Thứ bảy 27/04/2024 07:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tết người Việt bốn phương

09:00 | 12/02/2021

(Xây dựng) - Tết là thời điểm của lạc quan và hy vọng - Năm cũ đã qua mang theo mọi xui xẻo và năm mới sắp đến mang theo đầy niềm tin lạc quan. Ngày Tết còn là ngày của sự tạ ơn người đã tri ân, đem đến cho mình cơ hội năm qua. Con cái tạ ơn cha mẹ, cha mẹ tạ ơn ông bà, tổ tiên, nhân viên tạ ơn cấp chỉ huy. Ngược lại, người đứng đầu cơ quan cũng cám ơn cấp dưới qua những buổi tiệc đãi hoặc quà thưởng để ăn Tết.

Thế nhưng, với những người con xa xứ, Tết đâu có thể được ân hưởng như ở Việt Nam. Với họ, Tết luôn là khoảng thời gian đặc biệt với những người xa quê, Tết trở thành nỗi nhớ thường trực, khôn nguôi trong tâm khảm. Tết là sự nhớ nhung, chờ đợi, ngóng trông ngày trở lại để được đoàn tụ.

Ở Việt Nam, Tết với nhiều chị em nội trợ là kèm theo nhiều lo lắng. Nhiều người, có khi quá giao thừa cũng chưa hết việc. Rồi công tác dọn dẹp chăm chút nhà cửa, là “tân trang” làm đẹp bản thân. Các ông chồng ngày Tết là những đám nhậu, tụ tập hội đám và đôi khi mệt mỏi bởi phải tìm ra những lý do để khước từ bạn rượu. Thanh niên thì xúng xính quần áo, check in bồng tang bên những cánh đồng lan, quất, đào, lay on… Tất cả những điều này với người xa xứ lại là điều hết sức xa xỉ.

Anh Nguyễn Việt Dũng, mặc dầu đã sống tại thành phố Tver, Nga 20 năm nhưng mỗi khi Xuân về thì nỗi nhớ quê hương không thể nguôi ngoai. Vào dịp này, anh thường tụ tập một số người bạn cùng nhau chúc tụng, ăn uống và ca hát những bài hát mùa Xuân quê hương. Anh cho biết, ở đây rất lạnh, vào thời điểm Tết ở Việt Nam thì nơi đây băng giá, xung quanh một màu trắng xóa nên nỗi nhớ người thân là không tránh khỏi. “Nhớ những ngày cận kề Tết, phố phường tấp nập ngược xuôi. Đào, quất, mai, sắc Xuân vô cùng vui mắt. Chỉ cần ngắm người qua lại thôi cũng thấy cả một mùa Xuân rồi. Ở đây thì lấy đâu ra khí tiết ấy” – anh tâm sự.

tet nguoi viet bon phuong
Gia đình anh Nguyễn Việt Dũng hiện đang sống tại thành phố Tver, Nga.

Năm nay do dịch Covid-19 nên ai cũng ngần ngại việc tụ tập. Vì vậy, gia đình anh chỉ quây quần bên nhau mà thôi chứ hạn chế tụ tập như mọi năm. Gia đình nhỏ quây quần bên nhau và mở những bản nhạc mùa Xuân của Việt Nam để phần nào có không khí Tết. Mọi giao tiếp chủ yếu dựa vào mạng xã hội. Anh tâm sự “với tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, rất khó có thể về Việt Nam trong thời gian tới nên cũng lo lắng cho bố mẹ và người thân khi mình không ở nhà. Ở đây chỉ biết cầu mong mọi việc sớm qua nhanh để còn về thăm Việt Nam. Và mọi người nơi đây hầu như đã xác định nên vẫn bảo nhau phải tự giữ gìn cho bản thân và gia đình của mình”.

Còn anh Lê Văn Phúc, 30 tuổi, hiện đang là học viên tại Công ty xây dựng Japan Pile Corporation có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản. Do sự lan rộng của Covid-19 đã hạn chế việc đi lại quốc tế, các học viên không thể về nước theo lịch trình do đại dịch, Công ty vẫn tiếp tục đào tạo kỹ thuật và hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của họ. Các học viên cũng tiếp tục làm việc chăm chỉ hàng ngày để nâng cao kỹ năng của họ với thái độ cầu tiến.

tet nguoi viet bon phuong
Các thực tập sinh kỹ năng Việt Nam tiếp tục được đào tạo tại Nhật.

Anh cho biết “Tôi muốn học các kỹ năng trước khi về Việt Nam và tôi muốn chế tạo máy móc xây dựng sẽ giúp việc xây dựng hiệu quả hơn”. Anh xa vợ và con gái 4 tuổi ở Việt Nam và đến Nhật một mình. Một Giám đốc điều hành của Công ty cho biết, "Một số người đã rất buồn khi họ không thể về nhà. Chúng tôi muốn hỗ trợ họ hết sức có thể để họ có thể có tâm trạng tốt hơn và hoàn thành khóa đào tạo."

Chị Diệu Hường (Tên Thụy Điển là Mimmi Bergstrom) đã sống tại Thụy Điển 31 năm. Chị cho biết chị cùng cộng đồng người Việt ở Stockhom thường xuyên tổ chức đón chào năm mới ở một địa điểm. Trong dịp đón Xuân này, mọi người đều mặc áo dài truyền thống, tổ chức ca hát, trình diễn thời trang, giao lưu như một sự kiện hướng tới cội nguồn.

