Thứ năm 16/05/2024 15:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tìm hiểu về căn bệnh sốt mò

16:38 | 13/10/2014

(Xây dựng) - Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế: Bệnh sốt mò thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Vậy nên cộng đồng cần tìm hiểu về căn bệnh này để có biện pháp phòng tránh thích hợp:

1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh:

Bệnh Sốt mò là một bệnh do tác nhân Orientia tsutsugamushi, có ổ dịch thiên nhiên, truyền ngẫu nhiên sang người khi bị ấu trùng mò đốt.

Bệnh lưu hành chủ yếu ở Châu Á và Tây Thái Bình Dương. ở Châu Á (Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương), từ Nhật Bản sang Pakistan, từ Triều Tiên xuống Bắc Úc, tính chất những ổ dịch nhỏ rải rác (đảo Typhus) trên các trảng bìa rừng, các rừng mới phá hoặc mới trồng, vùng giáp danh, nơi nhiều cây con bụi rậm, các bãi cỏ ven sông suối, trên nương rẫy, những điểm có bóng mát dâm và đất ẩm, thậm chí vùng sa mạc mới khai khẩn và núi cao Hymalayia cũng có.

Bệnh xuất hiện ở Việt Nam quanh năm nhưng chủ yếu về mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 9-10, đỉnh cao vào những tháng 6-7. Bệnh thường tản phát nhưng dịch có thể bùng ra khi có nhiều người chưa miễn dịch vào đúng giữa một ổ dịch (dân đi khai hoang, bộ đội hành quân tập luyện dã ngoại). Bệnh gặp chủ yếu ở vùng nông thôn rừng núi (80,5%), hiếm ở thành thị.

Mọi lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm bệnh nhưng chủ yếu bệnh phân bố ở lứa tuổi lao động, phân bố tính chất nghề nghiệp, lâm nghiệp, nông nghiệp, bộ đội.

2. Tác nhân gây bệnh:

- Mầm bệnh là Orientia tsutsugamushi (còn tên R.orientalis, hoặc R.tsutsugamushi), ký sinh nội bào bắt buộc, bắt màu Giemsa 2 cực đậm, dài 1,2 - 3 mm, rộng 0,5-0,8 mm, hình cầu hoặc cầu trực khuẩn, xếp thường thành đám mầu tím đỏ, dưới kính hiển vi điện tử có màng bọc. R.orientalis có hệ men không hoàn chỉnh buộc phải ký sinh trong tổ chức sống.

- Sức đề kháng yếu, dễ bị diệt bởi nhiệt độ cao, trong môi trường bên ngoài và thuốc sát trùng thông thường, dung dịch 0,1% ÚP formaldehyde diệt trong vài giờ, sống lâu ở dạng đông khô trong bảo quản lạnh -700C. Nhật Bản còn thông báo một số chủng sốt mò không điển hình như ShichitonetsuR.seunetsu gây bệnh không điển hình.

3. Nguồn truyền nhiễm

Ổ chứa: R.orientalis có 2 ổ chứa trong thiên nhiên là mò và gặm nhấm - thú nhỏ.

- Ổ chứa nguồn truyền nhiễm chủ yếu là mò nhiễm R.orientalis: mò có khả năng truyền mầm bệnh cho các loài gặm nhấm và thú nhỏ, truyền dọc mầm bệnh qua trứng sang đời sau; truyền ngẫu nhiên mầm bệnh sang người.

Những loài mò ổ chứa mầm bệnh: chủ yếu là Trombicula akamushiTrombicula delhiensis; thứ yếu là T.scutellarisT.pallida..T. akamushi có nhiều ở Nhật Bản; T.pallidum vàT.scutellaris lưu hành ở các nước khí hậu ôn hòa như Nhật, Hàn Quốc, Viễn Đông Nga;T.delhiensis phân bố rộng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bắc Úc và các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan…..

- Ổ chứa thứ yếu có vai trò nguồn truyền nhiễm không đáng kể là gặm nhấm - thú  nhỏ: khả năng nhiễm mầm bệnh từ gậm nhấm/thú nhỏ vào ấu trùng mò thường thấp, mầm bệnh nhiễm vào thường không nhân lên được mò và sau đó không được truyền sang người hoặc thú nhỏ khác vì ấu trùng mò chỉ đốt hút máu 1 lần trong đời.

