Thứ năm 02/01/2025 23:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Du lịch /

10% khách sạn được chuyển đổi thành cơ sở cách ly y tế trong đại dịch

21:08 | 23/09/2021

(Xây dựng) - Cũng như đa số các nước trên thế giới, ngành Du lịch khách sạn tại Việt Nam đang hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề, đặc biệt là trong làn sóng dịch thứ tư này, do những quy định về đóng cửa biên giới quốc tế, hạn chế các đường bay trong nước và các biện pháp giãn cách xã hội. Mặc dù vậy, mô hình khách sạn chuyển đổi thành cơ sở cách ly y tế với tỉ lệ lấp đầy có thể lên tới 78% đang được coi là một điểm sáng của ngành, từ đó mang tới nhiều kỳ vọng phục hồi trong những tháng cuối năm 2021.

10 khach san duoc chuyen doi thanh co so cach ly y te trong dai dich
Khách sạn Mường Thanh Bắc Giang là địa điểm cách ly tập trung cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh kể từ khi có dịch Covid-19 (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Bắc Giang).

6 tháng đầu năm 2021: Tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn sụt giảm chỉ còn 25%

Trước khi đại dịch diễn ra, tỉ lệ phòng lấp đầy trung bình ở các khách sạn 3 đến 5 sao tại Hà Nội thường xuyên đạt mức 74%, cao nhất trong 10 năm vừa qua với giá phòng trung bình đạt $113/phòng/đêm. Mặc dù vậy, đến năm 2020, dưới ảnh hưởng của Covid-19, tỷ lệ lấp đầy của thị trường này chỉ còn trung bình 30%, giảm khoảng -44 điểm % so với cùng kỳ năm trước, giá phòng cũng vì thế giảm xuống mức -30% còn khoảng $81/phòng/đêm. Trong 6 tháng đầu năm 2021, thị trường tiếp tục chứng kiến sự sụt giảm, với tỷ lệ lấp đầy chỉ còn 25%, giá phòng trung bình khoảng $72/phòng/đêm.

Tại Đà Nẵng, địa điểm du lịch trọng điểm của Việt Nam, tỉ lệ lấp đầy các khách sạn ở đây vào thời điểm 2019 đạt 61% với giá phòng trung bình là $108/phòng/đêm, đến 2020 giảm chỉ còn 17% với giá phòng tương đương $54/phòng/đêm. Đến 2021, tỷ lệ lấp đầy phòng khách sạn 3-5 sao tại Đà Nẵng giảm xuống mức thấp nhất trong 10 năm vừa qua, chỉ còn 11% và giá phòng trung bình chỉ đạt $49/phòng/đêm.

Còn tại Thành phố Hồ Chí Minh, với những tác động của đợt dịch thứ 4, những quy định nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, tỷ lệ lấp đầy trong quý II/2021 chỉ đạt 18% với giá phòng trung bình là $69/phòng/đêm. Mặc dù vậy, khi so sánh với điểm trũng nhất của thị trường vào đợt dịch đầu tiên của 2020, con số này đã tăng 5 điểm %, tương đương mức tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái về tỷ lệ phòng khách sạn được lấp đầy. Từ quý II/2020 đến nay, giá phòng trung bình đã tăng khoảng 3$ mỗi quý, với lực đẩy đến từ các cơ sở & dịch vụ cách ly tập trung có giá thuê cao hơn từ 5 - 60% so với giá trung bình của thị trường.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam nhận định: “Những con số này đã phản ánh chính xác những tác động rất lớn của đại dịch Covid-19 tới phân khúc khách sạn và nghỉ dưỡng trên tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Bên cạnh đó, du lịch khách sạn cũng là một trong những ngành công nghiệp có đóng góp lớn cho nền kinh tế, với việc sử dụng lao động nhân công lớn, có nhiều liên kết và bổ trợ cho lĩnh vực dịch vụ khác. Chính vì thế, sự sụt giảm của du lịch khách sạn cũng ảnh hưởng nhiều tới chuỗi cung ứng chung”.

Điểm sáng của phân khúc du lịch khách sạn Việt Nam trong đại dịch

Đánh giá về phân khúc các khách sạn chuyển đổi thành cơ sở cách ly tập trung, ông Troy đánh giá: “Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường khách sạn nghỉ dưỡng nói chung, đặc biệt là với những cơ sở vừa và nhỏ. Hiện nay, có khoảng 10% số lượng các khách sạn trên thị trường được chuyển đổi thành các cơ sở cách ly và con số này có thể tăng lên trong thời gian sắp tới, để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc cách ly và hỗ trợ chống dịch”.

