Thứ sáu 27/09/2024 06:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Xuân Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái trong Tết Mường Thanh 2024

20:44 | 07/03/2024

(Xây dựng) - Mở màn cho chuỗi các hoạt động trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, hệ thống khách sạn Mường Thanh trong cả nước tổ chức Tết Mường Thanh 2024 vào ngày 12/3 tới với chủ đề “Tình Xuân Tây Bắc - Tình người Mường Thanh”. Đây là hoạt động hằng năm nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa, hòa chung không khí lễ hội Xuân Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái.

Xuân Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái trong Tết Mường Thanh 2024
Một góc không gian Tết Mường Thanh tại các khách sạn Mường Thanh.

Tết Mường Thanh được bắt nguồn từ mong muốn lưu giữ giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, đồng thời hòa vào dòng chảy văn hóa đó, đưa nó trở thành một phần của thương hiệu khách sạn Mường Thanh, bồi đắp, kiến tạo và lan tỏa những giá trị truyền thống đó trên hành trình chinh phục thương hiệu khách sạn thuần Việt hàng đầu.

Xuân Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái trong Tết Mường Thanh 2024
Tết Mường Thanh 2024 được tổ chức chính thức vào ngày 12/3, là thời điểm hoa ban - loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc nở rộ, gọi mùa xuân về trên khắp các bản làng xa xôi.

Đây cũng là lúc hàng nghìn cán bộ nhân viên của hệ thống khách sạn Mường Thanh trên khắp mọi miền đất nước chuẩn bị đón Tết truyền thống của riêng mình, hướng về những giá trị cội nguồn và thêm phần tự hào khi giới thiệu nét văn hóa đặc sắc đó tới du khách trong nước và ngoài nước, để tình xuân Tây Bắc hòa chung tình cảm chân thành của người Mường Thanh, chạm tới trái tim của du khách khi lưu trú tại nơi đây.

Xuân Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái trong Tết Mường Thanh 2024
Tết Mường Thanh luôn thu hút sự quan tâm của khách du lịch từ bản sắc văn hóa.

Năm nay, Tết Mường Thanh lấy cảm hứng từ điệu xòe, một loại hình nghệ thuật diễn xướng của đồng bào dân tộc Thái đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Nghệ thuật xòe từ lâu đã trở thành biểu trưng cho tình đoàn kết, sự kết tinh từ kinh nghiệm sống tốt lành, trở thành nét văn hóa đặc trưng, là tài sản chung của nhiều dân tộc sống trên rẻo cao Tây Bắc.

Xuân Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái trong Tết Mường Thanh 2024
Điệu xòe còn gửi gắm mong ước mùa màng tươi tốt, cuộc sống trù phú của đồng bào nơi đây.

Điệu xòe còn gửi gắm mong ước mùa màng tươi tốt, cuộc sống trù phú của đồng bào nơi đây, vì vậy thiết kế trang trí tại các khách sạn cũng như những sản phẩm, dịch vụ hưởng ứng Tết Mường Thanh đều được đi sâu khai thác triệt để, nhằm tôn vinh di sản văn hóa quý giá ấy.

Điểm nhấn trong các thiết kế là không gian văn hóa được tạo dựng tại các khách sạn cùng các tiết mục nghệ thuật với những cô gái Thái uyển chuyển trong điệu xòe gọi Xuân Tây Bắc về, trong một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động, thể hiện phong cảnh núi đồi hùng vĩ đang độ vào xuân với những cánh hoa ban thắm tươi nở rộ, trên bầu trời chim én chao liệng ríu rít và dưới chân trời trập trùng đồi nương, muông thú, cỏ hoa. Tất cả đã tái hiện một bức tranh Tết Mường Thanh đặc trưng của Tây Bắc, đồng thời thể hiện cuộc sống vui tươi, chan hòa giữa con người và vạn vật.

Xuân Tây Bắc của đồng bào dân tộc Thái trong Tết Mường Thanh 2024
Tết Mường Thanh mong muốn sẽ mang tới cho du khách một trải nghiệm vừa ấm áp, vừa hấp dẫn khi lưu trú tại các khách sạn Mường Thanh.

Tết Mường Thanh mong muốn sẽ mang tới cho du khách một trải nghiệm vừa ấm áp, vừa hấp dẫn khi lưu trú tại các khách sạn Mường Thanh. Ngoài những tạo hình ấn tượng tại sảnh đón tiếp về bức tranh Xuân Tây Bắc, các đầu bếp tài năng của hệ thống 60 khách sạn Mường Thanh trên khắp cả nước và nước bạn Lào còn mang tới những món ăn truyền thống đậm phong vị Tây Bắc như: Xôi nếp nương, pa pỉnh tộp, nậm pịa, cơm lam, nộm hoa ban, rêu đá nướng…để tạo nên một không gian trải nghiệm, một góc xuân Tây Bắc trọn vẹn tới du khách.

Được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Tết Mường Thanh 2024 là sự tri ân của thế hệ hôm nay với cha ông đã làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và là sự nhắc nhở, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc.

Cao Khánh Thu - Phương Mai

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load