Những loài gặm nhấm - thú nhỏ là ổ chứa mầm bệnh thứ yếu: chuột, sóc, chồn, nhím, cầy, cáo, thỏ, chim;  một số gia súc (gà, chó, lợn...) cũng có thể bị mò đốt và chứa mầm bệnh từ phủ tạng 25 loài thú nhỏ ở Mộc Châu, Nghi Sơn, Đồ Sơn, Kiến An phân lập đượcR.orientalis trên 14 loài (9 loài chuột: chuột rừng R.koratensis, chuột bóng R.nitidus, chuột núiR.sabanus, chuột dang (puộc) R.bowersi, chuột nhà R.flavipectus; 3 loài Sóc (sóc má đào, sóc chuột, sóc bụng đỏ) và 2 loài chuột (chuột chũi và chuột trù núi đuôi trắng); và phát hiện kháng thể R.orientalis ở 9 trên 15 loài thú nhỏ bắt ở Tây Nguyên

4. Phương thức lây truyền - Côn trùng trung gian truyền bệnh:

4.1. Đường truyền bệnh: Sốt mò là bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian ấu trùng mò; như vậy mò vừa là vật chủ vừa là vectơ truyền bệnh; người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Người bệnh không có khả năng truyền bệnh sang người khác

4.2. Côn trùng trung gian truyền bệnh: Ấu trùng mò nhiễm R.orientalis là vectơ truyền bệnh; Mò Trombiculidae thuộc họ ve bét (Acariformes), lớp nhện (Arachnida), ngành chân đốt(Arthropoda); kích thước bé dưới 1 mm, mầu sắc từ vàng đến da cam, còn gọi là mò đỏ; phát triển qua 4 giai đoạn: trứng ấu trùng, nhộng và mò trưởng thành; ấu trùng là giai đoạn phát triển duy nhất của mò ký sinh ở động vật có xương sống (chuột và thú nhỏ); thời gian đốt kéo dài trung bình 48-72 giờ; đốt xong ấu trùng trở về mặt đất, trưởng thành,và sinh sản ra thế hệ sau; chu kỳ sinh trưởng của mò dài 2-3 tháng (vùng ấm) và trên 8 tháng (vùng lạnh); mò trưởng thành sống trung bình 15 tháng; ấu trùng chưa đốt động vật có thể sống 30 ngày và có tầm di chuyển rất hạn chế cho nên ổ dịch Sốt mò có tính chất nhỏ hạn chế (thú nhỏ-gặm nhấm tuy di chuyển được xa nhưng vai trò ổ truyền bệnh thấp như đã phân tích ở trên).

4.3. Điều kiện lây truyền sang người: Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi dâm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ - gặm nhấm lui tới. Người có thể bị đốt trong các điều kiện sau:

- Sinh hoạt lao động trong ổ dịch

- Phát rẫy làm nương

- Bộ đội đi dã ngoại

- Ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây…

5. Triệu chứng lâm sàng

*Thể điển hình :

- Thời kỳ ủ bệnh : trung bình 8-12 ngày (6 đến 21 ngày);

- Khởi phát : Lúc đầu tại nơi ấu trùng mò đốt có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường không chú ý.

- Thời kỳ toàn phát :

+ Sốt  ≥ 38 - 400C, liên tục, kéo dài 15-20 ngày thậm chí tới 27 ngày nếu không điều trị; Có khi rét run 1-2 ngày đầu kèm theo sốt thường có nhức đầu nặng, đau mỏi cơ.

+ Nốt loét đặc trưng (điển hình của Sốt mò): thường ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận  sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ…, đôi khi ở vị trí bất ngờ trong vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt); đặc điểm của nốt loét: không đau, không ngứa; người bệnh thường chỉ có một nốt hiếm có 2-3 nốt; hình tròn/bầu dục đường kính 1mm đến 2 cm; nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ, sau 4 - 5 ngày vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng và độ non hay già của nốt loét; sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát triển hay đã lui; từ khi hết sốt nốt loét liền dần; nốt loét gặp ở 65 - 80% các trường hợp.

