Thứ hai 06/01/2025 07:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Thủ đô mới của Indonesia: Hy vọng và cơ hội phát triển

11:34 | 01/12/2024

Quốc hội Indonesia mới đây đã thông qua đạo luật quan trọng, chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta và chuyển thủ đô đến thành phố mới Nusantara, nằm trên đảo Borneo. Quyết định này không chỉ thay đổi diện mạo chính trị mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giảm tải cho Jakarta và thúc đẩy sự phát triển khu vực phía Đông Indonesia.

Thủ đô mới của Indonesia: Hy vọng và cơ hội phát triển
Vòng xoay Bundaran HI, trung tâm Jakarta. Ảnh: Đỗ Quyên/TTXVN

Mới đây, Quốc hội Indonesia đã thông qua đạo luật chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta. Điều này có nghĩa là Indonesia sẽ chuyển thủ đô sang thành phố Nusantara, trong khi Jakarta sẽ trở thành một đặc khu, tiếp tục giữ vai trò là trung tâm kinh tế và văn hóa.

Trên thực tế, Indonesia đã nhiều lần xem xét việc chuyển thủ đô. Năm 2014, tổng thống thời điểm đó đã đề xuất ý tưởng này. Với diện tích hơn 1,9 triệu km² và dân số lên tới 280 triệu người, Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới. Quốc gia này có hơn 17.000 hòn đảo và phần lớn trong số đó có đông đảo cư dân sinh sống như Sumatra và Borneo.

Tuy nhiên, theo trang thông tin news.cn, đảo Java, nơi có Jakarta, chỉ có diện tích khoảng 130.000 km², chiếm chưa đến 7% tổng diện tích của Indonesia, nhưng lại có tới 150 triệu người sinh sống. Sự đông đúc này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và thiếu hụt nguồn lực y tế, giáo dục cùng với hạ tầng cơ sở bị quá tải.

Ngoài mật độ dân số cao, Jakarta còn đối mặt với các yếu tố tự nhiên nghiêm trọng, trong đó có tình trạng sụt lún đất với tốc độ hàng chục cm mỗi năm. Thành phố này cũng đang thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt do nguồn nước trên các đảo rất hạn chế; không có sông lớn hay hồ nước lớn, người dân chỉ có thể khai thác nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm quá mức đã dẫn đến hiện tượng sụt lún đất.

Theo nghiên cứu, trong 50 năm qua, Jakarta đã lún xuống khoảng 3 đến 4 mét. Nếu tình trạng khai thác nước ngầm không được cải thiện, đến năm 2025, khoảng 1/4 diện tích của Jakarta sẽ bị ngập trong nước biển.

Ngoài ra, Indonesia nằm ở giao điểm giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương với hoạt động địa chất mạnh mẽ, dẫn đến việc quốc gia này thường xuyên phải hứng chịu động đất và núi lửa phun trào. Tác động của động đất càng làm tăng tốc độ sụt lún của Jakarta. Vì vậy, Quốc hội Indonesia đã thông qua một đạo luật chính thức hủy bỏ vai trò thủ đô của Jakarta.

Thủ đô mới Nusantara sẽ được đặt tại vùng ven biển Đông Nam của đảo Borneo, cách Jakarta hơn 1.200 km. Borneo là một trong ba hòn đảo lớn nhất thế giới nhưng lại có tốc độ phát triển kinh tế chậm dù sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với tỷ lệ che phủ rừng lên tới 80%.

Hiện tại, khoảng 80% dân số Indonesia sống trên hai hòn đảo là Java và Sumatra, dẫn đến sự không đồng đều trong phát triển kinh tế giữa các khu vực. Do đó, việc xây dựng thủ đô tại Borneo không chỉ giúp giảm tải cho Jakarta mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho khu vực này.

Theo Minh Thái/Baotintuc.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load