Thứ năm 28/03/2024 20:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Wi-Fi sắp có thay đổi lớn nhất 20 năm qua

19:53 | 25/04/2020

Thay đổi này có thể khiến những thiết bị Wi-Fi mới hoạt động tốt hơn hẳn ngay trong năm 2020.

Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) hôm 23/4 đã bỏ phiếu cho phép sử dụng dải băng tần Wi-Fi 6 GHz mà không cần xin phép (unlicensed use). Như vậy là bên cạnh 2,4 GHz và 5 GHz, những thiết bị Wi-Fi trong tương lai sẽ có thể sử dụng băng tần mới 6 GHz cho tốc độ nhanh và ổn định hơn.

Theo The Verge, đây là bước tiến lớn nhất từ khi FCC "dọn dường" giúp Wi-Fi phổ biến từ năm 1989. Về lý thuyết, băng tần 6 GHz có băng thông gấp 4 lần giúp các thiết bị như router, smartphone, tablet... kết nối và giao tiếp một cách ổn định hơn.

Với quyết định của FCC, những thiết bị đầu tiên hỗ trợ Wi-Fi 6 GHz (Wi-Fi 6E) sẽ bán ra thị trường vào cuối năm 2020. Cùng tìm hiểu xem bạn sẽ hưởng lợi gì nhờ băng tần mới.

wi fi sap co thay doi lon nhat 20 nam qua
Wi-Fi 6E có những cải tiến đáng kể so với Wi-Fi 6. Ảnh: Broadcom.

Tốc độ kết nối ổn định hơn

Nếu từng gặp tình trạng tốc độ mạng chậm dù tín hiệu kết nối vẫn tốt, nhiều khả năng nguyên nhân đến từ băng tần sử dụng. Quá nhều thiết bị truy cập cùng lúc ở cùng băng tần sẽ khiến tốc độ suy giảm. Không chỉ vậy, nhiều mạng Wi-Fi ở một băng tần cũng khiến thiết bị của bạn gặp khó khăn khi kết nối.

Vấn đề trên sẽ được giải quyết với Wi-Fi 6E. Không chỉ có băng tần mới, Wi-Fi 6E còn hỗ trợ tối đa 7 luồng Wi-Fi ở dung lượng cao nhất được phát đồng thời nhằm giảm tình trạng nhiễu tín hiệu, tính năng không có ở băng tần 2,4 GHz hay 5 GHz.

Cụ thể hơn, FCC sẽ mở phổ tần 1.200 MHz cho băng tần 6 GHz. Trong 20 năm qua, mạng Wi-Fi chỉ hoạt động ở phổ tần khoảng 400 MHz chia ra nhiều kênh.

Wi-Fi hoạt động dựa trên sóng radio. Hiện có 2 băng tần Wi-Fi là 2,4 GHz và 5 GHz. Vào cuối năm nay, băng tần thứ 3 ở mức 6 GHz sẽ chính thức hoạt động.

Nếu băng tần 2,4 GHz có thể phát tín hiệu đi xa hơn thì băng tần 6 GHz truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Là một trong những người sở hữu thiết bị Wi-Fi 6E đầu tiên, bạn sẽ tận hưởng tốc độ và băng thông kết nối rất cao do chưa nhiều người trang bị hệ thống Wi-Fi 6E.

Tuy nhiên khi có nhiều thiết bị kết nối và tương thích, việc có phổ tần rộng hơn sẽ giúp Wi-Fi 6E hoạt động ổn định và nhanh hơn so với các băng tần hiện nay.

wi fi sap co thay doi lon nhat 20 nam qua
Thiết bị Wi-Fi 6E dự kiến xuất hiện ngay trong cuối năm nay. Ảnh: as.com.

Wi-Fi 6E có nhanh hơn không?

Về lý thuyết, Wi-Fi 6E có tốc độ tối đa 9,6 Gbps, tương đương Wi-Fi 5 GHz. Đó cũng là tốc độ tối đa của Wi-Fi 6, chuẩn Wi-Fi mới nhất hiện nay.

Dù chưa thể trải nghiệm tốc độ ấy, băng tần mới vẫn sẽ cải thiện tốc độ mà bạn đang sử dụng hiện nay. Do phổ tần của Wi-Fi 5 GHz khá hẹp nên tốc độ mạng sẽ ảnh hưởng khi có nhiều thiết bị kết nối cùng lúc. Với Wi-Fi 6E, phổ tần rộng sẽ giúp router phát tín hiệu ở tốc độ cao nhất mà các kênh hỗ trợ.