Tại Hà Nội, hiện đang có khoảng 20 khách sạn chuyển đổi theo mô hình này, tương đương khoảng 1.600 phòng. Còn ở Đà Nẵng là khoảng 34 khách sạn với khoảng 3.000 phòng. Con số này ở Thành phố Hồ Chí Minh là 25 khách sạn với hơn 3.000 phòng, trong đó số lượng khách sạn ở Quận 1 chiếm 42$, tương đương 13 khách sạn, quận Tân Bình là 32%, số còn lại ở các Quận 7, Quận 3 và Quận 5. Cũng chính từ xu hướng này, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã chứng kiến điểm sáng ở một số khách sạn tại khu vực quận Tân Bình, khu vực gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, với tỉ lệ lấp đầy lên đến 78%. Tất cả các khách sạn 5 sao trong khu vực này đều đã được sử dụng thành các cơ sở cách ly y tế. “Có thể thấy nhu cầu về khách sạn cách ly đang có xu hướng tăng lên, với nhóm đối tượng khách hàng có thể đến từ các nhân viên thuộc phi hành đoàn, các nhà ngoại giao quốc tế, các chuyên gia nước ngoài - những người thường xuyên nhập cảnh ra vào Việt Nam.” - Ông Troy cho biết thêm.

Đánh giá về tiềm năng phục hồi của ngành Du lịch khách sạn và nghỉ dưỡng trong những tháng cuối năm, ông Troy nhận định: “Một điểm đặc biệt của thị trường du lịch khách sạn tại Việt Nam là 80% khách hàng nội địa, là người Việt Nam, hoặc những người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam. Chính vì vậy, ngay khi dịch bệnh được kiểm soát, tôi tin tưởng sự khôi phục mạnh mẽ của ngành Du lịch trong nước sẽ hoàn toàn khả thi. Mô hình staycation - du lịch tại chỗ cũng sẽ là xu hướng được khách hàng ưa chuộng, giúp các khách sạn cải thiện doanh thu. Các khách sạn 4 - 5 sao cũng đang dần có những gói dịch vụ khuyến mại hấp dẫn để thu hút khách nội địa trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, việc triển khai hộ chiếu du lịch cũng là một yếu tố rất quan trọng để Việt Nam có thể mở cửa với các khách du lịch nước ngoài.

Trong giai đoạn 2022 - 2023, một loạt các thương hiệu mới sắp ra mắt trên thị trường du lịch nghỉ dưỡng như Grand Mecure, Fairmont, Eastin, Four Seasons, Lottee, Dusit and Wink Hotel với số lượng hơn 1.200 phòng chắc chắn sẽ thu hút nhiều du khách nước ngoài tới Việt Nam, ngay sau khi các quy định về hạn chế du lịch được nới lỏng. Tôi tin tưởng rằng cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước với những chính sách rất kịp thời về các gói hỗ trợ doanh nghiệp, việc giảm thuế…, các chủ đầu tư khách sạn và các nhà điều hành tại Việt Nam hoàn toàn có thể tin tưởng về sự khôi phục mạnh mẽ của ngành du lịch trong những tháng tiếp theo.

Nhi Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đón khoảng 160.000 lượt khách du lịch dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Ngày 1/1/2025, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thời gian nghỉ Tết Dương lịch năm nay chỉ có 1 ngày nên đa số người dân chọn phương án nghỉ ngơi, du lịch tại chỗ. Ước tính khách du lịch đến Hà Nội đạt 160.000 lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước.

  • Vĩnh Phúc: Thu hút 32 nghìn lượt khách trong dịp Tết Dương lịch 2025

    (Xây dựng) - Dịp nghỉ Tết Dương lịch năm 2025, du khách đến Vĩnh Phúc khoảng 32 nghìn lượt, trong đó, khách quốc tế ước đạt 3 nghìn lượt, khách nội địa ước đạt 29 nghìn lượt, khách lưu trú ước đạt 12 nghìn lượt, doanh thu ước đạt 44 tỷ đồng.

  • Chào đón những vị khách du lịch đầu tiên “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Trong ngày đầu tiên của năm mới, 180 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay số hiệu VN1392 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đáp xuống sân bay Phù Cát, chính thức “xông đất” tại vùng đất võ trời văn.

  • Phú Yên: Linh thiêng lễ chào cờ đầu năm tại Mũi Điện

    (Xây dựng) - Hàng nghìn người dân và du khách đã có mặt tại di tích danh thắng quốc gia Bãi Môn - Mũi Điện (tỉnh Phú Yên) vào sáng sớm 1/1/2025 để đón ánh bình minh đầu tiên của năm mới trong sự linh thiêng và hùng tráng của buổi lễ chào cờ giữa biển trời của Tổ quốc.

  • Du lịch vùng Tây của Quảng Nam: Tìm lời giải “bài toán” liên kết vùng

    (Xây dựng) - Để du lịch vùng Tây của Quảng Nam tạo được đột phá, khai thác tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, văn hóa, địa phương cần đồng bộ về hạ tầng giao thông và tạo được các dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp nhằm phục vụ tối đa du khách. 10 năm trở lại đây, hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh Quảng Nam có nhiều thay đổi. Theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn và đầu tư mạnh về hạ tầng giao thông, đặc biệt là công trình đường bộ trong giai đoạn 2026 - 2030 như mở rộng QL 14D, QL 14G. Địa phương đã nỗ lực không ngừng để khai thông các “điểm nghẽn” hạ tầng giao thông kết nối hai vùng Đông - Tây.

  • Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa

    (Xây dựng) - Năm 2025 mở ra triển vọng mới trong kỷ nguyên mới, với những thời cơ mới và thách thức mới. Quảng Ninh - cái nôi công nghiệp khai khoáng - đang chuyển sang phát triển dịch vụ du lịch, phá thế độc canh du lịch một mùa.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load