+ Hạch và ban dát sẩn: Hạch khu vực nốt loét thường hơi sưng và đau, không đỏ, vẫn di động, xuất hiện cùng với sốt hoặc sau 2 - 3 ngày, là chỉ điểm tìm nốt loét; Hạch toàn thân sưng đau nhẹ hơn, trừ những ca nặng. Ban dát sẩn mọc cuối tuần thứ nhất đầu tuần thứ hai, mọc khắp người, trừ lòng bàn tay bàn chân, tồn tại vài giờ đến 1 tuần, thưa hơn so với sốt Dengue cổ điển, khoảng 35 - 70% số bệnh nhân xuất hiện ban, tùy thời điểm bệnh nhân được khám; đôi khi có đốm xuất huyết (dưới 10%). Trong mấy ngày đầu, da và niêm mạc xung huyết ở đa số các trường hợp (khoảng 88%).

+ Ở bệnh nhân nặng hay gặp: tiếng tim mờ, huyết áp thấp, mạch chậm so với nhiệt độ, chảy máu cam, viêm phế quản, viêm phổi không điển hình...

* Bệnh Sốt mò còn có thể ẩn và thể không điển hình: không có nốt loét.

* Phân biệt các bệnh:

- Bệnh do xoắn khuẩn: cũng có sốt, xung huyết, mắt đỏ, đau cơ, ban và hạch nhưng không có nốt loét đặc trưng, thường có xuất huyết dưới da.

- Thương hàn: cũng sốt kéo dài, li bì, mạch nhiệt phân ly nhưng đào ban rất thưa, bụng thường chướng, có óc ách hố chậu phải và không có nốt loét đặc trưng.

- Sốt Dengue: sốt thường kéo dài trung bình 6 - 7 ngày, nhưng ở Dengue cổ điển ban dát sẩn dày hơn, đau cơ khớp rõ hơn; ở Dengue xuất huyết ban xuất huyết hay xuất hiện khi sốt về bình thường, không có nốt loét đặc trưng .

- Sốt rét: tuy sốt rét tiên phát có sốt liên tục, nhưng rồi cũng chuyển vào cơn sốt chu kỳ với 3 giai đoạn rét - nóng - vã mồ hôi; không có nốt loét đặc trưng; ký sinh trùng sốt rét dương tính.

7. Biện pháp phòng bệnh.

- Tránh ngồi nằm phơi quần áo đặt balô trên bãi cỏ, gần bờ bụi, gốc cây; khi đi phát nương làm rẫy, hành quân dã ngoại, trinh sát vào rừng cần mang giầy và tất, chít ống quần.

- Tối ưu tẩm quần áo bằng thuốc diệt mò hoặc sử dụng các kem xua diệt mò.

- Diệt mò ở môi trường: phun tồn lưu vào đất ẩm, bờ bụi cây cỏ cao dưới 20 cm quanh nhà nơi dâm mát thuốc diazinon, fenthion...

- Diệt chuột theo mùa, chú ý rắc thuốc diệt mò trước.

- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà chọn lọc các đám thực vật có nhiều ấu trùng mò (ổ mò).

 

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Nguy cơ ánh sáng xanh và an toàn quang sinh học

    (Xây dựng) - Ánh sáng xanh lam xuất hiện tự nhiên như một phần của ánh sáng Mặt Trời và những nguồn sáng nhân tạo. Đã từ lâu, con người dường như mặc nhiên thừa nhận rằng, thế giới sự sống đã “thích nghi” với các loại nguồn sáng này. Tuy nhiên khoảng hai chục năm nay, khi đèn LED trắng, với hàm lượng ánh sáng xanh lam rất lớn được phổ biến trong các loại hình chiếu sáng thì người ta đã có nhiều lo ngại về những tác dụng tiêu cực của ánh sáng xanh, đặc biệt là xanh lam lên con người và động thực vật. Cũng từ đó, các cụm từ “nguy cơ ánh sáng xanh” hay “an toàn quang sinh học” không chỉ mang tính cảnh báo mà đã được luật hóa bằng một Tiêu chuẩn quốc tế mã hiệu IEC/EN 62471: 2006: “Photobiological Safety of Lamps and Lamp Systems”, nghĩa là “An toàn quang sinh học đối với đèn và hệ thống đèn”. Bài viết này trình bày các vấn đề liên quan đến vấn đề trên.

