Thứ sáu 17/01/2025 06:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Về miền cổ tích thác Bảy Tầng

10:39 | 26/07/2019

(Xây dựng) - Nằm ở cuối bản Hủa Mương, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) thuộc vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt thác Bảy Tầng là một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Nghệ An.


Hoang sơ thác bạc (Nguồn: Internet).

Ngọn thác này bắt nguồn từ Lào, chảy vắt qua khu rừng nguyên sinh thuộc vườn quốc gia Pù Hoạt trước khi tạo ra vẻ đẹp kỳ thú mê hoặc lòng người. Mỗi tầng thác như một nốt nhạc trong khung nhạc khổng lồ.

Tương truyền rằng: Đây là nơi nên duyên chồng vợ của một đôi Tiên đồng - Ngọc nữ. Người con gái có mái tóc dài óng ả tên là Noa - tok (Thác nước) và người trai tên Hìn-chạu-xỵ (Đá trấy).

Họ sống bên nhau hạnh phúc, hòa đồng, quây quần với mọi người trong bản làng, ngày ngày Hìn-chạu-xỵ (Đá trấy) đưa người con trai lên rừng đốn củi, đốt nương, làm rẫy, làm những việc nặng nhọc… còn Noa-tok (Thác nước) đưa người gái về nhà, xuống suối… dạy cho họ cách lấy vỏ cây lùng, cây nứa làm chỉ, giã lá cây rừng làm sợi thêu thùa, may vá, đan lát thành áo váy, vật dụng trong gia đình, dạy cách tăng gia, sản xuất tìm ra cái ăn cho no cái bụng… Bản làng ngày càng yên vui, đầm ấm, ai cũng biết ơn, quý trọng vợ chồng Hìn-chạu-xỵ và Noa-tok.

Rồi cũng đến ngày đôi vợ chồng trở về Trời sau khi đã giúp dân ổn định cuộc sống phồn vinh hạnh phúc. Kỷ vật họ để lại là bờ vai vững chãi như đá tảng của người chồng và mái tóc dài mềm mại như suối quấn quýt tạo nên cảnh quan sinh thái thác Bảy Tầng hôm nay.

Trải qua bao thời gian, biến thiên của lịch sử, vật đổi sao dời, thác Bảy Tầng vẫn ngày lặng lẽ chảy cho trong dòng nước trong mát lành để ngày ngày bà con dân bản gùi nước về sinh hoạt trong gia đình, ngày mùa lũ thì Bảy Tầng đứng ra ngăn dòng, ngày nóng nực mùa hè thì thác nước trong veo, mát lịm cho bà con dân bản tắm gội, những ai tắm hay uống nước dòng thác này trai thì vạm vỡ, khỏe mạnh như con trâu rừng, gái thì xinh đẹp, trắng nõn nà, tóc dài mượt mà như dòng suối… Yêu nhau, lấy nhau mà tắm dòng thác này, uống nước dòng thác này thì sinh con trai khôi ngô, tuấn tú, sinh con gái xinh đẹp, đoan trang. Nhiều cô gái dân tộc Thái tham gia các cuộc thi sắc đẹp trong nước là người con của vùng đất này.

Về sau nữa, người dân nơi đây lấy những cây tre, cây nứa (nguyên vật liệu ngày xưa nàng Noa-tok bày cho bà con đan lát thành các vật dụng dùng trong gia đình) mà nàng đang dự trữ trong vườn nhà đưa ra bắc thành cây cầu tre lắc lẻo cho mọi người đi qua dòng thác sang mé rừng bên kia. Người ta đồn rằng, nam thanh nữ tú hễ đi cùng nhau hay đã yêu nhau cứ dắt nhau qua cây cầu này là sớm nên duyên hạnh phúc. Và cũng chính vì thế mà trong nhiều thập kỷ qua nhiều người tìm đến đây để đi qua cầu làm cho cầu bị quá tải trở nên hư hỏng, xuống cấp trầm trọng, một số đoạn tre bị mục rỗng thành lỗ lọt hơn cả bàn chân nhưng người dân vẫn dùng qua lại nơi đây.

Bên cạnh con thác còn có những khu vực canh tác, sản xuất của người dân địa phương. Và đây là nét chấm phá khiến thắng cảnh này trở nên gần gũi, hấp dẫn.

Vượt thác sang bìa rừng bên kia, mọi người lại được ngồi dưới những lán gỗ nhỏ xinh xắn thưởng thức toàn đặc sản của vùng quê này là gà nướng, lợn bản nướng, cá thác nướng, xôi chấm chẻo cá, măng, rau rừng… do bàn tay của vợ chồng nghệ nhân ẩm thực là hậu duệ của Hìn-chạu-xỵ và Noa-tok chế biến ngon tuyệt cú mèo.

Đến với thác Bảy Tầng để được đắm mình trong không gian yên bình, không khí trong lành với danh lam thắng cảnh huyền bí, nên thơ để gặp gỡ hiểu hơn và yêu hơn mảnh đất và con người tuyệt mĩ nơi đây, quy tụ thêm sức mạnh đoàn kết, tài năng, sáng tạo... những gen trội tích cực của “tập đoàn” con cháu vua Hùng cùng nhau dựng xây quê hương, đất nước mạnh giàu.

