Thứ năm 03/10/2024 17:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Sức khỏe /

10 hiểu lầm về đuối nước mà nhiều người vẫn tin là đúng

15:00 | 22/07/2019

Làm thế nào để ngăn chặn, phát hiện và cứu một người bơi đang gặp nguy hiểm.

Mỗi năm, có 3.536 trường hợp tử vong do đuối nước ở Mỹ, theo CDC. Bạn có thể ngăn ngừa tử vong do đuối nước bằng cách học bơi (bất kể tuổi tác), học hà hơi thổi ngạt, mặc áo phao trên thuyền và luôn giám sát trẻ vào mọi lúc (không xao lãng).

Dưới đây là 10 hiểu lầm về đuối nước mà nhiều người vẫn tin là đúng.

Bạn có thể biết ai đó có đang bị đuối nước hay không

Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về đuối nước phổ biến nhất là nhiều người tin rằng mình sẽ nhận ra khi nào có người đang bị đuối nước. Quan niệm này có thể khiến bạn không phát hiện ra người đang gặp nguy hiểm. Đuối nước sẽ không rõ ràng giống như trong phim: Một người giơ tay lên và hét “cứu với, cứu với”.

Nạn nhân sẽ vẫy tay

Bạn nghĩ sẽ nhìn thấy nạn nhân vẫy tay điên cuồng? Điều đó chỉ có trên màn ảnh mà thôi. Chắc chắn, nếu có ai đó đang cố vẫy tay và la hét cầu cứu, thì hãy hỗ trợ họ ngay lập tức. Tuy nhiên, nước thường là im lặng. Mọi người sẽ cảm thấy sợ hãi [khi gặp rắc rối trong nước] và họ không cử động. Đó là lý do tại sao bạn cần biết những dấu hiệu im lặng nhưng chết người khi ai đó sắp bị đuối nước.

Họ có thể bơi, họ sẽ ổn

Điều này đúng với tất cả mọi người, nhưng đặc biệt là trẻ em. Học bơi là việc làm rất thông minh, Học viện Nhi khoa Mỹ gợi ý rằng học bơi từ lúc một tuổi có thể làm giảm nguy cơ đuối nước ở tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, AAP cảnh báo rằng các bài học bơi không giúp cho trẻ “miễn nhiễm” với đuối nước. Bạn cũng phải trông chừng trẻ khi xung quanh có nước và không để trẻ xuống nước một mình. Số liệu thống kê cho thấy gần 70% trẻ nhỏ bị đuối nước đã bị rơi vào nước ngoài dự kiến của mọi người.

Đồ chơi bơm hơi trong bể là thiết bị cứu sinh

Hãy quên ngay hiểu lầm này. Các loại phao đeo tay, phao tròn hoặc phao vịt bơm căng đều không giống như áo phao. Tương tự, Quỹ nâng cao nhận thức an toàn trong nước khuyên không nên cho trẻ bơi với phao. Lý do? Cảm giác an toàn sai lầm có thể khiến bạn dễ dàng quay lưng (hoặc nhận điện thoại) khi đang trông chừng trẻ.

Đuối nước khô là có thật

Bạn rất dễ bị hoang mang với hiểu lầm này về đuối nước. Những báo cáo về việc trẻ hít phải nước và sau đó bị chết là rất đáng sợ đối với các bậc cha mẹ. Nó được gọi là chết đuối khô, nhưng báo cáo trên tờ Emergency Medicine News năm 2018 đã nói rằng “chết đuối khô” là một thuật ngữ lỗi thời và gây nhầm lẫn, và chỉ ra rằng cái chết thương tâm của một bé trai không phải là do đuối nước khô mà là vì bệnh tim. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng sau khi con bị nuốt hoặc bị sặc nước, các bác sĩ khuyên bạn nên theo dõi xem trẻ có bị ho dai dẳng, nhịp thở nhanh hơn hoặc xương sườn bị co rút trong khi thở hay không. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này hoặc lo ngại vì bất kỳ lý do nào, hãy gọi bác sĩ.

Bạn sẽ biết nếu họ giả vờ

Hãy nhớ bạn đã dọa cha mẹ bằng cách thả đầu bập bềnh trong nước như thế nào? Điều này không có nghĩa là người mà bạn thấy nổi bập bềnh trong bể bơi chỉ là đang đùa giỡn. Nếu bạn thấy ai đó im lặng và không di chuyển, hãy kiểm tra để chắc chắn rằng họ rất ổn. Còn nếu thấy ai đó nằm ở dưới đáy của bể bơi, hãy hành động ngay lập tức.

