Thứ sáu 27/12/2024 02:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghiệp vật liệu

19:35 | 25/11/2020

(Xây dựng) - Ngày 25/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo “Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

vai tro cua khoa hoc cong nghe va doi moi sang tao trong phat trien cong nghiep vat lieu
Ông Cao Đức Phát - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo có sự tham gia của Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh, cùng trên trên 300 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia… lĩnh vực công nghiệp vật liệu.

vai tro cua khoa hoc cong nghe va doi moi sang tao trong phat trien cong nghiep vat lieu
Ông Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam Châu Văn Minh cho biết: Trước yêu cầu phát triển công nghiệp quốc gia cho giai đoạn mới, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, với việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng như sự tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi cần phải có cách tiếp cận và tư duy mới về phát triển công nghiệp vật liệu. Từ đó, cần thiết phải nghiên cứu, xây dựng Đề án “Phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” để trình Bộ Chính trị ban hành các quyết sách lãnh đạo phát triển ngành công nghiệp vật liệu đất nước trong thời gian tới.

Mục đích của hội thảo là nhằm phân tích, làm rõ thực trạng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển ngành Công nghiệp vật liệu của Việt Nam trong thời gian qua; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghiệp vật liệu cũng như các mô hình, chính sách thí điểm, cách làm hay của địa phương, ngành, lĩnh vực hoặc doanh nghiệp cụ thể về thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghiệp vật liệu.

Hội thảo đồng thời nhận diện bối cảnh từ đó đề xuất các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, cơ chế, chính sách để thúc đẩy và nâng cao chất lượng hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…

Nhấn mạnh tầm quan trọng trong phát triển ngành Công nghiệp vật liệu, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát khẳng định: Phát triển công nghiệp vật liệu là vấn đề lớn đối với mọi quốc gia, nhất là đối với một đất nước đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng.

Để xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh, hiệu quả phải tự chủ tối đa nguyên vật liệu, nhưng phải là nguyên vật liệu có chất lượng. Chính vì vậy, khoa học và công nghệ cần tập trung nghiên cứu phát triển các loại vật liệu trên cơ sở phát huy các nguồn tài nguyên nước ta sẵn có; phát triển vật liệu phục vụ những ngành lợi thế của đất nước...

vai tro cua khoa hoc cong nghe va doi moi sang tao trong phat trien cong nghiep vat lieu
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận về thực trạng của ngành Công nghiệp vật liệu ở nước ta hiện nay; vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển công nghiệp vật liệu ở nước ta; những định hướng lớn trong nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp vật liệu ở nước ta đến năm 2030, tầm nhìn 2045; hợp tác quốc tế trong việc phát triển công nghiệp vật liệu…

Linh Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load