Chuyện cổ tích ngày xưa là thế, giờ đây trong xu thế thời đại 4.0, thời kỳ đang phát triển đất nước thành một nước công nghiệp trong tương lai thì nhu cầu cuộc sống không chỉ dừng lại ở cơm đủ ăn, áo đủ mặc, tắm thác sạch sẽ... trong lúc thực tế cuộc sống bà con đồng bào nơi đây vẫn còn khó khăn, đói nghèo chồng chất, đâu đó vẫn còn những tệ nạn xã hội ma túy, rượu chè bê tha, hủ tục lạc hậu, điều kiện sinh hoạt vẫn còn đầy rẫy những khó khăn chồng chất, cả xã còn có 32 bản chưa có điện, quỹ đất không có để tăng gia sản xuất, quanh năm chỉ biết bám vào núi cao, suối sâu để trồng dăm ba vạt lúa bậc thang, đánh bắt đôi lứa cá, thỉnh thoảng lại kiên trì chịu đựng những cơn cuồng nộ của thiên tai...

Nếu không có một chiếc “đòn bẩy thần thánh” hay một “cú hích đặc thù” từ những cơ chế chính sách ưu tiên cho các huyện nghèo vùng sâu vùng xa như Nghị quyết 30a/2008/CP của Chính Phủ hay sự quan tâm của Nhà nước và nhân dân cùng làm để có các chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư thì những nỗ lực của Đảng bộ và chính quyền huyện Quế Phong cũng chỉ là muối bỏ biển, nước thác mùa đại hạn... Trong lúc vùng quê này thật sự có tiềm năng phát triển kinh tế bằng các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng với các địa danh đẹp nổi tiếng ngoài thác Bác Tầng còn có thác Sao Va, đền 9 gian (địa chỉ tâm linh nổi tiếng của đồng bào vùng miền Tây Nghệ An không chỉ riêng của huyện Quế Phong) với lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ngôi làng Thái cổ, bản Na-sái, thủy điện Đồng Văn, du lịch lòng hồ… thổ cư phù hợp với nhiều cây trồng, vật nuôi hiếm có nơi nào có được, trong đó có những cây đặc sản, cao sản, dược liệu quý hiếm như chanh leo, chè hoa vàng, rượu Mú từn... sản phẩm đã bước ra khỏi nội địa đến với các thị trường châu Âu, châu Á cũng đang khiêm tốn phát triển manh mún từ những nỗ lực của người dân nơi đây và một số doanh nghiệp nhỏ là chính chứ chưa có sự đầu tư, quy hoạch bài bản lâu dài nên được mùa hay mất mùa được quan niệm như sự may rủi, lãng phí tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên ban tặng đủ để an sinh cuộc sống cho bà con, xoá đói giảm nghèo, đầy lùi các tệ nạn xã hội đang là vấn đề trăn trở...

Đấy là câu chuyện dài hiện thực khách quan không phải cổ tích, là bài toán khó cho Đảng bộ, chính quyền và bà con nơi đây đang chèo thuyền vượt thác đi tìm lời giải.

Hậu Phan
Sở Văn hoá và Thể thao Nghệ An

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà báo Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba cuộc thi sáng tác ca khúc về huyện Lục Nam

    (Xây dựng) - Ngày 15/1, UBND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Sáng tác ca khúc, logo về huyện Lục Nam”. Tác phẩm “Lục Nam mến thương” của Nhà báo, Phó Tổng Biên tập Báo Xây dựng Tào Khánh Hưng đoạt giải Ba.

  • Tiền Giang: Làng nghề truyền thống tủ thờ Gò Công

    (Xây dựng) - Làng đóng tủ thờ Gò Công (thành phố Gò Công, Tiền Giang) đã hình thành từ hơn trăm năm trước. Sản phẩm tủ thờ Gò Công đã hiện diện trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, đó như một hình ảnh thân quen ở vùng đất nơi đây và trở thành nét văn hóa trong thờ cúng tổ tiên của nhiều gia đình người Việt.

  • Điện Biên: Tiếp tục phát huy, gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc

    (Xây dựng) – Năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tạo nên những thành tựu phát triển trong lĩnh vực văn hoá văn nghệ của tỉnh; đạt được nhiều kết quả mới, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

  • Trao giải Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân

    (Xây dựng) – Ngày 15/1, Cục Công tác Đảng và Công tác chính trị phối hợp với Cục Truyền thông Công an nhân dân tổ chức Chương trình tổng kết và trao các giải thưởng Cuộc vận động thi sáng tác ca khúc về đề tài Công an nhân dân, đây là một trong những hoạt động văn hóa – chính trị chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân, 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

  • Hà Nội: Hòa nhạc ánh sáng 2025 – hòa cùng không gian văn hóa đặc biệt Hồ Tây

    (Xây dựng) - Sáng 15/1, Báo Nhân Dân và UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ công bố chương trình “Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025”. Chương trình sẽ diễn ra vào 20 giờ tối 18/1 tại ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, Hà Nội).

  • Văn Miếu Bắc Ninh: Biểu tượng truyền thống hiếu học vùng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Văn Miếu Bắc Ninh là nơi tôn thờ những vị tiên hiền, tiên triết và các danh nhân khoa bảng của quê hương Kinh Bắc - Bắc Ninh, địa phương đứng đầu cả nước về số người đỗ đại khoa thời phong kiến. Đây có giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào về truyền thống khoa bảng của quê hương và là một điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh.

Xem thêm
  • Bắc Giang: Khai quật gần 1.300 hiện vật tại chùa Hoành Mô

    (Xây dựng) - Theo báo cáo mới đây tại đợt khai quật địa điểm chùa Hoành Mô (thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), đã phát hiện gần 1.300 di vật, trải dài từ thời Trần cho đến thời Nguyễn.

    18:02 | 14/01/2025
  • Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8 “Bóng tình”

    (Xây dựng) – Nhà báo Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề “Bóng tình” với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ...

    15:44 | 14/01/2025
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

    16:30 | 12/01/2025
  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

    21:16 | 10/01/2025
  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

    19:25 | 09/01/2025
  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

    08:58 | 09/01/2025
  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

    08:55 | 09/01/2025
  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

    10:42 | 08/01/2025
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load