    16:16 | 02/05/2024
  • Chiếu sáng xanh vì sức khỏe cộng đồng

    (Xây dựng) - Khái niệm chiếu sáng xanh thường được hiểu có liên quan đến vấn đề tiết kiệm năng lượng và tác động môi trường. Chủ đề của hội thảo là về chiếu sáng xanh (green lighting) sẽ có nhiều nội dung đề cập đến việc sử dụng nguồn sáng tiết kiệm năng lượng, các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, giải pháp chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, vấn đề phát thải khí nhà kính của hệ thống chiếu sáng, vấn đề tái sử dụng nguyên vật liệu và các thành phần của thiết bị chiếu sáng như một phần của kinh tế tuần hoàn… Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng khác cần quan tâm đến đối tượng sử dụng chiếu sáng chính là con người nên cần biết tác động của ánh sáng đối với con người như thế nào để tạo được môi trường ánh sáng tốt nhất cho sức khỏe con người. Ở đây chúng tôi đề cập chủ yếu đến tác động của ánh sáng đối với sức khỏe con người và giải pháp chiếu sáng xanh vì sức khỏe cộng đồng.

    16:04 | 02/05/2024
  • Japanese Infrastructure Ministry unveils action plan "i-Construction 2.0" to achieve construction site automation by 2040

    (Construction) - Japanese Ministry of Land, Infrastructure, Transport and Tourism has announced an action plan titled "i-Construction 2.0," aimed at realizing the automation of construction sites by the fiscal year 2040.

    23:22 | 29/04/2024
  • 3 tính năng ưu việt giúp nệm lò xo Thuần Việt Emerald ghi điểm trong mắt người dùng

    (Xây dựng) - Phòng ngủ đẹp tinh tế là sự kết hợp hài hòa giữa các nội thất phòng ngủ, màu sắc và phong cách bày trí đồ đạc. Đặc biệt việc lựa chọn các vật dụng phòng ngủ phù hợp với nhu cầu sử dụng và mang lại vẻ đẹp cho căn phòng sẽ giúp cho bạn có cảm giác thoải mái và thư giãn khi bước vào. Điểm nhấn được chú ý và quan trọng nhất trong căn phòng ngủ là một chiếc nệm.

    14:17 | 26/04/2024
  • Bệnh viện Quốc tế DNA và Crystal Bay thúc đẩy “Doanh nhân mạnh khỏe - Doanh nghiệp thịnh vượng”

    (Xây dựng) - Ngày 06/4, Bệnh viện Quốc tế DNA kết hợp cùng Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng và Liên Chi hội BĐS Công nghiệp Việt Nam (VIREA) tổ chức chương trình “Doanh nhân mạnh khỏe - Doanh nghiệp thịnh vượng” với chủ đề “Chống lão hóa - Xu hướng mới trong thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam”.

    16:40 | 07/04/2024
  • Áp thuế sẽ giảm tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe

    (Xây dựng) - Ngày 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.

    20:36 | 06/04/2024
  • Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2

    (Xây dựng) - Ngày 6/4, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Lễ khởi công Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế 2 với tổng mức đầu tư 300 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự buổi lễ.

    14:10 | 06/04/2024
  • Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi): Bệnh viện trăm tỷ đã xong nhưng chưa thể… hoàn thành

    (Xây dựng) – Công trình y tế phục vụ quân và dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã được xây dựng xong nhưng phải lùi thời gian hoàn thành vì nguồn lực không đảm bảo.

    15:37 | 27/03/2024
  • Cư dân Vinhomes Grand Park “sướng mê” khi có thêm dịch vụ y tế tận nhà

    (Xây dựng) - Thông tin Vinhomes Grand Park chính thức triển khai Dịch vụ y tế tận nhà đang làm nức lòng các cư dân Đại đô thị. Nhiều ý kiến đánh giá hiếm chủ đầu tư nào liên tục “chơi lớn” thăng hạng đặc quyền cho cư dân như Vinhomes.

    15:44 | 25/03/2024
  • Thanh Hóa: Đầu tư 98 tỷ đồng nâng cấp Bệnh viện huyện Thường Xuân

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1028/QĐ-UBND, phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng mới một số hạng mục công trình, để hoàn thiện cơ sở vật chất Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân.

    22:35 | 19/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load