Thứ ba 05/11/2024 05:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Triển lãm truyền thông “Sông kể chuyện nhựa”

11:11 | 18/02/2022

(Xây dựng) – Trong các ngày từ 15/2 - 15/3, tại Viện Goethe, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Đại sứ quán Hà Lan phối hợp với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP), Viện Goethe tổ chức Triển lãm truyền thông “Sông kể chuyện nhựa”.

Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của nhiếp ảnh gia Trương Đại Dương và Nguyễn Việt Hùng cũng như trình chiếu các đoạn phim ngắn lồng ghép những thông điệp về giảm thiểu rác thải nhựa.

Triển lãm sẽ giúp người xem có được cái nhìn tổng thể hơn về hiện trạng rác thải nhựa tại Việt Nam để cùng nỗ lực hành động vì môi trường tốt đẹp.

trien lam truyen thong song ke chuyen nhua
Lễ khai mạc triển lãm “Sông kể chuyện nhựa” (Ảnh: Viện Goethe).

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết: Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt nhiều chính sách nhằm hạn chế túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần. Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã quy định rõ về trách nhiệm tái chế và trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất và quy định về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa đại dương.

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam Elsbeth Akkerman, tất cả chúng ta cần hành động để tạo ra sự thay đổi. Bà cho biết, theo kinh nghiệm của Hà Lan, để giảm tiêu dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần cần phối hợp hành động giữa Chính phủ, khối tư nhân và người tiêu dùng để cùng nhau thực hiện. Mỗi hành động nhỏ của từng cá nhân sẽ tạo ra sự thay đổi đáng kể trong việc giảm rác thải nhựa trên thế giới.

Giám đốc Chương trình Giảm Nhựa của WWF Việt Nam Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, Việt Nam đang tích cực vận động cho một Hiệp ước toàn cầu về vấn đề ô nhiễm nhựa, đồng thời là một trong những quốc gia đầu tiên có các địa phương cam kết trở thành Đô thị giảm nhựa. Điều này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ chống lại cuộc khủng hoảng nhựa hiện nay.

“Tôi hy vọng Triển lãm lần này sẽ góp phần thúc đẩy nhiều hơn nữa các bên quan tâm và cùng hành động, hướng tới tiêu dùng bền vững và giảm thiểu ô nhiễm rác nhựa tại Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Diệu Thúy nói.

trien lam truyen thong song ke chuyen nhua
Triển lãm trưng bày các tác phẩm nghệ thuật truyền tải thông điệp về giảm thiểu rác thải nhựa (Ảnh: Viện Goethe).

Phó Viện trưởng Viện Goethe, ông Steffen Kaupp thông tin, trong thời gian trưng bày Triển lãm “Sông kể chuyện nhựa”, Viện Goethe cũng sẽ phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường xây dựng mô hình triển lãm ảo trên ứng dụng Gathertown nhằm tiếp cận nhiều hơn công chúng quan tâm cũng như hỗ trợ các hoạt động bên lề trong khuôn khổ triển lãm. Qua đó, cùng với các bên và cộng đồng, xác định các giải pháp phù hợp và thực tế về chính sách, kỹ thuật và truyền thông nhằm giảm tiêu dùng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần.

Triển lãm “Sông kể chuyện nhựa” là một trong chuỗi các hoạt động được triển khai của Chiến dịch truyền thông “Chung tay giảm thiểu chất thải nhựa” trong khuôn khổ Dự án “Suy nghĩ lại về nhựa – Giải pháp kinh tế tuần hoàn cho rác thải biển” do Liên minh châu Âu, cùng Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua Cơ quan Hợp tác Đức, Cơ quan Hợp tác kỹ thuật quốc tế Pháp triển khai.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load