(Xây dựng) – Báo cáo mới của “Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP)” cảnh báo, nếu phát thải khí nhà kính toàn cầu không giảm 7,6% mỗi năm từ năm 2020 thì đến năm 2030 thì thế giới sẽ bỏ lỡ cơ hội để đạt được mục tiêu 1,5° C theo Thỏa thuận Paris.
Nhiệt độ Trái đất dự kiến vẫn sẽ tăng thêm 3,2°C dù những cam kết không điều kiện theo Thỏa thuận Paris được thực hiện. |
Báo cáo “Khoảng cách phát thải” thường niên của UNEP cho biết, kể cả khi tất cả các nước thực hiện những cam kết không điều kiện theo Thỏa thuận Paris thì nhiệt độ Trái đất dự kiến vẫn sẽ tăng thêm 3,2°C, gây ra những tác động khí hậu trên phạm vi rộng hơn và có sức tàn phá khủng khiếp hơn.
Chính vì vậy, mục tiêu chung cần phải tăng gấp hơn 5 lần so với hiện tại nhằm thực hiện những cắt giảm cần thiết trong thập kỷ tới vì mục tiêu giữ nhiệt độ trái đất tăng ở mức 1,5°C.
Trong đó, năm 2020 là một năm quan trọng đối với hành động chống biến đổi khí hậu khi diễn ra Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc tại Glasgow nhằm xác định tiến trình nỗ lực trong tương lai để ngăn chặn khủng hoảng và các nước được mong đợi sẽ đẩy mạnh đáng kể các cam kết về chống biến đổi khí hậu của họ.
Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành của UNEP cho biêt, thê giới cần giảm thiểu lượng phát thải hơn 7% mỗi năm trong thập kỷ tới để giữ nhiệt độ tăng ở mức 1,5°C. |
Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành của UNEP cho biết: “Việc chúng ta đã thất bại trong hành động sớm và kiên quyết trong chống biến đổi khí hậu có nghĩa là bây giờ chúng ta phải giảm thiểu lượng phát thải, hơn 7% mỗi năm, nếu chia đều mức này trong thập kỷ tới. Điều này chỉ ra rằng các quốc gia không thể đợi đến cuối năm 2020 khi đến hạn thực hiện các cam kết khí hậu mới thì mới đẩy mạnh hành động.
Chúng ta cần nhanh chóng đạt được mức giảm phát thải càng nhiều càng tốt vào năm 2020, sau đó là những cam kết mạnh mẽ hơn trong Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) để khởi động những chuyển đổi cơ bản về kinh tế và xã hội. Chúng ta cần phải đẩy nhanh hành động để bù lại những năm mà chúng ta còn chần chừ. Nếu chúng ta không thực hiện điều này, mục tiêu 1,50C sẽ ngoài tầm với trước năm 2030”.
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cảnh báo, việc vượt quá ngưỡng 1,5°C sẽ làm tăng tần suất và cường độ của những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, ví dụ sóng nhiệt và bão đã diễn ra trên toàn cầu trong vài năm qua.
Đáng chú ý, các quốc gia G20 cùng chiếm khoảng 78% tổng lượng phát thải, nhưng chỉ 5 nước thành viên G20 cam kết đưa phát thải về mức bằng không trong dài hạn. Trong ngắn hạn, các nước phát triển sẽ phải giảm phát thải nhanh hơn các nước đang phát triển, vì những lý do công bằng và hợp lý.
Việc trái đất vượt ngưỡng 1,5°C sẽ làm tăng tần suất và cường độ của những tác động do biến đổi khí hậu gây ra như bão, sóng nhiệt. |
Tuy nhiên, tất cả các nước sẽ cần đóng góp nhiều hơn để đạt được những hiệu quả chung. Các nước đang phát triển có thể học hỏi từ những nỗ lực thành công ở các nước phát triển, họ thậm chí có thể vượt lên trên các nước phát triển và áp dụng các công nghệ sạch với tốc độ nhanh hơn.
Dịch Phong - (ảnh: Internet)
Theo