(Xây dựng) - Tháp Rùa, vốn là biểu tượng tự hào và tâm linh của người Việt. Tháp mang dấu ấn và sự hòa trộn giữa hai mầu sắc kiến trúc phương Tây và phương Đông, với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.
Tháp Rùa, một kiến trúc thơ mộng giữa lòng Hà Nội.
Tháp được xây dựng vào giai đoạn 1884 – 1887, có bốn tầng, tầng một xây trên móng cao 0,8m. Tầng này hình chữ nhật nên chiều dài mở ra ba cửa, còn chiều ngang mở ra hai cửa, tất cả là 10 cửa, đỉnh nhọn như cửa các nhà thờ Thiên chúa giáo. Bên trong tầng này phân ra ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn, đỉnh cũng nhọn như tất cả các cửa khác. Cả tầng có 4 cửa ngăn, tổng cộng 14 cửa.
Tầng hai xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m, chiều rộng 3,64m, cũng chia ra ba gian, kiến trúc y như tầng một với 14 bộ cửa nhưng nhỏ hơn. Tầng ba thu nhỏ hơn nữa, dài 2,97m, rộng 1,9m, chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía Đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía Tây có một ban thờ. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía Đông, bên trên cửa tròn của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa. Như vậy, từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.
Tháp Rùa gắn liền với những huyền thoại, đi vào trong thơ ca, nhạc họa của các tao nhân mặc khách, nhưng ít ai biết, Tháp Rùa từng là nơi làm nức lòng người dân khi lá cờ cách mạng tung bay trên đỉnh Tháp đúng vào ngày sinh nhật Bác 19/5/1948, do liệt sĩ Nguyễn Trọng Quang cùng đồng đội đã bơi ra để treo cờ. Lá cờ là một minh chứng hùng hồn về tinh thần quật cường của người dân Thủ Đô ngay trong lòng địch.
Tháp có bốn tầng, với lỗi kiến trúc “Tân cổ giao duyên”.
Những bậc cầu thang dẫn lên Tháp.
Các cửa được mở ra có đỉnh nhọn như nhà thơ Thiên chúa giáo.
Bệ thờ tại tầng 1.
Hạ Ly
Theo