Ở đây, mọi người cùng nhau hướng tới quê hương, trao đổi, cập nhật tình hình Việt Nam và cũng không quên tổ chức cả buổi quyên góp giúp đồng bào kém may mắn ở quê nhà. Dẫu xa quê hương về mặt địa lý nhưng trái tim thì luôn rất gần. Ở Thụy Điển những dịp này thường lạnh tái tê nhưng mỗi dịp Tết Nguyên đán, cộng đồng người Việt ở đây lại phấn khởi hẹn hò gặp nhau ngày nay. Năm nay vì dịch Covid-19 nên mọi người buồn lắm bởi không tổ chức được như mọi năm.

tet nguoi viet bon phuong
Mỗi độ Xuân về, cộng đồng người Việt ở Stockhom lại được dịp hàn huyên và mặc áo dài truyền thống để nguôi ngoai nỗi nhớ nhà.

Đối với chị Nguyễn Kim Liên (tên Việt Nam), tên ở Nhật là Mikiko Motohashi là một trường hợp đặc biệt. Chị lấy chồng người Nhật và chị đã ở Nhật 26 năm rồi. Chị tâm sự “Dẫu xa Việt Nam nhiều năm nhưng cứ mỗi độ Xuân về là vẫn bồi hồi nhớ nhà. Nhớ hồi còn bé mỗi dịp Tết đến thì giúp bố rửa lá gói bánh, nấu mứt, làm nhiều món để chuẩn bị đón Xuân. Ngày đó ai cũng nghèo nhưng vui lắm”. Chị kể “Ở Nhật thì cộng đồng người Việt chỗ mình mọi năm cũng rủ nhau gói bánh chưng, nấu cỗ cúng giao thừa như bên Việt Nam. Nhà chị thì vì chồng người Nhật nên đơn giản hơn. Chị cũng mua bánh chưng, nấu xôi, mua hoa về trưng bày. Để nguôi ngoai nỗi nhớ nhà cũng đi chùa”.

tet nguoi viet bon phuong
Hình ảnh áo dài luôn theo chị bên Nhật.

Hình ảnh cô gái người Việt mặc áo dài trên nền trời xanh lơ của Nhật Bản làm cho tâm hồn chị được ấm áp, bình an và tự tin hơn bao giờ hết. Có lẽ đó cũng là một trong những lý do mà anh chồng người Nhật bao năm qua vẫn yêu vợ như ngày nào mới cưới. Anh luôn yêu chiều, tôn trọng và rất mực yêu văn hóa Việt Nam cũng có lẽ bởi ảnh hưởng lớn thì người vợ Việt yêu tha thiết quê hương mình. Chị cũng được gia đình nhà chồng rất mực thương cảm và trân quý. Mỗi độ xuân về, thường rủ con dâu đi chơi, ăn uống, chúc mừng và cũng không quên lì xì cho chị.

tet nguoi viet bon phuong
Chị Mikiko Motohashi luôn được mẹ chồng Nhật lì xì đầu năm.

Ngô Đức Anh là công nhân Công ty Toshiba vừa sang Nhật hồi tháng 12 vừa rồi, có suy nghĩ rất tích cực “Đây là lần đầu tiên em đón Tết không ở Việt Nam. Nhưng em xác định rồi, mình phải chăm chỉ làm việc và học tập, sau này sẽ được đón Tết trọn vẹn ở quê nhà”. Em lạc quan nói “Ra đi là để trở về, có gì mà phải buồn, tuổi trẻ thì phải xông pha chứ. Được cái người Nhật cũng thông cảm nên họ quan tâm cho công nhân lắm. Nghe nói Tết năm nào họ cũng tổ chức cho anh em Việt Nam nhưng năm nay vì dịch Covid-19 nên không tổ chức thôi. Còn mọi năm, họ tổ chức rất vui”.

tet nguoi viet bon phuong
Mới 18 tuổi mà Ngô Đức Anh đã suy nghĩ rất chín chắn.

Mới 18 tuổi mà Ngô Đức Anh đã suy nghĩ rất chín chắn. Tuy nhiên, khi được hỏi về ngày Tết, em tâm sự “Em luôn biết mình phải nỗ lực ra sao để sau này báo hiếu bố mẹ. Thế nhưng, điều làm em chạnh lòng là nghĩ đến lúc mẹ đón giao thừa khi xa con trai. Mẹ luôn xem em là bé bỏng nhưng vẫn tỏ ra cứng rắn để con an lòng. Tết này em thực sự thấm đẫm tình mẫu tử…”.

Anh Dương Việt Cường, một tiến sỹ tại Pháp thổ lộ trong buổi chiều tuyết rơi “Cuộc sống mưu sinh ở đâu cũng vất vả, phàm là con người thì đời là bể khổ. Dù đã nghe nhiều lần, nhưng bất chợt nghe bài: “Đường xa tuyết trắng” trong chương trình “Chào 2021” lại vẫn thấy bùi ngùi. Chỉ có những ai đang xa quê, ở xứ người, thì dù thành đạt hay còn đang vất vả mới thấm, nỗi nhớ xa quê hương thật “ngọt”… Anh bùi ngùi “Tết đến là nhớ nao lòng quê hương. Có năm về Việt Nam ăn Tết, thời gian đó thật tuyệt. Định năm nay về mà tình hình Pháp phong tỏa thế này thì ôi thôi, lỡ hết kế hoạch tưởng chừng như “đinh đóng cột rồi. Đã hẹn hò người thân, bạn bè đi ăn gì, chơi gì rồi mà bây giờ thế này đây…”

tet nguoi viet bon phuong
Con đường đến chỗ làm của anh Dương Việt Cường trong một chiều tuyết rơi với nỗi nhớ quê nhà.

Như thế đó, dẫu người Việt ở bất cứ đâu thì hầu hết mỗi độ Xuân về, họ cũng luôn có những phút giây nghẹn ngào bởi nỗi nhớ về một miền quê thân thương. Chúng ta cùng cầu chúc cho họ một năm mới tràn ngập niềm tin vui và hy vọng!

Khánh Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load