Thứ sáu 11/10/2024 00:10 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Thời sự /

Tập trung thực hiện việc truyền thông dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật

22:02 | 10/10/2024

(Xây dựng) - Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 7233/VPCP-PL gửi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tập trung thực hiện việc truyền thông dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được tổ chức tại Bộ Xây dựng. (Ảnh minh họa)

Theo đó, xét đề nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 383/BC-BTP ngày 19/9/2024 về sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 - 2027", Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long có một số ý kiến chỉ đạo.

Phó Thủ tướng cơ bản nhất trí nội dung đề xuất, kiến nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 383/BC-BTP ngày 19/9/2024.

Các Bộ, cơ quang ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có liên quan thực hiện nghiêm túc việc truyền thông dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định số 59/2024/NĐ-CP ngày 25/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ và các nhiệm vụ được giao trong Đề án 407 (Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Các bên nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 383/BC-BTP để xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; trong đó lưu ý một số nội dung.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hằng năm tổ chức tập huấn chuyên đề về kỹ năng khai thác, tiếp nhận thông tin dự thảo chính sách và truyền thông báo chí cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ quản lý thông tin báo chí ở Trung ương; hướng dẫn quy trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách trên mạng xã hội.

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương hằng năm chỉ đạo công tác tuyên truyền, định hướng cơ quan thông tin, báo chí trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện truyền thông dự thảo chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Tham mưu, xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí trong năm 2025, trong đó có quy định về tăng cường điều kiện hoạt động cho các cơ quan báo chí trong truyền thông chính sách, pháp luật.

Đồng thời, rà soát, nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động báo in, báo điện tử để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, khả thi cho việc thực hiện Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Bộ Tài chính nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm kinh phí riêng cho công tác truyền thông dự thảo chính sách; hướng dẫn tăng cường cơ chế đặt hàng các cơ quan thông tin, báo chí trong truyền thông dự thảo chính sách theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về vị trí việc làm, định mức biên chế của công chức, viên chức làm công tác truyền thông thực hiện theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương trong công tác truyền thông chính sách; xây dựng chuyên mục riêng về truyền thông dự thảo chính sách; phối hợp với chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận trong hoạt động góp ý, phản biện xã hội, góp phần truyền thông dự thảo chính sách từ sớm, từ xa.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục hướng dẫn, phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các cá nhân, tổ chức hành nghề về pháp luật, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, chuyên gia tham gia góp ý, truyền thông và phản biện xã hội về dự thảo chính sách…

Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã có Báo cáo số 191/BC-BXD ngày 12/7/2024 về sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 498/QĐ-BXD ngày 17/5/2023 và Quyết định số 108/QĐ-BXD ngày 06/02/2024 Kế hoạch truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 và năm 2024.

Số lượng tin bài truyền thông về các dự thảo Luật từ tháng 4/2022 đến ngày 31/7/2024 ghi nhận dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023 là 4.074 tin bài, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) là 5.574 tin bài, dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) là 2.829 tin bài, dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là 370 tin bài…

Yến Mai

Theo

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load