Thứ tư 05/02/2025 11:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Thị trường thép hạ nhiệt

09:25 | 04/11/2009

Tại thị trường TP. Hồ Chí Minh, từ đầu tháng 10 đến nay giá thép xây dựng bán lẻ ít nhất đã có 3 lần giá. Cụ thể hiện tại thép phi 6 bán lẻ 11.750 đồng/kg, phi 8 bán 11.700 đồng/kg, giảm 200đ/kg; thép phi 16 giá 215.600 đồng/cây giảm 3.600 đồng/cây, thép phi 20 giá 338.000 đồng/cây, giảm 5.600 đồng/cây. Theo các đại lý kinh doanh thép, do nguồn cung dư thừa, áp lực cạnh tranh của thép ngoại, buộc các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước giảm giá bán nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Theo thống kê của ngành xây dựng, tháng 9/2009, lượng thép tiêu thụ trên thị trường đã giảm khoảng 100.000 tấn so với tháng 8 trước đó. So với cùng thời điểm này năm trước sản lượng sản xuất và tiêu thụ thép của 9 tháng vẫn tăng trên 200%.

Giới kinh doanh thép cho biết, do khủng hoảng kinh tế, các nước xuất khẩu thép vẫn đang dư thừa khối lượng lớn sản phẩm và đang tìm kiếm thị trường. Trong năm 2008, lượng thép cuộn nhập khẩu từ ASEANchỉ chiếm chưa đến 12% thì đến cuối tháng 9/ 2009, lượng thép nhập khẩu từ ASEAN chiếm đến 74%. Với giá bán khoảng 11,1 triệu đồng/tấn (đã có VAT), giá thép cuộn nhập khẩu từ Malaysia có thuế suất 0% đang rẻ hơn ít nhất 700.000 đồng/tấn so với thép bán trên thị trường.

Tổng sản lượng thép xây dựng trong nước sản xuất từ đầu năm đến nay khoảng 1,9 triệu tấn, trong khi tổng lượng tiêu thụ chỉ đạt 1,57 triệu tấn. Xuất phát từ yếu tố cung vượt cầu, vào trung tuần tháng 10-2009, Tổng công ty Thép Việt Nam VN đã công bố hạ giá bán giao tại nhà máy đối với thép cuộn loại phi 6 và phi 8 xuống 200.000 đồng/tấn so với thời điểm giữa tháng 9/2009. Khi Tổng công ty Thép VN hạ giá sản phẩm thì trường thép kéo theo cơn hạ nhiệt và giá thép liên tục giảm. Ước tính trong tháng 9 vừa qua, đã có hơn 40.000 tấn thép cuộn được phép khẩu vào nước ta với giá bán rẻ hơn 600.000 đến 700.000 đồng/tấn, đây là nguyên nhân khiến thép trong nước giảm giá bán.

Giải thích về việc giá thép trong nước hạ giá bán vào thời điểm này, một công ty chuyên nhập khẩu thép từ ASEAN cho biết, có 3 nguyên nhân: do nhu cầu xây dựng không tăng hơn năm trước, số lượng thép nhập khẩu tăng mạnh và nhiều nhà máy sản xuất thép trong nước đi có công suất lớn đi vào hoạt động.

Chẳng hạn, trung tuần tháng 10/2009, nhà máy thép cán nguội Posco-Vietnam tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức đi vào hoạt động. Nhà máy, do Tập đoàn Thép Posco (Hàn Quốc) đầu tư 528 triệu USD, đây là nhà máy thép cán nguội lớn nhất Đông Nam Á, có công suất 1,2 triệu tấn/năm, trong đó 700.000 tấn thép cán nguội sử dụng sản xuất ô tô, xe máy và 500.000 tấn thép dạng cứng là nguyên liệu cao cấp phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng. Thị trường của Posco chủ yếu là Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á.

Thị trường thép hạ nhiệt, người tiêu dùng được lợi nhưng là bất lợi lớn cho các nhà máy sản xuất thép trong nước. Theo một số công ty sản xuất thép ở khu vực phía Nam, do các nhà máy sản xuất thép trong nước phải sử dụng phôi thép nhập khẩu, việc thép thành phẩm ngoại tràn vào với giá rẻ khiến các doanh nghiệp sản xuất trong nước khó cạnh tranh về giá.

Theo giới kinh doanh, từ nay đến hết năm 2009, giá thép sẽ còn hạ thấp vì hàng tồn kho còn số lượng lớn, thép ngoại tiếp tục thâm nhập thị trường Việt Nam, trong khi mức tiêu thụ từ các công trình xây dựng không tăng vọt như khả năng số lượng thép đã tăng trong thời gian qua

Theo: CT

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load