Thứ tư 05/02/2025 11:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Vật liệu /

Tăng giá điện: Doanh nghiệp thép, xi măng bị dồn đến chân tường

13:54 | 15/07/2013

Việc Bộ Công Thương ban hành dự thảo cơ cấu giá điện bán lẻ, trong đó dự kiến tăng giá cho 2 ngành thép và xi măng thêm khoảng 2 - 16% so với các ngành khác nhiều khả năng sẽ dồn 2 ngành này đến chân tường bởi 2 ngành vẫn đang “kinh doanh trong gian khó”. Tiêu thụ xi măng đã nhích lên một chút so với cùng kỳ nhưng chưa thể nói đến chuyện lãi nhiều hơn, trong khi thép vẫn tiêu thụ chậm và đối mặt nhiều hơn với khó khăn.

Từ đầu năm đến nay ngành Xi măng vẫn rất khó khăn bởi đến hiện tại giá đầu vào như: Điện, xăng dầu, phí đường bộ đã tăng nhưng xi măng vẫn giữ giá cũ và tiêu thụ lại rất chậm. Thêm vào đó thị trường chưa chuyển biến nhiều nên áp lực đối với ngành xi măng là quá lớn. Hiện giá điện chiếm trung bình khoảng 15% giá bán, nếu tính giá thành là 20%, than chiếm khoảng 40%. Giá than trong nước đã đắt hơn giá than xuất khẩu nếu tiếp tục dồn khó vào giá điện thì nhiều doanh nghiệp ngành xi măng sẽ khó sống.


Điện, xăng dầu, phí bộ đường đã tăng nhưng xi măng vẫn giữ giá cũ và tiêu thụ lại rất chậm.

Trước quan điểm cho rằng vì công nghệ của ngành thép và xi măng lạc hậu nên tiêu tốn nhiều điện năng, Ông Lương Quang Khải - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) khẳng định: “Nếu nói việc tăng giá điện vì xi măng tiêu tốn điện năng với VICEM là không chính xác. Tất cả các dây chuyền của VICEM đều thuộc loại tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Các đơn vị thành viên đều áp dụng tiết kiệm điện hiệu quả. Theo tính toán thì mỗi tấn sản phẩm xi măng tiêu tốn trung bình khoảng 100 KWh nhưng tại VICEM nhiều dây chuyền chỉ tốn từ 65 - 72 KWh mà chưa có dây chuyền nào đến mốc tiêu thụ bình quân. Không riêng gì VICEM mà cả ngành xi măng đều tập trung sản xuất vào ban đêm tức là vào giờ thấp điểm. Điều này có thể nhìn thấy ở biểu đồ phụ tải của bất kể nhà sản xuất nào”.

Như vậy, ngành xi măng đã tham gia giải quyết khó khăn cho ngành điện khi đại đa số các doanh nghiệp đều tập trung sản xuất vào ban đêm (từ 22 giờ đến 4 giờ sáng). Trong lúc khó khăn này ngành điện còn tăng giá mà không dựa trên những tính toán cụ thể là đánh vào nỗ lực tiết kiệm điện năng của toàn ngành xi măng. Hơn nữa, Chính phủ tập trung sản xuất phải tăng được giá trị gia tăng, ví dụ như thép và xi măng phải bán được hàng chứ tăng giá sản phẩm trung gian như điện sẽ không giải quyết được vấn đề.

Về việc tăng giá điện, ông Lương Quang Khải nêu rõ quan điểm của VICEM: “Đối với VICEM, chúng tôi đồng ý với lộ trình tăng giá điện để đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm điện của các nhà sản xuất bằng việc cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, việc tăng giá điện phải tiến hành từng bước và vào thời điểm thích hợp.” Đây cũng là quan điểm của ông Nguyễn Văn Thiện - chủ tịch Hiệp hội xi măng Việt Nam về vấn đề tăng giá điện khi ông Thiện cho rằng việc tách riêng giá điện sản xuất sẽ tạo cuộc cạnh tranh công nghệ, bởi nhà máy nào sử dụng công nghệ cao, tiêu tốn ít điện năng, nhiên liệu sẽ tồn tại, còn những nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên, nguyên liệu sẽ gặp khó khăn. Nhưng thời điểm tăng giá điện cần được cân nhắc cẩn trọng hơn, bởi giá điện tăng sẽ tạo sức ép đối với các mặt hàng, ảnh hưởng lớn tới mục tiêu kiềm chế lạm phát. Đồng thời, nếu giá điện cho sản xuất thép, xi măng tăng trong giờ cao điểm thì các doanh nghiệp xi măng có 2 giải pháp: Một là nhà máy xi măng chạy vào giờ thấp điểm, hai là tăng giá bán xi măng. Trên thực tế, tất cả các nhà máy đã dồn sản xuất vào giờ thấp điểm nên chỉ còn biện pháp tăng giá. Thế nhưng sản phẩm đang tiêu thụ khó khăn nên việc tăng giá bán là không thể.

