Thứ sáu 29/03/2024 01:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tết quê trong tôi

17:38 | 26/01/2020

(Xây dựng) - Cái rét ngọt xớt lia từ lèn đá phả xuống làng quê tôi giữa khí trời cuối đông, biền cải ngồng lên chuẩn bị cho vụ hoa rải vàng nao nao niềm chờ đợi bên sông. Gió vút trên hàng cau ương trái, lùa qua những nụ đào ngậm sương chờ bung mình tiễn Đông, ấy là tín hiệu cho mùa sinh sôi mới - mùa Xuân.

tet que trong toi

Vùng đất này xưa kia cư dân bản địa là người Nguồn sinh sống, sử nói rằng họ để tóc dài, đi chân đất, ở nhà trệt làm trên nền đất nện. Qua bao thăng trầm của thời cuộc, biến động của nhân gian người miền xuôi lên đây định cư, mang theo các phong tục tập quán khác nhau hòa với đất lề quê thói tạo ra nhiều sắc màu văn hóa độc đáo. Dịp Tết là đợt sinh hoạt văn hóa đa diện nhất.

Xuân quê tôi hầu như không có nắng ấm mà đỏng đảnh thả những bụi mưa lả lơi trong thời tiết ẩm ương dở Đông, dở Thu. Chợ quê lúc này dập dìu nhiều mặt hàng cho dịp Tết, nào lá dong, lá chuối, nào ngũ quả, giấy màu rồi các sản vật địa phương đầy phong vị núi rừng.

Chiều của ngày cuối tháng Chạp nhà nhà đã kịp trồng cây nêu trước ngõ, cờ phướn rợp trời. Hàng chè mạn hảo như được điểm tô hương sắc, rì rào cùng giọng điệu ý ới của đàn bà con gái trong xóm hòa cùng tiếng cối chày. Những nhịp chày đều đặn “cắc, bụp” nện xuống cối gỗ, giã quyện thứ bột đen đặc quánh để gói bánh gai chuẩn bị cho bữa cúng tất niên.

Bánh gai là thức không thể thiếu trong 3 ngày Tết lại chế biến mất công nên phải chuẩn bị sớm hơn cả nồi bánh chưng. Trước kia còn có cả khâu ép mía nấu mật để làm bánh, nay sẵn đường cát, đường phèn rồi nên cũng đỡ nhọc công, nhưng làm cho ta nhớ tiếng kĩu kịt của máy ép mật với đệm bước đi của trâu nặng nề kéo trục, nhớ vị ngọt thơm của thứ mạch nha cháy quăn nơi đáy chảo, đến nao lòng.

Phía đầu hồi, con lợn tạ éc lên mấy hụt chào năm cũ rồi im bặt dưới lưỡi dao phay sau cú thọc điệu nghệ và dứt khoát. Tất cả công đoạn rất nhanh gọn, thịt, xương được phân loại cho các món cụ thể cho từng mâm cúng và dọn cỗ, không đại trà được.

Mâm cơm bày biện chu tất trên ban thờ, có chú gà trống tơ luộc vàng hươm màu nghệ non, thịt luộc, thịt kho, cá buôi kho lá nghệ, canh chuối sứ nấu chân giò, bánh lá, bánh mật, bánh gai và cả bánh chưng, tất nhiên. Lễ này gọi là “cúng vào”, tức là con cháu khấn vái rước hương hồn chư vị gia tiên về đón Tết.

Sau ba tuần nhang trầm phảng phất, cháu con trong gia đình quây quần bên bếp lửa ấm nồng với bữa cơm cuối năm.

tet que trong toi

Lại lục tục chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa, thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Mâm cúng giao thừa bố trí ở ngoài trời gồm có đèn, nến xôi, chè, hoa quả, bánh trái, thịt gà, thịt lợn luộc.

Thời gian điểm nhịp giao thoa, mâm bàn dọn xuống, năm mới xúng xính vào nhà cũng là lúc người lớn trong gia đình lì xì và gửi lời chúc phúc cho các thành viên, cùng nhau nâng ly đầy hứng khởi. Không hiểu sao riêng tôi được giao nhiệm vụ bưng đĩa xôi thịt và cái đùi gà mang ra cho ông Mẹt, người đàn ông cô độc trong căn nhà lá ở bìa làng, như thành lệ năm nào cũng thế. Nay ông đã về với đất, mỗi lần ngang qua đây tôi vẫn văng vẳng nghe đâu đây dưới tán cọ ru lời xưa cũ, lòng bâng khuâng chùng xuống cùng vạt sương trên dãy lèn sau nhà, nơi có bầy voọc an cư hú gọi bạn tình da diết, da diết như tiếng đàn bầu ông Mẹt kéo trong những đêm cuối Đông. Giờ tôi mới thấm được cái tình người trong những lúc cô đơn, đó là sự sẻ chia tinh tế mà sâu sắc, nhất là lúc “năm hết Tết đến”.

tet que trong toi

Sáng mồng Một, mưa Xuân rơi lất phất trên những nụ hoa đào, người nhẹ vía sẽ hành lễ xông đất, đây là phong tục không thể thiếu trong dịp Tết ở quê tôi. Người nhẹ vía là người có sức khỏe, mẫn tuệ, gia đình đề huề, an yên, là mẫu hình lý tưởng trong cộng đồng dân cư, được năm hạp tuổi nữa thì đắc cách.

