Thứ hai 09/12/2024 17:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thế giới /

Thảm họa MH17: “Một sự phản bội đối với những sinh mạng bị cướp đi”

08:54 | 20/07/2014

(Xây dựng) - Trong một tuyên bố, chính phủ Ukraine cáo buộc Nga đã cố gắng giúp quân ly khai tiêu hủy bằng chứng bằng cách loại bỏ 38 thi thể nạn nhân được tìm thấy trong vụ tai nạn của chuyến bay MH17 gần ngôi làng Grabove và đưa đến một căn cứ của phiến quân ở Donetsk.


Phiến quân ly khai canh gác và giám sát tại hiện trường vụ máy nay rơi. (Ảnh: Reuters)

Phóng viên của BBC - Richard Galpin cho biết ông đã nhìn thấy những thi thể được giấu đi bởi các nhân viên cấp cứu nhưng không rõ nơi thi thể được chuyển đến và cũng không biết được rằng những nhân viên cứu hộ đó thuộc phe phiến quân hay Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Frans Timmermans đang ở thăm Ukraine thật sự rất sốc khi nghe thông tin này. Ông nói rằng: “Ngay khi có được những bằng chứng cụ thể, chúng tôi sẽ làm việc không ngừng nghỉ cho đến khi người có tội phải bị trừng trị - không chỉ đối với những người trực tiếp gây ra mà còn đối với những người châm ngòi cho vụ việc”.


Thi thể đã được tìm thấy và gói gọn gần khu vực máy bay rơi. (Ảnh: AFP)


Thảm kịch máy bay MH17 đã gây sốc cho toàn thế giới. (Ảnh AFP)


Phiến quân ly khai ở Ukraine cản trở việc điều tra vụ máy bay MH17 rơi

Các nhà quan sát quốc tế thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) chỉ trích phiến quân ở Donetsk đã cản trở cuộc điều tra tại hiện trường vụ rơi máy bay MH17.  30 quan sát viên tổ chức này đã có mặt tại hiện trường máy bay rơi ở làng Grabovo, tuy nhiên, họ không được tự do điều tra tại đây như những gì phe ly khai đã cam kết.

Phát biểu tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Liow Tiong Lai cho biết, sẽ là “vô lý” nếu các chuyên gia Malaysia không được phép đến gần khu vực máy bay rơi để điều tra sự việc. Ông cũng bày tỏ quan ngại rằng vị trí niêm phong cho khu vực máy bay rơi đã bị thay đổi hoặc làm giả.

Hôm qua, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi cả hai bên trong cuộc xung đột tại Ukraina hãy “làm mọi thứ có thể để cung cấp cho các chuyên gia quốc tế những chi tiết rõ ràng về tai nạn máy bay”.

Phát ngôn viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cho biết, sau khi cộng đồng thế giới gây thêm áp lực cho Nga, việc thâm nhập vào hiện trường vụ máy bay rơi đã trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc điều tra vẫn còn bị hạn chế: “Chúng tôi là dân thường không có vũ trang, không thể có những tranh cãi gay gắt với đội quân ly khai được trang bị vũ khí hạng nặng tại đây”.


OSCE cho biết họ đã được tiến gần hơn vào khu vực hiện trường. (Ảnh AFP)


Anh thúc giục Nga nới lỏng hơn nữa việc giám sát tại hiện trường của phiến quân. (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, sáng ngày 19/7 Tổng thống Obama đã trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Anh David Cameron về kế hoạch mở rộng các biện pháp trừng phạt Nga nếu Matxcơva không tìm cách hạ nhiệt căng thẳng tại miền đông Ukraine.

Người phát ngôn của Nhà Trắng cho biết: “Ba nhà lãnh đạo khẳng định rằng Nga phải có trách nhiệm ngừng cung cấp vũ khí hạng nặng và các hình thức hỗ trợ khác cho phiến quân ly khai ở miền đông Ukraine”. Trong một lời kêu gọi khác, ông Obama và ông Cameron đều đe dọa sẽ tăng cường trừng phạt Nga.

Cũng trong ngày, Thủ tướng Anh David Cameron và thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có một cuộc trò chuyện qua điện thoại để thảo luận và xem xét lại việc tiếp xúc với Nga sau thảm họa này.

Chính phủ Ukraine gọi thảm họa vừa qua là một “hành động khủng bố” và cho rằng quân ly khai đã chặn các cuộc trò chuyện điện thoại mà đó là một bằng chứng cho việc chiếc máy bay bị bắn rơi bởi đội quân này.

Các quan chức Ukraine cũng cho biết họ đã chứng kiến một nhân viên quân sự Nga vận hành một hệ thống tên lửa “Buk” được cho là đã được sử dụng để bắn hạ máy bay.

Hồng Nhung (Theo BBC)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load