Thứ ba 05/11/2024 05:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Wabi-Sabi: Vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo trong văn chương và tâm hồn Nhật

08:52 | 15/07/2020

(Xây dựng) – Đó là nội dung buổi tọa đàm được Nhã Nam tổ chức vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh.

wabi sabi ve dep tu nhung dieu khong hoan hao trong van chuong va tam hon nhat
Wabi-Sabi dường như trở thành một triết lý sống của con người Nhật Bản về vẻ đẹp đơn thuần, không hoàn hảo (Nguồn: Internet).

Wabi-Sabi là một thuật ngữ người Nhật dùng để đại diện cho những vẻ đẹp đơn thuần và không hoàn hảo, dường như trở thành một triết lý sống của con người ở đây. Triết lý này giúp con người nhìn nhận sự việc theo một cách đơn giản, chấp nhận bản chất vô thường của vạn vật, từ đó cuộc sống trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Khi nói về Wabi-Sabi, người Nhật hiểu ngay rằng cái đẹp hiện hữu trong từng địa hạt của đời sống, kể cả những điều khiếm khuyết cũng có nhiều nét đẹp riêng biệt, lẩn khuất.

Dần dần, Wabi-Sabi đã trở thành một trong những cảm thức thẩm mỹ được biểu đạt trân trọng, là nguồn cảm hứng bất tận và đối tượng nghiên cứu cho người Nhật trong mọi lĩnh vực, không chỉ riêng văn chương mà còn được thể hiện trong lối sống và các bộ môn nghệ thuật khác (nhiếp ảnh, điện ảnh, kiến trúc…)

Cùng với Tiến sĩ văn học Đào Lê Na và nhiếp ảnh gia Monkey Minh, toạ đàm với chủ đề “Wabi Sabi – Vẻ đẹp từ những điều không hoàn hảo trong văn chương và tâm hồn Nhật” sẽ đi sâu tìm hiểu về cảm thức thẩm mỹ độc đáo này trong văn học Nhật nói chung, đồng thời chia sẻ về sự ảnh hưởng của nó đối với thế giới quan và phương thức trải nghiệm cuộc sống nói riêng, từ đó giúp bạn đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa của đất nước này.

Into the Books là chuỗi chương trình tọa đàm mở về sách và các khía cạnh liên quan đến đời sống được tổ chức định kỳ tại Nhã Nam, nhằm tạo không gian cho độc giả có thể tìm hiểu và chia sẻ quan điểm của mình về cuộc sống phía sau những trang sách.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load