Áo xống gọn gàng, họ sẽ đi từng nhà, thắp hương cho gia tiên, chúc phúc cho gia chủ. Nhà nội tôi thuộc dòng gia phong nên cũng lễ nghĩa lắm, thường có phong bao đo đỏ lì xì cho người xông đất, như sự chia sẻ lộc lá đầu năm.

Ở quê tôi, trước đây cũng có chuyện con cháu biện lễ Tết sống cha mẹ, tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới thì không còn giữ gìn nếp này, thay vào đó là ngày đầu năm con cái sẽ vấn an cha mẹ mình, lễ vật đi kèm có thể là vài tấm quà quê, thủ tục cũng giản đơn hơn so với một vài địa phương khác trong vùng.

Qua ngày mồng Hai Tết dành cho bà con thân thích thăm nhau. Xưa kia cỗ bàn ê hề, mỗi đợt khách là một lần dọn đãi, nay giản đơn với những thức nhắm nhẹ nhàng. Riêng lễ vật trên bàn thờ gia tiên vẫn luôn được chăm chút và không để hương tàn lạnh lẽo.

Ở sân vận động đầu làng rôm rã với trò đu quay, đá cầu, đá bóng, kéo co... thu hút rất nhiều nam thanh, nữ tú. Cũng đỡ cho cái sự say sưa rượu bia trong ba ngày Tết!

Chiều ngày mồng Ba, người già chỉ đạo gia nhân gia quyến “cúng ra”, tức là tiễn ông bà “về trời” sau mấy ngày vui vầy đoàn viên sum họp. Sau đó “tắt hương” và hành trình du Xuân mới bắt đầu cho đến ra Giêng.

Bây giờ không cùng lắng nghe từng nhịp đi của bước Xuân quê hương rón rén trong mưa Đông, nhưng tôi vẫn giữ nếp đón Xuân của quê mình ở miền phố thị. Vẫn cảm được luồng ấm nóng lan khẽ vào hơi lạnh đêm giao thừa, vẫn nghe lộp cộp tiếng thời gian gõ đều trên lá cọ, vẫn mênh mang tiếng đàn bầu thả trong tâm thức, vị ngọt nồng mùi gừng của bánh gai, bánh mật vương mãi trên vị giác...

Hoành Sơn Phu Tử

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mộc Châu (Sơn La): Độc đáo Lễ hội Cầu mưa năm 2024

    (Xây dựng) – Cầu mưa là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm được người Thái trắng, xã Mường Sang tổ chức vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm với ý nghĩa cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu đồng thời, giáo dục thế hệ con cháu biết bảo vệ và tôn trọng môi trường sống.

  • “Tây Ninh – Khúc hát tự hào” sẽ được tổ chức vào ngày 30/3/2024

    (Xây dựng) - Hướng đến kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật quy mô với màn trình diễn 3D mapping và pháo hoa tầm cao kéo dài 15 phút tại Quảng trường Ga đi cáp treo núi Bà Đen. Hãy tới Tây Ninh cuối tuần này để dâng đăng, ngắm pháo hoa, xem trình diễn nghệ thuật với công nghệ 3D mapping.

  • Bắc Ninh có 2 đô thị di sản

    (Xây dựng) – Theo PGS.TS Lưu Đức Hải - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị và Phát triển hạ tầng, tỉnh Bắc Ninh có 2 đô thị di sản nằm chuỗi đô thị di sản vùng Thủ đô gồm: Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) và Vũ Ninh (thị xã Quế Võ) cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

  • Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Điện Biên vừa ký ban hành Quyết định số 464/QĐ-UBND về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Sửa chữa một số hạng mục Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 - 2025.

  • Chùa Đậu – Đệ nhất danh lam và bí ẩn nhục thân bất hoại của hai vị thiền sư

    Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Nội) được công nhận hai kỷ lục quốc gia: Là nơi có tượng nhục thân đầu tiên ở Việt Nam và sở hữu cuốn sách ghi lịch sử chùa bằng đồng có nhiều trang và cổ xưa nhất Việt Nam.