Như vậy với chuẩn Wi-Fi mới, tốc độ kết nối trên smartphone có thể lên đến 1-2 Gbps. Đó cũng là tốc độ dự kiến của mạng không dây 5G mmWare. Tất nhiên tốc độ mạng còn phụ thuộc vào nhà cung cấp và gói cước Internet của bạn.

wi fi sap co thay doi lon nhat 20 nam qua
Người dùng sẽ cần nâng cấp hệ thống router, thiết bị đầu cuối để sử dụng Wi-Fi 6E với băng tần mới. Ảnh: PCWorld.

Thiết bị Wi-Fi 6E sẽ có mặt cuối năm nay

Dự kiến những thiết bị đầu tiên sử dụng Wi-Fi 6E sẽ ra mắt vào quý IV năm nay. Tuy nhiên việc triển khai rộng rãi sẽ chỉ bắt đầu vào năm 2021 khi Hiệp hội Wi-Fi mở rộng chứng nhận các thiết bị Wi-Fi 6E.

Hiện một số nhà sản xuất đã có những động thái đầu tiên liên quan đến Wi-Fi 6E. Hãng chip Broadcom đã giới thiệu chip xử lý di động hỗ trợ Wi-Fi 6E, trong khi Qualcomm cũng hứa trang bị công nghệ Wi-Fi mới cho những thiết bị không dây trong tương lai. Intel cũng cho biết chip xử lý hỗ trợ Wi-Fi 6E sẽ trình làng vào tháng 1/2021.

Trong khi đó, 2 nhà sản xuất router lớn là Linksys và Netgear cũng xác nhận kế hoạch ra mắt sản phẩm Wi-Fi 6E. Đối với thiết bị đầu cuối, smartphone sẽ là những thiết bị đầu tiên trang bị chuẩn Wi-Fi mới.

Theo nhà phân tích Phil Solis từ IDC, ước tính có 316 triệu thiết bị Wi-Fi 6E được xuất xưởng trong năm 2021. Sau smartphone sẽ là những thiết bị điện tử như tablet và TV trong năm 2022. Solis dự đoán smartphone sẽ đóng vai trò quan trọng giúp phổ biến Wi-Fi 6E bởi càng nhiều người sử dụng smartphone cho công việc, học tập.

Làm sao để biết sản phẩm tương thích với Wi-Fi 6E?

Nếu mua smartphone hoặc laptop với chuẩn Wi-Fi 6, bạn sẽ thấy dòng chữ Wi-Fi 6 in trên hộp. Tuy nhiên Wi-Fi 6 vẫn chỉ sử dụng phổ tần cũ. Để biết nếu thiết bị sử dụng chuẩn Wi-Fi 6E với phổ tần rộng hơn, bạn sẽ thấy dòng chữ Wi-Fi 6E (Wi-Fi 6 mở rộng với băng tần 6 GHz) in trên hộp.

Tất cả thiết bị Wi-Fi 6E sẽ tương thích với thiết bị Wi-Fi cũ, và nếu muốn trải nghiệm toàn bộ lợi ích của Wi-Fi 6E, bạn sẽ cần mua router Wi-Fi 6E, đồng thời nâng cấp gói mạng Internet nếu cần thiết.

wi fi sap co thay doi lon nhat 20 nam qua
Broadcom đã giới thiệu chip di động đầu tiên hỗ trợ Wi-Fi 6E, sắp tới là các hãng Qualcomm và Intel. Ảnh: Broadcom.

Trở ngại của Wi-Fi 6E

Dù có rất nhiều lợi ích, khó khăn của Wi-Fi 6E chính là việc người dùng phải nâng cấp cả router và thiết bị đầu cuối, và chi phí nâng cấp sẽ không hề rẻ. Ngược lại, Wi-Fi 6E vẫn tương thích ngược với Wi-Fi cũ, tất nhiên với tốc độ, băng thông của Wi-Fi cũ.

Việc cấp phép băng tần mới cũng phụ thuộc vào từng quốc gia. Tại Mỹ, FCC đã cấp phép hoạt động cho băng tần 6 GHz, tuy nhiên một số nước châu Âu cần chờ quyết định từ Ủy ban châu Âu và chính phủ từng quốc gia. Điều đó nghĩa là vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến kế hoạch triển khai Wi-Fi 6E.

Cuối cùng, nếu hoạt động trong khu vực băng tần 6 GHz được cấp phép cho mục đích khác, router sẽ cần kích hoạt tính năng điều chỉnh tần số tự động để đảm bảo không xung đột với băng tần 6 GHz đang có.

Về lý thuyết, Wi-Fi 6E không ảnh hưởng gì đến 5G. Tuy nhiên về kỹ thuật, FCC không cấp phép cho băng tần Wi-Fi mới, mà chỉ cho phép băng tần hoạt động không cần xin phép, nghĩa là ai cũng có thể sử dụng băng tần mới.

