Thứ ba 05/11/2024 06:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Thủ tướng thăm Làng gốm cổ Bát Tràng

21:39 | 28/03/2018

Chiều nay (28/3), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Làng nghề gốm sứ Bát Tràng tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, để “lắng nghe ý kiến bà con cũng như muốn quảng bá hình ảnh Bát Tràng để mọi người biết Bát Tràng đẹp, hay, nổi tiếng như thế và tới nơi đây”.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong chuyến thăm Làng gốm Bát Tràng. Ảnh:VGP/Quang Hiếu

Xã Bát Tràng cách Thủ đô 12 km, có nghề sản xuất gốm sứ truyền thống, có lịch sử hình thành và phát triển nhiều trăm năm. Làng nghề gốm sứ Bát Tràng là tên gọi kép, phản ánh nghề làm gốm và địa danh, địa chỉ nơi ngành nghề, người thợ thủ công hành nghề cư trú. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã, làng nghề còn tạo việc làm cho 10.000 lao động thuộc các địa phương khác. Thu nhập bình quân đầu người của xã là 53 triệu đồng/người/năm.

Từ năm 2015, Bát Tràng đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nói chuyện với bà con nhân dân, Thủ tường bày tỏ niềm vui và ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thị trường, làng nghề Bát Tràng vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, vừa phát triển mạnh mẽ.

Thủ tướng cho rằng, việc gìn giữ được các tinh hoa văn hóa, nghề truyền thống của cha ông là rất đáng quý, cũng là thể hiện tinh thần và lòng yêu nước của các nghệ nhân và nhân dân Bát Tràng. Bên cạnh đó, cho rằng làm nghề truyền thống mà không nâng cao đời sống của người dân thì vẫn chưa tốt, Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi được biết tỉ lệ hộ nghèo ở đây chỉ dưới 1%. 11/11 thôn đều là thôn văn hóa. Cuộc sống ngày càng khá lên và giữ được tình làng nghĩa xóm.

Nhìn nhận chính sách đối với các nghệ nhân đã có nhưng chưa đầy đủ, Thủ tướng khẳng định, Nhà nước sẽ tiếp tục lắng nghe và hoàn thiện, không chỉ vấn đề quy hoạch làng nghề mà hướng đến chuyên môn hóa mỗi làng một nghề, nhất là khi Việt Nam có tới 1.800 làng nghề nhưng có tên tuổi như Bát Tràng còn ít. Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện tốt hơn cho làng nghề về cơ chế, chính sách, pháp luật để làng nghề có thể phát triển đồng bộ tốt hơn như kiến nghị của xã Bát Tràng.

“Chủ trương hiện nay rất đúng nhưng còn bất cập trong việc cụ thể hóa để mỗi làng một nghề, nhất là những nghề truyền thống quý báu. Bát Tràng là tượng trưng cho làng nghề truyền thống, cho nên vấn đề tôn vinh nghệ nhân, xây dựng làng nghề, đào tạo bồi dưỡng nghệ nhân là rất quan trọng. Đất đai, nguyên liệu là một phần, nhưng cần bàn tay khối óc để có mẫu mã đẹp, sản phẩm tốt, ra thị trường tốt”, Thủ tướng nói. Từ Bát Tràng, có thể rút kinh nghiệm chung cho các địa phương, làng nghề khác. Đánh giá cao Bát Tràng đã là xã nông thôn mới, Thủ tướng mong muốn Đảng bộ, chính quyền địa phương tiếp tục đưa làng nghề phát triển và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.


Thủ tướng cắt băng khành thành Triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm gốm sứ tiêu biểu, văn hóa, du lịch Bát Tràng 2018. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trong phát triển làng nghề, Thủ tướng lưu ý việc quan tâm bảo vệ môi trường. Mỗi nhà, mỗi người dân và đơn vị sản xuất phải chú trọng điều này. Thứ hai là quan tâm đến thị trường, trong đó chú trọng phát triển, hợp tác với các nhà tiêu thụ, phân phối. Cùng với đó là cải thiện kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới từ cuộc cách mạng 4.0 để cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm.

“Tôi được các đồng chí cho xem, tặng một bình men sứ Bát Tràng mà ai cũng trầm trồ khen ngợi không biết làm ở đâu mà đẹp thế. Cái đó ít có trên thị trường lắm. Cho nên vấn đề mẫu mã, vấn đề cải tiến kỹ thuật rất quan trọng. Mong rằng các nghệ nhân, các nhà thiết kế sản phẩm thấy được cái này và nên tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng để có sản phẩm phong phú hơn. Và chúng tôi đề nghị với huyện Gia Lâm và UBND TP. Hà Nội gắn làng nghề Bát Tràng với du lịch Việt Nam. Bây giờ có hàng triệu khách đến Hà Nội thì tỉ lệ đến Bát Tràng là bao nhiêu? Khách đến đây tham quan, mua sản phẩm, chúng ta phải có bao bì đẹp để khách hàng mang sản phẩm về, trong nước cũng như ngoài nước. Khâu quảng bá này rất quan trọng”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng tin tưởng với trí tuệ, bàn tay khối óc của nghệ nhân và nhân dân Bát Tràng, làng nghề sẽ có bước tiến vượt bậc, đáp ứng mong mỏi của nhân dân, trở thành làng kiểu mẫu về ngành nghề truyền thống dân tộc, làm gương cho các làng nghề khác.


Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Nhân dịp này, Thủ tướng đã dự khai mạc triển lãm trưng bày, giới thiệu sản phẩm gốm sứ tiêu biểu, văn hóa, du lịch Bát Tràng 2018.


Thủ tướng thăm gia đình nghệ nhân nhân dân Trần Độ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đã tới thăm hỏi nghệ nhân nhân dân Trần Độ, đời thứ 18 trong dòng họ Trần ở Bát Tràng gắn bó với nghề làm gốm.

Theo Đức Tuân/Chinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Các đại biểu cơ bản thống nhất với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2025

    (Xây dựng) – Kết luận Phiên thảo luận ngày 4/11 về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trên tinh thần thẳng thắn và trách nhiệm, các ý kiến phong phú, toàn diện sâu sắc, thể hiện quyết tâm, tâm huyết của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đối với các vấn đề quan trọng của đất nước và của đông đảo cử tri quan tâm.

  • Quốc hội: Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các dự án quan trọng quốc gia

    Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã phát huy được những hiệu quả nhất định, song vẫn còn hạn chế cần điều chỉnh trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

  • Quốc hội khóa XV: Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế và nguồn nhân lực

    Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ có giải pháp khắc phục điểm nghẽn thể chế đã được chỉ ra; thường xuyên đánh giá chất lượng, hiệu quả các chính sách ban hành để kịp thời điều chỉnh.

  • Hỗ trợ cho các địa phương bị bão lũ: Cần có cơ chế, chính sách đặc thù

    (Xây dựng) – Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Trong đó, liên quan đến bão số 3, với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão, lũ.

  • Còn tình trạng cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí

    Theo đại biểu Quốc hội, còn một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý, chỉ coi lãng phí là hành vi cần phải khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

  • Mở ra không gian phát triển mới cho quan hệ Việt Nam và ba nước Trung Đông

    Chuyến thăm UAE, Saudi Arabia và Qatar của Thủ tướng Phạm Minh Chính là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ đang trên đà phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam với ba nước Trung Đông.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load