Bạn không thể gặp rắc rối với việc “đùa giỡn”

Về những trò “giả vờ đuối nước” trong bể bơi thì chỉ có một câu: đừng làm thế. Như CDC cảnh báo, thở thật nhiều trước khi lặn hoặc cố gắng nín thở càng lâu càng tốt có thể khiến bạn gặp rắc rối. Cụ thể, bạn có thể bất tỉnh trong nước.

Bạn có thể biết nạn nhân đã ở dưới nước bao lâu

Chỉ mất một giây để một người trượt chân và rơi xuống bể bơi, nhưng họ có thể không được chú ý. Đuối nước có thể xảy ra trong vòng vài phút. Bị chìm trong nước 6 phút có thể không cứu được. Bạn không biết ai đó đã ở dưới nước bao lâu, đó là lý do tại sao bạn đã phải hành động nhanh chóng.

Bạn luôn nên nhảy xuống nước để cứu người

Nếu ai đó gặp nguy hiểm, Hội Chữ thập đỏ Mỹ khuyên bạn nên tiếp cận họ từ bên cạnh hoặc ném thứ gì đó để giúp họ nổi (như phao cứu sinh). Nhảy luôn xuống nước có thể khiến nạn nhân dìm bạn xuống trong cơn hoảng loạn, và khiến bạn có nguy cơ bị đuối nước. Nếu nạn nhân bất tỉnh, bạn sẽ phải xuống nước. Tuy nhiên, ngay cả những người bơi có kinh nghiệm cũng có thể thấy khó kéo nạn nhân ra khỏi nước. Hãy xoay hoặc sấp xuống [và giữ học trong khi bạn bởi ngửa có thể cho phép bạn đẩy nước và đến thành bể một cách an toàn.

Luôn cần hà hơi thổi ngạt (CPR)

Sau khi bạn nhận được một nạn nhân đuối nước - người lớn hoặc trẻ em - đã được đưa lên khỏi mặt nước, điều đầu tiên bạn muốn làm là đặt học nằm ngửa trên mặt phẳng và kéo duỗi cổ của họ. Chỉ riêng điều đó đã có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Đôi khi góc này có thể tạo ra sự khó chịu đủ để khiến nạn nhân bắt đầu thở.

Bắt đầu với ấn ngực trong hà hơi thổi ngạt

Bạn đã từng được khuyên nên thực hiện cả hà hơi thổi ngạt miệng – miệng và ép ngực trong CPR, nhưng quy tắc mới đề nghị thực hiện CPR chỉ bằng tay (Với một người, những người khác sẵn sàng giúp đỡ). Tuy nhiên, điều này đúng cấp cứu tim, giống như nếu ai đó bị đột quỵ. Trong trường hợp đuối nước, bước đầu tiên là thực hiện thổi ngạt, sau đó là ấn ngực, và gọi cấp cứu.

Theo Cẩm Tú (RD)/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Đảm bảo các phương án phòng cháy chữa cháy tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

    (Xây dựng) – Thành lập từ năm 1955, Bệnh viện Phụ sản Trung ương với quy mô hơn 14 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 7 trung tâm, 8 phòng chức năng và hơn 1.000 giường bệnh. Sau gần 70 năm đi vào hoạt động, nhiều công trình được xây dựng từ lâu, để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) phù hợp với những quy chuẩn, tiêu chuẩn mới, Ban lãnh đạo bệnh viện đã tập trung nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động.

  • Giải mã gen – Công nghệ mới vì lợi ích sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngày 26/9, tại Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà cùng Công ty Revita (Bệnh viện Đại học Juntendo) tổ chức Tọa đàm y tế sức khỏe về gen và chóng lão hóa. Đây là sự kiện quan trọng, có giá trị nhân văn và thực tiễn, đồng thời đánh dấu bước tiến mới trong hợp tác quốc tế, mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe cộng đồng.

  • Cà Mau: Chấm dứt dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược hơn 1.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh vừa có thông báo chấm dứt hợp đồng thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất đối với dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Y dược Cà Mau. Nguyên nhân đến từ việc nhà đầu tư vi phạm về nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký.

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Bệnh viện Nhi Hà Nội sẽ khánh thành nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai đoạn 1 tại phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) với tổng vốn gần 794 tỷ đồng sẽ khánh thành vào đầu tháng 10, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

  • Ngành Y tế Quảng Ninh chủ động công tác phòng, chống dịch bệnh sau mưa bão

    (Xây dựng) – Sau bão số 3 nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt cục bộ do mưa lớn kéo dài ở hầu khắp các địa phương, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh. Ứng phó tình huống này, ngành Y tế Quảng Ninh đã chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý môi trường, an toàn thực phẩm trong và sau mưa lũ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load