Nhiều thiết bị và công nghệ khác cũng đang sử dụng băng tần 6 GHz, chúng có thể kết nối chồng chéo và ảnh hưởng đến chất lượng kết nối. 5G là một trong số đó.

Trong quá khứ, nhiều nhà mạng đã sử dụng các phổ tần không cấp phép để phát triển mạng không dây LTE. Nhiều khả năng điều đó sẽ tiếp tục với mạng 5G.

Hiện còn quá sớm để nói 5G có ảnh hưởng đến kết nối Wi-Fi 6E hay không. Theo Solis, băng tần 6 GHz có rất nhiều phổ tần khác nhau, do đó cả Wi-Fi 6E và 5G có thể hoạt động mà không xung đột hoặc ảnh hưởng lẫn nhau.

Theo Phúc Thịnh (The Verge)/Zing.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Tăng sức mạnh quản trị hệ thống công nghệ thông tin trong doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Sự bùng nổ nhu cầu số hóa của doanh nghiệp đã thúc đẩy tích hợp trí tuệ nhân tạo AI để dự đoán tốt hơn các vấn đề về công nghệ thông tin (CNTT). AIOps (phân tích hoạt động công nghệ thông tin) trở thành một lĩnh vực phát triển vô cùng mạnh mẽ.

    15:46 | 18/03/2024
  • Công nghệ UAV LiDAR mới từ YellowScan giúp thu thập dữ liệu địa hình chuyên sâu cho ngành Xây dựng

    (Xây dựng) - Các giải pháp sử dụng công nghệ UAV LiDAR hiện đang là một công cụ lõi, được quan tâm và phổ biến rộng rãi trong ngành Xây dựng nhờ vào độ chính xác vượt trội và quy trình làm việc tối ưu.

    14:50 | 18/03/2024
  • Ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng quy hoạch kiến trúc

    (Xây dựng) – Hiện nay, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, đối với lĩnh vực quy hoạch kiến trúc cũng không ngoại lệ. Bởi công nghệ đã tạo ra cơ hội mới, mở ra những cánh cửa sáng tạo và biến những ý tưởng trở thành hiện thực. Đồng thời, nó cũng mang lại những thách thức và yêu cầu kiến trúc sư (KTS) phải thích nghi với tốc độ biến đổi nhanh chóng, cập nhật, ứng dụng công nghệ trong công việc quản lý, thiết kế quy hoạch kiến trúc… Hội KTS Bình Dương đã tổ chức Hội thảo “Tư duy sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị”, để làm rõ hơn những ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc.

    11:24 | 18/03/2024
  • Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: "Không gian mạng là trận địa chính của báo chí"

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng không gian mạng bây giờ là trận địa chính của báo chí.

    09:10 | 16/03/2024
  • Lạng Sơn: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định chuyển đổi số là giải pháp đột phá thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Văn bản số 299/UBND-KGVX về việc tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số năm 2024.

    10:21 | 15/03/2024
  • Bình Dương lọt top 10 về Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023

    (Xây dựng) - Bộ Khoa học và Công nghệ mới công bố kết quả xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023 sau một năm xây dựng. Theo kết quả phân tích, đánh giá Bình Dương đạt 48,64 điểm, xếp hạng 8 trong 63 tỉnh, thành.

    22:35 | 14/03/2024
  • Hà Nội dẫn đầu cả nước về chỉ số đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Ngày 12/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã chính thức công bố Bộ chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII). Theo đó, Hà Nội đứng đầu trong Top 10 các địa phương về đổi mới sáng tạo.

    11:20 | 13/03/2024
  • Sửa đổi quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

    08:27 | 12/03/2024
  • Ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI

    (Xây dựng) – Mới đây, Công ty Cổ phần Công nghệ và Phát triển ANAN chính thức ra mắt ứng dụng quét mặt đoán tính cách ANBI. Với công nghệ AI tiên tiến, ANBI giúp người dùng khám phá bản thân, nhận định tính cách. Qua đó có thể xây dựng phương pháp giáo dục để phát triển bản thân toàn diện với phương thức một cách chính xác – tốc độ - đơn giản – cập nhật.

    18:48 | 10/03/2024
  • Bộ Xây dựng yêu cầu trước 15/3 các đơn vị phải nộp đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2025

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức cá nhân ngoài Bộ gửi đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2025 về Bộ qua Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trước ngày 15/3/2024 để tổng hợp, tổ chức thẩm định và xây dựng danh mục nhiệm vụ.

    10:11 | 09/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load