Thứ tư 08/05/2024 22:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Cơ hội dành cho công trình cân bằng năng lượng tại Việt Nam

12:16 | 01/12/2022

(Xây dựng) - Hội thảo trực tuyến “Tiêu chuẩn công trình cân bằng năng lượng (ZEB) - Phương pháp và thực hành trong hoạch định, thiết kế, xây dựng và vận hành công trình” vừa được diễn ra tại Hà Nội. Với sự đàm thoại đa bên, đây là cơ hội để các chuyên gia và các học viên cùng trao đổi về các tiêu chuẩn mới và các giải pháp, công nghệ sáng tạo nhằm vượt qua thách thức đang đặt ra trong quá trình chuyển dịch hướng tới công trình cân bằng năng lượng, tạo ra tác động lâu dài.

Cơ hội dành cho công trình cân bằng năng lượng tại Việt Nam
Hội thảo trực tuyến “Tiêu chuẩn công trình cân bằng năng lượng (ZEB) - Phương pháp và thực hành trong hoạch định, thiết kế, xây dựng và vận hành công trình”.

Với mục tiêu cung cấp phương pháp tiếp cận toàn diện hướng tới công trình cân bằng năng lượng (CBNL) từ giai đoạn đầu cho đến cuối vòng đời công trình, Hội thảo “Tiêu chuẩn công trình cân bằng năng lượng” được tổ chức để cung cấp các tiêu chuẩn mới và các giải pháp, công nghệ sáng tạo để vượt qua những thách thức đang đặt ra trong quá trình chuyển dịch hướng tới công trình CBNL về các phương pháp và các giải pháp về kinh nghiệm phát triển công trình CBNL theo suốt vòng đời công trình, từ hoạch định, thiết kế, xây dựng và vận hành.

Tại Hội thảo, các chuyên gia nhận định, hiện nay, tại Việt Nam không có nhiều công trình xanh. Tính đến năm 2021 cả nước chỉ có khoảng hơn 200 công trình xanh được cấp chứng chỉ xanh. Các chứng chỉ công trình xanh hiện có tại Việt Nam gồm: LEED, LOTUS, EDGE, HQE, GREEN MARK, DNGB…

Tuy nhiên, so với bối cảnh thực tế thì khoa học công trình (nhiệt, tiện nghi, năng lượng…) ở Việt Nam lại đang dựa trên kiến thức đã cũ, lạc hậu, ít cập nhật các kiến thức mới, bởi vậy ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của các công trình. Vì vậy, các công ty kiến trúc và kỹ thuật làm việc mà không cần kiểm tra tiện nghi công trình, hiệu quả năng lượng hay tác động đến môi trường. Không có các công cụ hoạch định chính sách, nên không xác định được cơ chế và số liệu thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả trong công trình.

Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành thêm các Luật, Nghị định, Thông tư, nhằm khuyến khích xây dựng công trình hiệu quả năng lượng như: Tháng 7/2020: Luật Xây dựng sửa đổi – các tính năng tiết kiệm năng lượng sẽ được thực hiện khi thiết kế đô thị và xây dựng; Tháng 3/2021: Nghị định 15 – Lặp lại hiệu quả năng lượng bắt buộc đối với thiết kế tòa nhà, thúc đẩy công trình xanh; Tháng 8/2021: Thông tư 12/2021, cho phép bổ sung phí thiết kế đối với tòa nhà hiệu quả năng lượng, thiết kế bảo vệ môi trường; Tháng 8/2021: Thông tư 15, cho phép bổ sung phí thiết kế công trình tiết kiệm năng lượng, thiết kế bảo vệ môi trường… Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn cụ thể, nhất là về giá trị tài chính chi tiết để áp dụng vào thực tế, và các chính sách mới này chỉ mang tính đề xuất ở giai đoạn hiện tại.

