Thứ tư 15/01/2025 15:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Thị trường nội trầm lắng: Ngành thép đẩy mạnh xuất khẩu

22:06 | 04/01/2014

Giữa tình cảnh khó khăn chung của thị trường trong nước, tìm lối ra bằng xuất khẩu (XK) đã được nhiều doanh nghiệp (DN) ngành thép chọn là giải pháp hữu hiệu, và thực tế, cách làm này đã được khai thác khá tốt.


ảnh minh họa

Kéo dài từ năm 2012, trong cả năm 2013, thị trường thép xây dựng trong nước tiếp tục tình trạng ảm đạm, nhu cầu thép giảm mạnh do đầu tư công giảm, bất động sản đóng băng, nhiều công trình xây dựng đình trệ. Trong khi đó, nhiều nhà máy thép lớn trong nước đã "trót" đầu tư từ trước nên phải đưa dây chuyền mới vào hoạt động. "Nghịch cảnh" cung vượt cầu quá lớn khiến các DN thép sản xuất cầm chừng, loay hoay tìm lối ra, thậm chí một số đơn vị phải chiết khấu cao nhằm kích cầu, song vẫn chưa cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh.Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thép Việt cũng như lãnh đạo nhiều DN thép khác cho rằng, trong khi sức tiêu thụ thấp mà công suất sản xuất lại lớn và còn phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, không có cách nào tốt hơn là các DN phải đẩy mạnh xuất khẩu (XK). Chỉ riêng Thép Việt năm nay XK khoảng 130.000 tấn thép, và dự kiến tăng thêm 30% trong năm 2014.

Theo thống kê từ Bộ Công Thương, sản lượng XK sắt thép cả ngành năm 2013 tính đến đầu tháng 12 đã đạt 2 triệu tấn, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2012, với kim ngạch 1,61 tỷ USD. Trong đó, các loại thép không gỉ, thép dẹt, tôn tráng kẽm, tôn mạ màu XK tăng tới 30 - 40%. Nhờ không ngừng nỗ lực, hiện DN sắt thép Việt Nam đã đưa được sản phẩm sang 26 nước trên thế giới. Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, năm 2013, toàn ngành XK 2,5 triệu tấn, tăng 30% so với năm ngoái, đạt giá trị trên 2 tỷ USD. Tuy nhiên, khả năng tiêu thụ thép năm 2014 sẽ không có đột biến, chỉ tăng 2 - 3% so với mức 4,6 triệu tấn của năm 2013.

Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hội KHKT đúc - luyện kim Việt Nam, nguyên Chủ tịch VSA cho rằng, có 3 lý do mà ngành thép cần tăng cường XK: Thứ nhất, để giảm gánh nặng nhập siêu đang quá lớn. Một nửa lượng thép trong nước chưa sản xuất được, trong đó phải nhập cả nguyên liệu cho sản xuất thép xây dựng, với kinh phí gần 5 tỷ USD/năm. Thứ hai, sản xuất thép xây dựng trong nước hiện gấp đôi nhu cầu thực, nên XK sẽ giúp giảm tồn kho, các nhà máy thép duy trì sản xuất. Thứ ba, Việt Nam nên XK vì chất lượng thép trong nước ngày càng được nâng cao, bước đầu xây dựng được thương hiệu tại các nước trong khu vực. "Khi bước vào sân chơi lớn TPP, DN thép cần tăng khả năng cạnh tranh bằng cách chú trọng đầu tư về kỹ thuật để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm; đồng thời phải không ngừng xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tại các thị trường mới như Mỹ, châu Phi, Trung Đông... Đồng thời, các cơ quan Nhà nước nên có chính sách thông thoáng cho DN XK" - ông Cường nói.

Theo Xaluan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thay đổi khung thời gian khai thác cát, sỏi lòng sông

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản; trong đó có Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

  • Nhà đẹp 2025: Cửa nhôm kính có thực sự là yếu tố quyết định?

    (Xây dựng) - Khi nhắc đến một ngôi nhà hiện đại, chúng ta thường hình dung ra không gian mở, tràn ngập ánh sáng tự nhiên và đầy tính thẩm mỹ. Nhưng liệu cửa nhôm kính – một yếu tố đang rất thịnh hành – có thực sự giữ vai trò quyết định trong việc tạo nên vẻ đẹp của ngôi nhà?

  • Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam: Phát triển công nghệ bê tông Việt Nam bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) – Là tổ chức xã hội nghề nghiệp, Hội Bê tông Việt Nam không chỉ hoạt động chuyên môn về lĩnh vực vật liệu mà còn quan tâm cả công nghệ thi công đến thiết kế kết cấu công trình. Trước yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong kỷ nguyên mới, Hội Bê tông Việt Nam xác định các nhiệm vụ trọng tâm; tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các dự báo, định hướng phát triển cho công nghệ bê tông ở Việt Nam, đáp ứng thực tiễn xây dựng của đất nước cũng như đảm bảo tính bền vững của công trình. Phóng viên Báo Xây dựng đã có cuộc trao đổi với ông Lê Quang Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Bê tông Việt Nam về những nhiệm vụ quan trọng này.

  • Đôn đốc các nhà máy xi măng lắp đặt hệ thống phát điện từ nhiệt thải

    (Xây dựng) - Bộ Xây dựng vừa có Văn bản 75/BXD-VLXD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải tại các dây chuyền sản xuất xi măng.

  • Bắc Giang: Tăng cường kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng

    (Xây dựng) – Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, vận chuyển, sử dụng khoáng sản trong diện tích dự án trên địa bàn tỉnh.

  • Vụ mỏ cát 370 tỷ: Hủy kết quả đấu giá, phạt Công ty MT Quảng Đà 17 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam vừa đưa ra quyết định hủy kết quả phiên đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với điểm mỏ ĐB2B tại xã Điện Thọ được tổ chức vào ngày 19/10/2024. Công ty Cổ phần MT Quảng Đà (Công ty MT Quảng Đà) cũng bị xử phạt 17 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load