lương (Thái Nguyên): Xây dựng tuyến phố văn minh không dùng tiền mặt đầu tiên

    (Xây dựng) – Thị trấn Đu, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai thí điểm tuyến phố văn minh không dùng tiền mặt. Đây là tuyến phố đầu tiên cũng là mô hình điểm của huyện, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa.

Xem thêm
  • Thừa Thiên – Huế: Phát triển công nghệ thông tin gắn với văn hóa, di sản và giao thông

    (Xây dựng) - Ngày 1/12, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Công ty TNHH SMC Huế và Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ 2 với chủ đề “Huế - Công nghệ thông tin – Thúc đẩy phát triển bền vững”.

    21:22 | 01/12/2023
  • Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài

    (Xây dựng) - Ngày 1/12, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài” cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.

    19:40 | 01/12/2023
  • Bình Dương: Những thành công từ chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Đến nay, 100% hồ sơ công việc tại tỉnh Bình Dương được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ thuộc phạm vi bí mật Nhà nước) thông qua phần mềm quản lý văn bản của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    21:33 | 30/11/2023
  • Khai mạc Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á

    (Xây dựng) – Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam – châu Á 2023 (Vietnam - Asia Smart City Summit 2023) đã khai mạc trọng thể sáng 29/11 tại Hà Nội. Sự kiện do UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) phối hợp tổ chức với chủ đề: “Khai thác dữ liệu – Xây dựng Thành phố thông minh, phát triển bền vững”. Đây là năm thứ 7 chương trình được tổ chức.

    15:28 | 29/11/2023
  • 4 định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực công nghệ

    (Xây dựng) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Thông tư 21/2023/TT-BKHCN ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với dịch vụ đánh giá trình độ và năng lực công nghệ; dịch vụ hỗ trợ xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ; dịch vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ; dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ.

    08:12 | 29/11/2023
  • Khóa đào tạo Chuyên viên BIM - Thông tin dự án theo tiêu chuẩn ISO 19650

    (Xây dựng) - Ngày 24/11, Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC (trực thuộc Bộ Xây dựng) và BSI Việt Nam đã tổ chức thành công khóa đào tạo trực tuyến Chuyên viên BIM - Thông tin dự án theo tiêu chuẩn ISO 19650 kéo dài 04 ngày (từ 21/11/2023 - 24/11/2023).

    16:12 | 28/11/2023
  • Áp dụng BIM cho các công trình hạ tầng giao thông tại Việt Nam: Thực trạng, xu thế và kinh nghiệm thực tế

    (Xây dựng) - Những năm gần đây, thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế mới, với những tác động đáng kể đến toàn ngành công nghiệp. Trong đó, ngành Xây dựng đang phải đối mặt với vô số thách thức cũng như đón chờ các cơ hội bùng nổ.

    15:33 | 28/11/2023
  • Vinfuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2023

    (Xây dựng) - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 diễn ra từ ngày 18 - 21/12/2023 tại Hà Nội. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, y học chính xác và hạ tầng giao thông xanh… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện sẽ là lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu đột phá, phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất.

    14:58 | 28/11/2023
  • Vĩnh Phúc: Hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp

    (Xây dựng) - Với những lợi ích nhiều mặt, công nghệ sinh học ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây được coi là giải pháp mang tính đột phá nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    14:38 | 28/11/2023
  • Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê Nhà nước

    (Xây dựng) – Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 27/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê Nhà nước giai đoạn 2017 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

    10:03 | 28/11/2023
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load