Do vậy, lộ trình xây dựng các công trình cân bằng năng lượng cần các dự án thí điểm, chính sách thưởng thêm cho các dự án cùng loại và kiểm soát chặt chẽ hơn về mức năng lượng sử dụng khi phê duyệt Giấy phép xây dựng. Nhằm cung cấp các biện pháp giúp giảm thiểu tác động sinh thái của các công trình xây dựng. Công trình cân bằng năng lượng không phải là một phương pháp xây dựng cụ thể mà nó tập hợp một loạt các kỹ thuật, vật liệu và công nghệ khi được sử dụng kết hợp đúng cách vào một công trình sẽ góp phần nâng cao hiệu suất bảo vệ môi trường. Theo hình mẫu lý tưởng, công trình cân bằng năng lượng giúp tối ưu hóa hiệu quả năng lượng, hạn chế tiêu thụ nước, sử dụng tối đa các vật liệu tái chế, các vật liệu có thể tái chế và không độc hại, đồng thời cho phép phát sinh ít chất thải nhất có thể trong quá trình xây dựng và vào ở.

Cơ hội dành cho công trình cân bằng năng lượng tại Việt Nam
Trường mầm non “Farming Kindergarten” một trong những công trình xây dựng theo tiêu chuẩn cân bằng năng lượng tại Việt Nam.

Ngoài ra, tại Hội thảo các diễn giả cũng đem ra thảo luận các chủ đề liên quan tới công trình cân bằng năng lượng như: Tiêu chuẩn công trình cân bằng năng lượng ISO/TS 23764:2021 cung cấp phương pháp tiếp cận từng bước trong hoạch định, thiết kế, xây dựng và vận hành công trình cân bằng năng lượng (ZEB) với 3 cấp độ READY, NEARLY và NET; Ứng dụng mô phỏng và công nghệ số trong thiết kế và vận hành ZEB như mô phỏng năng lượng công trình và Bản sao số hóa hệ thống Chiller góp phần đáng kể để đạt được các mục tiêu cân bằng năng lượng…

Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thủ tướng yêu cầu cần chỉ đạo quyết liệt với tinh thần “3 tăng cường”, “5 đẩy mạnh” trong chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Ngày 6/5, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản 203/TB-VPCP thông báo kết luận Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, tập trung chỉ đạo quyết liệt trong triển khai chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số; với tinh thần "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".

  • Từ 1/7 dùng tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ hành chính công

    Bộ Công an đã hoàn thành, vượt chỉ tiêu triển khai 12 tiện ích trên VNeID, với hơn 1,5 triệu lượt truy cập, sử dụng các tiện ích VNeID hằng ngày.

  • Viettel trình diễn năng lực công nghiệp quốc phòng tại Malaysia

    (Xây dựng) - Năm 2024, tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn trở thành doanh nghiệp quốc phòng toàn cầu, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) với đại diện là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) sẽ tham dự Hội nghị Quốc phòng châu Á (DSA 2024) và Hội nghị An ninh Quốc gia châu Á 2024 (NATSEC) tại Malaysia từ ngày 6-9/5/2024. Đây là 1 trong các thị trường công nghiệp quốc phòng tiềm năng mà Viettel hướng tới.

  • Tăng cường hợp tác giữa Hải Phòng và Hàn Quốc trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) – Trong khuôn khổ chương trình công tác tại Hàn Quốc, ngày 26/6, ông Lê Tiến Châu - Bí thư Thành uỷ thành phố Hải Phòng làm việc với ông Oh Sang Rok - Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc – KIST nhằm đẩy mạnh trao đổi, hợp tác trong lĩnh vực khoc học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

  • Tăng cường truyền thông chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) – Để góp phần khẳng định và lan tỏa vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Hoàng Giang đề nghị các đơn vị của Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí đẩy mạnh truyền thông chính sách KH,CN&ĐMST của Bộ và ngành KH&CN một cách toàn diện, hiệu quả; đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung các Luật KH&CN thời gian tới…

  • Bỉ xây dựng đảo năng lượng tái tạo đầu tiên trên thế giới

    Bỉ đang xây dựng một hòn đảo năng lượng ngoài khơi đầu tiên trên thế giới. Hòn đảo mang tên Princesse Elisabeth (Công chúa Elisabeth) này sẽ kết nối các trang trại điện gió ở Biển Bắc với đất liền, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động truyền tải điện xanh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load