Thứ ba 05/11/2024 05:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thành phố trong... rừng

14:54 | 11/03/2021

(Xây dựng) - Là tỉnh có đồng bào Khmer sinh sống đông thứ hai cả nước (sau Sóc Trăng), với chiều dày lịch sử, văn hóa, Trà Vinh tạo nên nét riêng, hiền hòa cổ kính, với lối kiến trúc chùa theo hệ phái Nam tông độc đáo nằm giữa những hàng cây quanh năm tỏa bóng mát. Trà Vinh được mệnh danh là "công viên xanh" hay" thành phố trong rừng" vì nơi đây hiện có hơn 11.000 cây các loại và hơn 900 cây với tuổi đời đã quá trăm năm, nhiều nhất là cây sao, dầu và me.

thanh pho trong rung

Qua nghiên cứu cho thấy, cây có từ thời Pháp. Một nguyên tắc được duy trì từ đời này sang đời khác là ở đâu có phum sóc, chùa là ở đó có hệ thống cây xanh, người dân nơi đây xem cây như người bạn thân thiết gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh của họ. Khó mà tìm được ở nơi đâu có chế độ chăm sóc cây xanh đặc biệt như nơi đây. Tất cả các cây đều được đánh số, gắn tên, để tiện theo dõi và truyền "nước biển" kịp thời, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển. Tất cả các công trình xây dựng như mở đường, nhà ở, cống thoát nước đều phải tránh né cây, kể cả rễ cây. Không được đốn hạ bừa bãi, nếu muốn loại bỏ cây đã chết phải xin ý kiến UBND tỉnh. Sau khi các nhà chuyên môn xem xét, đánh giá và cuối cùng việc "khai tử" hay không là quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh. Qua nhiều thế hệ, Đảng và nhân dân Trà Vinh đã chung tay làm nên "rừng xanh" quanh năm tươi tốt.

Để khi những giọt nắng cuối ngày nghiêng qua thành phố, ta gác lại bộn bề lo toan, thong thả bước trên những con đường tuy chỉ rộng chừng 11 m, nhưng lại mang lại cảm giác thênh thang, bất tận với những vòm lá xanh đang mơn man cùng gió như hát bản tình ca tạ ơn người, ơn đời. Nếu bất chợt ta hỏi người dân đường 19/5 ở đâu, họ ngạc nhiên vô cùng. Nhưng ta hỏi đường hàng me ở đâu thì ai cũng biết. Cứ như vậy, đường Lê Lợi là đường bằng lăng, đường Lê Thánh Tôn là đường hàng sao, đường Phạm Ngũ Lão là đường ngọc lan...

Đến với Trà Vinh để cảm nhận sự bình yên với không khí trong lành hòa cùng nhịp sống văn hóa của các lễ hội. Những khu di tích, danh thắng mang đậm màu sắc riêng, trong đó, quần thể di tích ao Bà Om, chùa Âng là điểm đến tham quan tiêu biểu, cũng là nơi tổ chức nhiều lễ hội của người Khmer.

Ao Bà Om hay còn gọi là ao vuông nằm trên trục QL53 về phía tây nam cách thành phố chừng 6 km. Gọi là ao vuông nhưng nó có hình chữ nhật với chiều dài khoảng 500m và chiều rộng 300m, được bao bọc xung quanh bằng những hàng cây cổ thụ, chủ yếu là dầu và sao.

Ao Bà Om vừa là nơi tham quan vui chơi vừa là nơi để tổ chức nhiều sự kiện lễ hội quan trọng của người Khmer như lễ Ok Om Bok - là một trong ba lễ lớn gồm tết cổ truyền Chol Chhnăm Thmây, lễ cúng ông bà Sene Đolta, Ok Om Bok - lễ trăng được tổ chức vào ngày rằm tháng 10 âm lịch hàng năm.

Chùa Âng (Angkorajaborey) là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất khu vực, nằm bên khuôn viên di tích ao Bà Om. Với kiến trúc độc đáo, chùa được bao bọc xung quanh là những hàng cây xanh mát với hào nước sâu. Chùa được xây dựng năm 990 trên nền đất cao, xây theo lối kiến trúc vòm cong mái ngối ba lớp, cửa chính quay về hướng đông, đối diện với Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer và cửa phụ quay về hướng tây.

Đến với Trà Vinh, ta sẽ cảm nhận được sự đổi thay và phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống. Sự kết nối hòa hợp của các dân tộc đã tạo nên một bản sắc văn hóa đa dạng nhưng riêng biệt, vẫn gần gũi, chất phác nhưng can trường. Thời gian chầm chậm bước qua, chẳng ồn ào vội vã, mà lòng cứ mãi vấn vương. Nhớ hàng me những chiều hò hẹn, nhớ cánh hoa dầu theo gió lặng lẽ xoay...

Bá Đông

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load