Với ngành thép, ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch Công ty Thép Việt cho rằng :“Ngành điện phải minh bạch thông tin giá điện để tính toán đưa ra mức giá phù hợp chứ không thể tự “phán” tăng giá”. Ông Thái khẳng định: “Quan điểm của tôi là không ngành nào phải bao cấp cho ngành nào. Đảm bảo về giá để phát triển ngành điện là chuyện bình thường. Việc tăng giá điện hay không, tăng như thế nào phải có cơ sở và tính toán cụ thể chứ không phải muốn tăng là tăng. Điều mà ngành điện cần làm là công khai giá điện của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Asean để từ đó tính toán giá điện của nước mình bởi các nước này là thị trường cạnh tranh chính của ngành thép. Ngành điện phải lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động. Bộ Công thương cũng nên trình bày là tại sao phải tăng giá để cho những người có liên quan đóng góp, như vậy mới tạo được sự đồng thuận. Hiện Trung Quốc là đối thủ chính của Việt Nam trong mọi ngành công nghiệp nên có thể lấy giá điện tại Trung Quốc để tính toán giá điện.”

Quan điểm cho rằng vì dây chuyền của ngành thép hay xi măng lạc hậu nên phải tăng giá điện là lý luận chưa đầy đủ. Chẳng hạn như dây chuyền của Pomina tiêu hao 365 KW/tấn trong khi các dây chuyền khác vào khoảng 600 KW/tấn, nếu giá điện tăng không hợp lý thì Pomina giảm ngay khả năng cạnh tranh, đặc biệt là đối với thị trường xuất khẩu. Hơn nữa, trước khi phê duyệt các dự án cho ngành xi măng hay ngành thép, trong các dự án đã nêu rất rõ dây chuyền, công nghệ, điện năng tiêu hao… Vì thế, ngành điện không phải vì thiếu điện lại “đổ” lêm đầu ngành khác.

Trung Kiên

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
  • Viện vật liệu xây dựng: Nghiên cứu đầu ngành về vật liệu

    (Xây dựng) - Với kết quả đạt được trong năm 2024, Viện Vật liệu xây dựng khẳng định vai trò là một trong những đơn vị khoa học đầu ngành về nghiên cứu vật liệu xây dựng, là đơn vị uy tín được các doanh nghiệp đặt niềm tin vào kết quả nghiên cứu.

  • Lối nào cho thị trường xi măng?

    (Xây dựng) – Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn với ngành Xi măng, các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ chật vật, thị trường xi măng cung vượt cầu và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng phải ghi nhận nỗ lực toàn ngành, trong khó khăn, các doanh nghiệp không lùi bước, càng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tiết giảm chi phí. “Ánh sáng cuối con đường” của năm 2024 đã gieo niềm tin, hy vọng năm 2025 tươi sáng hơn.

  • Phát triển bền vững ngành Vật liệu xây dựng

    (Xây dựng) - Để đảm bảo phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của ngành Vật liệu xây dựng (VLXD), trong năm 2024, Vụ Vật liệu xây dựng đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ xi măng, sắt thép và VLXD.

  • VINCEM: Nỗ lực vượt khó đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - “Trong bối cảnh cả nước đang bứt phá, phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; Với truyền thống 125 năm Ngày ra đời ngành Xi măng Việt Nam, 95 năm Ngày truyền thống và 45 năm thành lập VICEM, Tổng công ty kêu gọi toàn thể cán bộ, công nhân viên, người lao động tại công ty mẹ - VICEM và các đơn vị thành viên tiếp tục nỗ lực, cố gắng, năng động sáng tạo, nêu cao tinh thần đoàn kết, kỷ cương, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ trong năm 2025”, Tổng Giám đốc Lê Nam Khánh nhấn mạnh.

  • Sông Đà Cao Cường - Tiên phong sản xuất vật liệu xanh

    (Xây dựng) - Gần 18 năm xây dựng và phát triển, Sông Đà Cao Cường (SCL) trở thành thương hiệu uy tín trong nhiều lĩnh vực... góp phần quan trọng vào giải quyết bài toán môi trường cho các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, đồng thời tạo ra nguồn nguyên liệu chất lượng cao phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Kịp thời xử lý hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

    (Xây dựng) - Năm 2024, UBND huyện Kỳ Anh chỉ đạo các phòng, ban và UBND các xã xử lý kịp thời các kiến nghị trong công tác khai khoáng sản trên địa bàn, nhằm đảm bảo an ninh trật tư an toàn xã hội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load