  • Mường La (Sơn La): Đặc sắc Lễ hội Nàng Han

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền về tín ngưỡng tâm linh, thể hiện lòng biết ơn tới vị tướng anh hùng Nàng Han có công đánh đuổi giặc, giúp bản làng có cuộc sống bình yên. Xã Mường Trai (Sơn La) vừa long trọng tổ chức Lễ hội Nàng Han năm 2024, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương.

Xem thêm
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lăng miếu Triệu Tường tại xã Hà Long

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa ký và ban hành Quyết định số 1108/QĐ-UBND, về việc phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng miếu Triệu Tường, xã Hà Long, huyện Hà Trung (giai đoạn 2).

    20:58 | 25/03/2024
  • Khai hội chùa Bổ Đà - Ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Ngày 24/3, UBND thị xã Việt Yên (Bắc Giang) tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống chùa Bổ Đà và Liên hoan Dân ca quan họ năm 2024. Chùa Bổ Đà được coi là ngôi cổ tự có kiến trúc độc đáo nhất xứ Kinh Bắc, được Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định công nhận là Di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia đặc biệt năm 2016.

    08:23 | 25/03/2024
  • Tinh hoa ẩm thực Bình Định

    (Xây dựng) - 54 gian hàng với những tinh hoa ẩm thực tiêu biểu, đặc sắc của Bình Định đã được giới thiệu đến công chúng tại khu vực Thi Nai Bay, thành phố Quy Nhơn. Lễ hội đem đến những trải nghiệm mới lạ và thú vị đối với người dân, những tín đồ ẩm thực trong nước và khách quốc tế.

    14:37 | 24/03/2024
  • Tam Đảo (Vĩnh Phúc): Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024

    (Xây dựng) – Lễ hội Tây Thiên Xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức từ ngày 24–27/3 (tức ngày 15-17/2 âm lịch). Đến thời điểm này, huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan đã chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, công tác tổ chức khai mac lễ hội cơ bản hoàn thành, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng nghi lễ, an toàn, mang đậm nét văn hóa trên hành trình đến với Phật, về với Mẫu.

    22:51 | 23/03/2024
  • Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

    (Xây dựng) - Chương trình Jazz quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024 sẽ tạo ra các sự kiện, điểm nhấn nhằm quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người Việt Nam, hướng tới trở thành hoạt động thường niên góp phần thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến với các tỉnh thành trong cả nước.

    08:57 | 23/03/2024
  • Hơn 30 gian hàng tại Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”

    (Xây dựng) - Ngày 22/3, tại công viên Yến Phi, đường Trần Phú, UBND thành phố Nha Trang tổ chức Hội thi Ẩm thực “Nha Trang xưa và nay”. Đây là 1 trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm Nha Trang được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa (22/4/2009-22/4/2024).

    22:55 | 22/03/2024
  • Xây dựng và lan tỏa giá trị tranh dân gian Đông Hồ

    (Xây dựng) - Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá được nhân dân làng Đông Hồ (nay là khu phố Đông Khê, phường Song Hồ) sáng tạo, trao truyền qua nhiều thế hệ; từng bức tranh đã thể hiện sinh động về xã hội nông nghiệp Việt cổ xưa cùng phong tục, tập quán, thẩm mỹ của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

    14:06 | 22/03/2024
  • Lưu giữ giá trị kiến trúc độc đáo của người Nùng ở Bắc Giang

    (Xây dựng) - Là một bản làng nhỏ, nằm nép mình bên những sườn đồi quanh năm xanh mát, bản cổ Bắc Hoa, xã Tân Sơn (Lục Ngạn, Bắc Giang) được biết đến với những ngôi nhà trình tường được làm bằng đất - một nét kiến trúc độc đáo của người dân tộc Nùng.

    20:52 | 21/03/2024
  • Ninh Bình: Độc đáo kiến trúc cầu ngói Phát Diệm hơn trăm năm tuổi

    (Xây dựng) – Cầu ngói Phát Diệm, thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình) bắc qua sông Ân có tuổi đời trên trăm năm có lối kiến trúc độc đáo, là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh và cũng là nơi gắn liền với hình ảnh đất và con người vùng biển Kim Sơn.

    19:43 | 21/03/2024
  • Trà Vinh: Vận động xây dựng Khu lưu niệm “Vua vọng cổ” Viễn Châu

    (Xây dựng) - Sáng 21/3, Ban Vận động gây quỹ xây dựng Khu lưu niệm cố Soạn giả - NSND Viễn Châu (Ban Vận động) tổ chức cuộc họp. Theo Ban vận động, khu lưu niệm dự kiến xây dựng với diện tích 11.300m2 đất tại ấp Cây Da, xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải.

    16:12 | 21/03/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load